1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chống đau tốt, giảm biến chứng pot

6 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 152,3 KB

Nội dung

Chống đau tốt, giảm biến chứng Đến nay, chống đau cho bệnh nhân vẫn là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong khi hậu quả của nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Các chuyên gia gây mê hồi sức và chống đau khẳng định khi vấn đề chống đau được thực hiện tốt, chất lượng điều trị sẽ thay đổi rõ rệt. Nhiều biến chứng trầm trọng do đau đớn gây ra PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Trưởng khoa Gây mê hồi sức và chống đau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đau đớn nói chung và đau sau mổ nói riêng gây cảm giác rất khó chịu, thậm chí khiến người bệnh sợ hãi đối với các can thiệp trong y tế, làm ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý và sự phục hồi của người bệnh. Đau gây ra hàng loạt các rối loạn tại chỗ và toàn thân như làm gia tăng mức độ stress của cơ thể đối với tổn thương, gây rối loạn về nội tiết, chuyển hóa, hô hấp và tuần hoàn, làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật, đặc biệt làm tăng nguy cơ trở thành đau mạn tính mà bệnh nhân sẽ phải chịu suốt đời dù vết mổ đã lành hoàn toàn. Đau sau mổ còn có thể gây ra các biến chứng sớm và nguy hiểm như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. Cảm giác đau có được từ những trải nghiệm của chính bản thân hay chứng kiến đau đớn của người khác có thể khiến nhiều người bệnh từ chối các biện pháp điều trị gây đau như phẫu thuật. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân có bệnh lý phải chỉ định phẫu thuật nhưng đã cố tình trì hoãn, hậu quả là bệnh ngày một nặng hơn, khi bắt buộc phải phẫu thuật đã có những biến chứng đáng tiếc, gây khó khăn hơn cho điều trị và kéo dài thời gian hồi phục. Đau đớn do phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có nhiều thách thức khi thực hiện chống đau GS. Nguyễn Thụ - Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cho biết, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chống đau là một phần công việc hằng ngày, tiếp theo nhiệm vụ trong cuộc mổ của người gây mê hồi sức. Ngoài việc bám sát diễn biến trong phẫu thuật, sự hiểu biết về thuốc và các phương pháp chống đau, người gây mê hồi sức còn có khả năng thực hiện thành thạo các thủ thuật đặt dụng cụ để chống đau. Đây là phần quan trọng của các phương pháp chống đau hiện đại. Đau sau mổ là điều ai cũng biết nhưng đến nay điều đó vẫn chưa được quan tâm đúng mức khiến nhiều người bệnh có thể tử vong sau mổ vì quá đau đớn. Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến thực trạng trên như thiếu hiểu biết về những ảnh hưởng có hại của đau, thiếu nguồn nhân lực được đào tạo, thiếu phương tiện, khó khăn trong tổ chức thực hiện chống đau, thiếu sự phối hợp của các thầy thuốc liên quan đến quá trình điều trị người bệnh hoặc sự hợp tác từ phía người bệnh. Trong điều trị chống đau, người bác sĩ phải chịu nhiều áp lực do những biến chứng của các thuốc chống đau rất dễ xảy ra, thực hiện các kỹ thuật chống đau cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm lâm sàng. Chất lượng điều trị cao hơn nếu chống đau tốt Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú, vượt ra ngoài ý nghĩa của một can thiệp y tế chống đau cho người bệnh ngày nay còn được coi là một việc làm nhân đạo. Chống đau nói chung cho bệnh nhân, đặc biệt là chống đau sau mổ giúp người bệnh phục hồi sớm chức năng của các cơ quan, cho phép vận động sớm, tránh các biến chứng, tạo cảm giác thoải mái và yên tâm nơi người bệnh mỗi khi đến bệnh viện. Đối với những bệnh nhân ung thư, chống đau tốt là một điều kiện quan trọng nhất của chăm sóc giảm nhẹ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các chuyên gia gây mê hồi sức và chống đau cho rằng, để đạt được hiệu quả và hạn chế tai biến trong chống đau, ngoài yếu tố nhân lực và cách tổ chức, chống đau cần dựa trên nguyên tắc phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp. Người bệnh cần được bác sĩ gây mê hồi sức khám trước phẫu thuật, đánh giá các thông tin từ phía người bệnh như tâm lý, tình trạng đau trước đó, các bệnh đau mạn tính, các thuốc đã sử dụng, dự kiến phương pháp phẫu thuật, các rối loạn ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật chống đau như rối loạn đông máu, chức năng gan, thận Bản thân việc gặp bệnh nhân trước phẫu thuật, giải thích, động viên về các vấn đề liên quan đã giảm được đáng kể nguy cơ đau sau phẫu thuật. Các bi ện pháp ngoại khoa tiên tiến cần có gây mê hồi sức và chống đau tốt. Tại hội nghị khoa h ọc về gây mê hồi sức và chống đau vừa diễn ra tại Ðại học Y Hà Nội, các báo cáo đều khẳng đ ịnh các kỹ thuật ngoại khoa tiên tiến như phẫu thuật tim hở, phẫu thuật sọ não, ghép t ạng… sẽ khó thành công n ếu không có được gây mê hồi sức và chống đau tốt. Cá c phương pháp chống đau chính đang được áp dụng trên lâm sàng bao gồm: dự phòng đau tr ước mổ bằng một số thuốc như Ketamin, Paracetamol, Gabapentin, Lidocain; sử dụng thuốc thu ộc dòng họ Morphin; sử dụng thuốc chống viêm non-steroid và các thuốc khác; sử dụng các kỹ thuật phong bế thần kinh theo vùng như tiêm thấm lớp, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây tê ngoài màng cứng. Hi ện nay, kỹ thuật đặt catheter và truyền liên tục thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng, vào vù ng mổ, vào các đám rối thần kinh hoặc kỹ thuật chống đau do bệnh nhân tự điều khiển (PCA- Patient Control Analgesia ) được coi là các phương pháp chống đau tiên tiến nhất. Lê Hảo . Chống đau tốt, giảm biến chứng Đến nay, chống đau cho bệnh nhân vẫn là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong khi. chuyên gia gây mê hồi sức và chống đau khẳng định khi vấn đề chống đau được thực hiện tốt, chất lượng điều trị sẽ thay đổi rõ rệt. Nhiều biến chứng trầm trọng do đau đớn gây ra PGS.TS. Nguyễn. người bệnh. Trong điều trị chống đau, người bác sĩ phải chịu nhiều áp lực do những biến chứng của các thuốc chống đau rất dễ xảy ra, thực hiện các kỹ thuật chống đau cũng đòi hỏi người có kinh

Ngày đăng: 31/07/2014, 06:21