Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1 pps

19 304 0
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời giới thiệu Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước. Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản phẩm quốc nộ i (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm 2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005. Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng miền núi và nông thôn. Rừng Vi ệt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhấ t của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra. Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việ t Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào những năm 90, Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng, tăng độ che phủ rừng thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng, như: Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn 1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006-2020. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là cải thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác cao. Qua đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập qui hoạch, kế hoạch khả thi hơn và xây dựng chính sách tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh sáng kiến của Đối tác 1 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Lời giới thiệu 2 Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) về xây dựng bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ số và các cơ sở dữ liệu này là các modun quan trọng cho một Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp tổng thể (FOMIS) hiện đang được xây dựng. Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam được phản ảnh thông qua những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, những thành tựu đạt được và tác động của chiến lược, các chương trình, đề án, dự án quan trọng của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh các số liệu của ngành trong tương lai. Những chỉ số này còn phản ảnh một cách tiếp cận mới về đánh giá hiệu quả của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá khứ báo cáo thường chỉ dựa vào đầu vào và ch ỉ tiêu đạt được, nay chúng ta sẽ chuyển hướng tập trung vào một hệ thống quản lý dựa vào kết quả, xem xét các tác động, đầu ra và hiệu quả đạt được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ‘Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Tổ công tác Giám sát bao gồm các cán bộ của các Cục, các Vụ trong Bộ và các Bộ ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt quá trình thu thập, phân tích, xây dựng và xuất bản báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) đặc biệt là Tiến sỹ Paula Williams đã giúp chúng tôi hiệu đính bản tiếng Anh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) do Chính phủ các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy Đi ển (Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida) và Thụy Sỹ (Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ - SDC) tài trợ. Đây là lần đầu tiên Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp được xây dựng nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng bạn đọc để có thể hoàn thiện trong những lần báo cáo sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hứa Đức Nhị Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt Mục đích của báo cáo • Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp. • Sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành như Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, Kế hoạch 5 năm của ngành và Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng. • Giám sát và đánh giá các kết quả, các tác động chính của các hoạt động lâm nghiệp nhằm k ịp thời phát hiện, sửa chữa và cải tiến công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách của ngành, góp phần giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. • Cung cấp các số liệu cần thiết cho các báo cáo của Bộ và ngành lâm nghiệp cho các cơ quan của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Thoả thuận quốc tế mà Việt nam đ ã tham gia. Bộ chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở cách lập kế hoạch được định hướng theo mục tiêu và kết quả của Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020, sử dụng Khung lô gíc được đơn giản hoá để phục vụ cho xây dựng, thực thi, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược PTLNQG cũng như các chương trình, dự án lâm nghiệp trọng điểm và t ừ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần thiết cho hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp. Nội dung của mỗi chỉ tiêu bao gồm định nghĩa, số liệu cơ bản năm 2005 dưới dạng biểu, biểu đồ, bản đồ, một vài bình luận về số liệu (có sử dụng số liệu của các năm trước để thuyết minh) và kiến nghị về việ c thu thập và nâng cao chất lượng của các số liệu. Các số liệu chi tiết liên quan đến mỗi chỉ tiêu sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa CD đính kèm báo cáo này. Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát chính của ngành lâm nghiệp và hiện trạng năm 2005 (là năm cơ sở) cũng được cung cấp cho người đọc dưới dạng bản in trên giấy và trên trang web của Chương trình hỗ trợ đối tác ngành lâm nghiệp (FSSP). Báo cáo này sẽ được xuất bản 5 năm một lần, trong khi các chỉ tiêu giám sát ngành sẽ được cập nhật và công bố hàng năm. Báo cáo này cũng góp phần xây dựng hệ thống chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT và các chỉ tiêu chuyên ngành tại Quyết định số 71/2006/QĐ-BNN về ban hành bộ chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và xây dựng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia bao gồm 24 nhóm chỉ tiêu tại Quyết định số 305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 10 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 11 Tuy nhiên, do số liệu tản mát ở nhiều cơ quan khác nhau, nên nhiều số liệu cần thiết vẫn chưa thu thập được, chất lượng của số liệu còn hạn chế và vì vậy còn nhiều việc phải làm để cải thiện việc thu thập và sử lý các số liệu này. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam Chương "Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam" được trình bày thành 5 phần bắt đầu với mục "Khái quát về đất nước, con người và rừng của Việt nam". Mục thứ hai trình bày "Vai trò của rừng và ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân", trong đó nêu rõ các đóng góp của ngành và tình hình quản lý sử dụng rừng. Mục 3 là " Rừng và lâm nghiệp đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn miền núi" và mục 4 về " Rừng và Lâm nghiệp đối với sự bền vững của môi trường". Mục cuối cùng nêu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp đã được xác định tại Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Các chỉ tiêu thuộc chương này cho thấy Việt nam có 12,6 triệu ha đất có rừng (độ che phủ rừng là 37%) bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,3 triệu ha rừng trồng vào năm 2005. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong khi rừng trồng tập trung ở các vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 49,8% diện tích rừng tự nhiên do các tổ chức và doanh nghiệp nhà nướ c quản lý, trong khi các hộ gia đình và tập thể chỉ quản lý 23,5% và còn tới 24,6% diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý, mà thực chất là chưa có chủ quản lý. Xu thế này khác hẳn đối với rừng trồng với 40,2% diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý, trong khi trong khi diện tích do doanh nghiệp nhà nước trồng chiếm 26% và do các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng trồng chiếm 14,5%. Nhìn chung, độ che phủ rừng tăng đều đặn từ năm 2000 đến năm 2006 từ 33,2% năm 2000 lên 38% năm 2006, trong các vùng có độ che phủ rừng chung cao nhất là Tây Nguyên (54%), Bắc Trung Bộ (47,1%) và Đông Bắc Bộ(44,2%). Diện tích đất trống đồi trọc "chưa sử dụng" còn khoảng 6,36 triệu ha tập trung ở vùng Đông Bắc(1,7 triệu ha) và Tây Bắc Bộ (1,3 triệu ha). Tổng sản phẩm trong nước của ngành lâm nghiệp theo cách tính hiện hành chỉ chiếm 1,2 % GDP quốc gia và 5,7% GDP của khối nông, lâm, thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của lâm nghiệp trong 2000-2006 là 0,8% / năm là thấp do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, do không khai thác rừng tự nhiên và do cách tính GDP chưa đầy đủ cho ngành lâm nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 ở Việt nam là 6,84% (theo tiêu chí cũ) Các chỉ tiêu về kinh tế Theo cách tính của Tổng Cục Thống Kê, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chỉ bao gồm giá trị sản xuất của các hoạt động trồng rừng, khai thác và một số dịch vụ lâm nghiệp với giá trị sản xuất toàn ngành là 9.496 tỷ đồng (giá thực tế) và 6.316 tỷ đồng (giá so sánh), trong đó khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,5%), trồng rừng (14,8%). Tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa ph ản ánh đầy đủ các đóng góp của ngành và cần được Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 12 tính toán lại theo quan niệm trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG ngày 5/2/2007. Tổng trữ lượng gỗ toàn quốc là 811.678.000 m3 trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 93,4% và gỗ từ rừng trồng chiếm 6,6%. Ba vùng có trữ lượng gỗ rừng tự nhiên lớn nhất là Tây Nguyên (35,2%), Bắc Trung Bộ (22,6%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (16,1%), trong khi trữ lượng gỗ từ rừng trồng lớn nhất ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Các chỉ tiêu về xã hội Chỉ tiêu số xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 phản ánh gián tiếp tình hình kinh tế xã hội tại các vùng lâm nghiệp trọng điểm và cũng là các xã cần quan tâm đối với các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển lâm nghiệp và nông thôn. Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 1644 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc 287 huyện, 45 tỉnh trong cả nước, trong đó các xã đặc biệt khó khăn tập trung hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Số liệu giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cuối năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng trên 65% diện tích đất lâm nghiệp, trong khi các hộ gia đình chỉ quản lý và sử dụng khoảng 31%. Cộng đồng dân cư thôn chỉ quản lý bảo vệ 581.000 ha rừng và đất lâm nghiệp là quá ít so với tổng số trên 10 triệu ha rừng tự nhiên hiệ n có, trong khi diện tích giao cho UBND xã quản lý chiếm trên 2,8 triệu ha, mà thực chất là chưa có chủ. Số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cuối năm 2004 cho thấy cả nước mới cấp gần 1 triệu giấy CNQSDĐ cho các hộ gia đình và tổ chức với 43,6% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó cho các hộ gia đình là 2 triệu ha và tổ chức là 3 triệu ha (đến 30/9/2007 được 62%). Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung, cho khu vực thành thị / nông thôn và cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ năm 1996 đến nay. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.000 đồng và thu nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất. Thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,27% (2002) và gần 1% (2004) của tổng thu nh ập bình quân. Việc thống kê số việc làm được tạo ra trong ngành lâm nghiệp là tương đối khó và hiện chỉ có thể thực hiện gián tiếp hoặc thông qua các chương trình, dự án. Số liệu thống kê của dự án 661 cho biết cả nước có 389.500 hộ tham gia các hoạt động của dự án 661. Số liệu thống kê của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) cho thấy cả nước có trên 250.300 người tham gia các hoạ t động chế biến gỗ, trong đó số lao động ở các tỉnh, thành phố ở phía Nam chiếm 229.100 người (91,5%). Các chỉ tiêu về môi trường Các chỉ tiêu chủ yếu về đa dạng sinh học là số lượng các hệ sinh thái quan trọng, số lượng các loài động, thực vật quý hiếm và tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng (Protected Areas) so với diện tích tự nhiên cả nước. Hiện tại diện tích rừng đặc dụng ở Việt nam chỉ chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Danh mục các loài động v ật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 13 tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, hiệu quả và hiệu lực của quy định sẽ rất hạn chế, nếu quy định này không được cấp nhật hàng năm theo vùng hoặc theo tỉnh, thành phố. Việc xác định diện tích rừng theo đai cao và độ dốc giúp cho công tác phân cấp rừng phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và đánh giá gián tiếp khả năng phòng hộ của các khu rừng. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng cho thấy đất trống đồi núi trọc ở cấp độ dốc trên 25° chiếm 15% diện tích ĐTĐNT và tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến 2010 là một chỉ tiêu trung gian nhằm hướng đến xây dựng chỉ tiêu "Lâm phận quốc gia ổn định" (Permanent forest estate) để tạo hành lang pháp lý cho quản lý và phát triển rừng bền vững. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 và Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16,2 triệu ha bao gồm 5,6 triệu ha đất rừng phòng hộ, 2,2 triệu ha đất rừng đặc dụng và 8,4 triệu ha đất rừ ng sản xuất. Để tái tạo rừng tự nhiên từ rừng tự nhiên nghèo kiệt và trên đất trống có cây gỗ mọc rải rác, kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã được áp dụng. Tính đến hết 2006 cả nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sính tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.398 ha vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên diện tích khoanh nuôi tái sinh thành rừng thấp, trung bình chỉ ở mức 150.000 ha / năm (2001-2005). Diện tích đất trồng rừng m ới hiên nay là khoảng 1,37 triệu ha cho rừng sản xuất, 0,6 triệu ha cho rừng phòng hộ và 0,13 triệu ha cho rừng đặc dụng. Các vùng có nhiều diện tích đất trồng rừng mới là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Trồng cây phân tán đã trở thành một truyền thống tốt đẹp ở nhiều địa phương. Số lượng trồng cây phân tán hàng năm của cả nước là khoảng 200 triệu cây /năm trong suốt thời kỳ 2001-2005. Diện tích rừng sản xuất năm 2005 là quá nhỏ, mới đạt 4,5 triệu trên 8,5 triệu ha diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất đến năm 2010. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Diện tích rừng trồng sản xuất còn quá nhỏ bé với diện tích gần 1,4 triệu ha trong đó các vùng có diện tích rừng trồng sản xuất lớn nhất là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích trồng rừng mới hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là khoảng 170.000 ha đến 190.000 ha /năm, trong đó tỷ lệ rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ là tương đương. Tuy nhiên từ năm 2006 tỷ lệ này đã thay đổi nghiêng về trồng rừng sản xuất, do nhu cầu gỗ rừng trồng cho thị trường trong nước và quốc tế tăng mạnh. Diện tích trồng rừng lại hàng năm sau khai thác duy trì ở mức trên dưới 20.000 ha / năm tức là tương đương với diện tích khai thác hàng năm là 20.000 ha và lượng khai thác là 1 triệu m3 / năm từ rừng trồng (ước sản lượng gỗ là 50 m3 gỗ /ha). Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 14 Hiện chưa có số liệu chính xác về giá trị sản xuất của lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của Tổng Cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu LSNG năm 2004 đạt 200 triệu USD, trong đó hàng mây tre đan chiếm ưu thế với hơn 70% giá trị xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng LSNG năm 2004 đạt 300 triệu USD. Chứng chỉ rừng là đặc biệt quan trọng và cần thiết để sản phẩm gỗ và LSNG của Việt nam có thể thâm nhập vào thị trường lâm sản thế giới. Cho đến tháng 11/2005 chưa có khu rừng nào của Việt nam được cấp chứng chỉ của FSC và mới có 86 chứng chỉ CoC đã được cấp cho các doanh nghiệp chế biến của Việt nam. Năm 2006 mới có một đơn vị duy nhất ở Việt nam được cấp chứ ng chỉ rừng FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng là Công ty liên doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định). Các chỉ tiêu về Chương trình Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên có diện tích 5,3 triệu ha (chiếm 89,1% diện tích có rừng) cần tiếp tục nâng cao chất lượng để có được 5,68 triệu ha rừng phòng hộ đến 2010 và các năm sau, như nhiệm vụ đã xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam 2006-2020. Các vùng có diện tích có rừng phòng hộ chung và đồng thời có diện tích rừng tự nhiên phòng hộ lớn nhất là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung B ộ, và Tây Nguyên. Việt nam hiện có 128 khu bảo tồn thiên nhiên với 30 Vườn quốc gia, 47 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan và tổng diện tích trên 2,34 triệu ha, trong đó 1,93 triệu ha có rừng, khoảng 412.000 ha chưa có rừng. 95,7% diện tích có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên. Trong nhiều năm qua, dự án 661 và các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế khác đã hỗ trợ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và các tỉ nh tổ chức khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng, hộ gia đình nhằm tạo thu nhập cho các hộ nông dân sống phụ thuộc vào rừng. Diện tích khoán bảo vệ trong giai đoạn 2001-2006 trung bình là 2,7 triệu ha/năm. Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kiểm lâm theo quan điể m xã hội hóa nghề rừng và bảo vệ rừng. Hiện cả nước có 57/64 tỉnh, thành phố đã phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, với 4.477 kiểm lâm viên được phân công quản lý 5.310/5.985 xã có nhiều rừng. Trong giai đoạn 1999-2006 bình quân một năm diện tích bị cháy giảm còn 4.631 ha trong đó nguyên nhân chính là do người dân đốt nương làm rẫy. Hàng năm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy có giảm từ 59.379 vụ năm 2000 xuống còn 39.592 v ụ năm 2005 và 38.708 vụ năm 2006, tuy nhiên tình trạng phá rừng, khai thác trái phép lâm sản vẫn diễn biến rất phức tạp do một số địa phương buông lỏng việc quản lý rừng. Để thúc đẩy người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, UBTVQH, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp &PTNT đã ban hành một số pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ ở xã và xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 15 dân cư thôn, bản. Tính đến cuối năm 2006, 18.961 thôn bản trong cả nước đã xây dựng được Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía Bắc. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Trong các năm từ 1970-1980, lượng khai thác từ rừng tự nhiên là 2 triệu m3 gỗ/ năm;. trong giai đoạn 1981-1990 giảm xuống còn 1 triệu m3/ năm; thời kỳ 1991-2000 còn khoảng 500 ngàn m3/năm và từ năm 2000 đến nay, Chính phủ chỉ cho phép khai thác từ 300.000 m3 đến 200.000 m3 gỗ/năm. Khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên của cả nước trong thời kỳ từ 2001-2005 trung bình mỗi năm đạt 2,53 triệu m3, trong đó chủ yếu từ rừng trồng. Riêng năm 2005, khối lượng gỗ khai thác của cả nước đạt hơn 2,7 triệu m3, trong đó có hơn 2,5 triệu m3 từ gỗ rừng trồng. Trên thực tế khối lượng gỗ khai thác hàng năm có thể còn cao hơn số công bố. Tuy không thể thống kê được lượng LSNG đã khai thác, nhưng thông qua công suất của các cơ sở chế biến LSNG và lượng LSNG xuất và nhập khẩu có thể ướ c đoán lượng khai thác hoặc giá trị sản xuất của LSNG. Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 gần 200 triệu USD, riêng hàng mây tre đan đạt 138 triệu USD, chiếm đứng đầu các mặt hàng LSNG xuất khẩu, sau đó là mật ong, quế, hồi Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 ngàn ste củi, trong đó các địa phương miền Bắc khai thác 19.256,7 ngàn ste, chiếm 73,4% tổng sản lượng củi khai thác c ủa cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của cả nước đã tăng từ 13.500 tỷ đồng năm 2000 lên 60.060 tỷ đồng năm 2005 theo giá thực tế và 7.529 tỷ đồng năm 2000 lên 21.532 tỷ đồng năm 2005 theo giá so sánh 1994. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản của Việt Nam đạt gầ n 1,79 tỷ USD, trong đó giá trị mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng giá trị xuất khẩu, phần giá trị còn lại (230 triệu USD) thuộc về các mặt hàng làm từ mây, tre ( khoảng 10%), quế, hồi và các sản phẩm khác (khoảng 2,6%). Năm 2005, tổng giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập nhập khẩu cả nước đạt hơn 650,7 triệu USD, tăng 20,8% so với tổng giá trị nhậ p khẩu của năm trước. Thị trường nhập khẩu gỗ và nguyên liệu gỗ chính vào Việt Nam là Malaysia với 20,8% tổng thị phần, tiếp theo là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ Trong năm 2005, cả nước đã chế biến được hơn 3,1 triệu m3 gỗ xẻ các loại, bao gồm cả gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu; gần 86 triệu m2 gỗ ván sàn; 42,6 triệu m2 gỗ dán, 286,7 triệu m2 ván ép và hàng triệu bàn làm việc, giường, tủ ; hàng chục triệu bộ salong, sập gụ, tủ chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. 100% khối lượng các mặt hàng gia dụng và 75-98% gỗ xẻ, gỗ ván sàn, ván ép là do khu vực tư nhân sản xuất. Chỉ tiêu về Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khuyến lâm Hiện nay đã có một mạng lưới các đơn vị nghiên cứu khoa học lâm nghiệp bao gồm các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo về lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất, các đơn vị ở địa phương và các tổ chức phi chính phủ.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Viện nghiên Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 16 cứu duy nhất của ngành lâm nghiệp với tổng số 301 cán bộ (2005) và 325 cán bộ nghiên cứu (2006). Theo số liệu điều tra, hiện có 163 nguồn giống với tổng diện tích 5.967 ha tại 35/64 tỉnh, thành phố, trong đó: lâm phần tuyển chọn: 813,7 ha (chiếm 13,6%), rừng giống chuyển hóa: 4.768 ha (chiếm 79,9% về diện tích) rừng giống: 215,2 ha (chiếm và 3,6%), vườn giống: 169,7 ha (chiếm 2,9%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng. Trong giai đoạn 1996-2005, các đề tài nghiên cứu về lâm sinh, đề tài nghiên cứu về trồng rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,6% (37/122 đề tài). Có 60 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến lâm sản và 17 đề tài nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp cấp Bộ, nhưng đều ở quy mô nhỏ. Các nghiên cứu về thương mại và thị trường còn chưa được quan tâm. Hầu hết các đề tài nghiên cứu do Viện KHLN và Trường đại học lâm nghiệp thực hiện. Tại thời điểm cuối năm 2005, lực lượng cán bộ khuyến nông trên toàn quốc đã có trên 25 ngàn người, trong đó các tỉnh miền Bắc có 20.112 người chiếm 80,3% tổng số cán bộ khuyến nông trong cả nước. Tuy nhiên, số cán bộ khuyến lâm hiên tại là rất ít. Tại các Trung Tâm khuyến nông tỉnh có nhiều rừng cũng chỉ có 1-2 cán bộ khuyến lâm, đa số các trạm khuyến nông và ở tất cả các xã không có cán bộ khuyến lâm. Tính đến năm 2005, số cán bộ kiểm lâm có gần 9.500 người. Về trình độ đào tạo có đến 50% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, và 50% còn lại có trình độ trung hoặc sơ cấp. Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã chiếm gần 40% lực lượng cán bộ kiểm lâm của cả nước. Số cán bộ thuộc các Chi cục lâm nghiệp hoặ c phòng Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (nơi chưa thành lập chi cục) có 559 người, trong đó các tỉnh phía Bắc có 328 người, các tỉnh phía Nam có 231 người. Số doanh nghiệp chế biến lâm sản ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam, nhưng bình quân trên 1 doanh nghiệp về lao động, vốn và lợi nhuận trước thuế thì các doanh nghiệp thì ở địa bàn phía Nam có qui mô bình quân vượt trội so với các doanh nghiệp ở địa bàn phía Bắc. Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, 149 lâm trường đã được chuyển đổi thành 79 công ty lâm nghiệp, 56 ban quản lý rừng phòng hộ và giải thể 9 lâm trường. Tổng diện tích đất thu hồi giao lại cho địa phương là 225.685 ha. Tổng diện tích các công ty đang quản lý gồm gần 1,5 triệu ha đất các loại. Tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạ n của các doanh nghiệp lâm nghiệp cuối năm 2005 là 1.731 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định bình quân của 304 doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp đạt 718, 5 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp đạt 2,36 tỷ đồng. Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn chu kỳ 2001-2005, cả nước có 26.606 hộ lâm nghiệp. Số hộ này đang quản lý 115,5 nghìn ha đất, trong đó có 108,5 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiế m gần 94% tổng diện tích đất được giao quản lý. Tính bình quân trên cả nước mỗi hộ được giao quản lý 4,3 ha đất, trong đó có 4,1 ha đất lâm nghiệp. Nhìn chung, số hộ lâm nghiệp còn quá ít chưa đến 1% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước (11,2 triệu hộ ). Cả nước có 2.457 trang trại lâm nghiệp, sử dụng tổng số 18.862 lao động trong đó có 8.680 lao động thường xuyên và quản lý tổng diện tích 56.276 ha đất các loạ i, trong đó có Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt 17 51.038 ha đất lâm nghiệp.Tính bình quân cả nước 1 trang trại lâm nghiệp sử dụng 7,7 lao động, trong đó có 3,5 lao động thường xuyên, quản lý 22,9 ha đất các loại, trong đó có 20,8 ha đất lâm nghiệp. Trong cả nước, có 2.547 trang trại lâm nghiệp với tổng giá trị hàng hóa 102,2 tỷ đồng, tổng thu nhập đạt 53,56 tỷ đồng. Tính bình quân trên cả nước trong năm 2005, giá trị hàng hóa một trang trại đạt 41,6 triệu đồng và thu nhập đạt 21,8 triệu đồng. Đầu tư tài chính cho ngành lâm nghiệp Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 16% vốn đầu tư của Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trong tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp năm 2005 (568,6 tỷ đồng), vốn đầu tư cho dự án Trồng mói 5 triệu ha rừng đã chiếm 512,8 tỷ đồng. Các nguồn vốn khác đầu tư cho lâm nghiệp là vốn ODA (318,9 tỷ đồng), vốn tín dụng (145,4 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp và hộ gia đình (98,5 tỷ đồng), vốn địa phương (81,8 tỷ đồng) và vốn từ thuế tài nguyên và bán cây đứng là 36,8 tỷ đồng. Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng 434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới, ADB, Quỹ môi trường toàn cầu GEF và Liên hiệp Châu Âu EU. Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành lâm nghiệp là: Đức, Nhật, Phần Lan, CIDA Ca Na Đa. Hiện Tổng Cục Thống kê chưa thống kê số liệu về các dự án FDI cho riêng ngành lâm nghiệp. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, đến 2004 toàn quốc có 420 dự án đầu tư nước ngoài cho ngành lâm nghiệp với tổng vốn 1,3 tỷ USD, trong đó có 210 dự án còn hiệu lực với vốn thực hiện đến 332 triệu USD. Đầu tư cho khoa học công nghệ lâm nghiệp có sự gia tăng đầu tư đáng kể trong năm 2006 với mức đầu tư trên 38 tỷ đồng / năm, trong đó nghiên cứu lâm sinh vẫn là một ưu tiên trong nghiên cứu. Tổng vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 là 1.194,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương (43%) và vốn của các dự án đầu tư nước ngoài (27%) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn đầu tư cho d ự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn vốn chủ yêú đầu tư cho lâm nghiệp. Đầu tư về nhân lực cho ngành lâm nghiệp Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 1993 đến 2005, tổng kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến lâm là 66,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông khuyến lâm nói chung. Bình quân mỗi năm kinh phí được cấp cho hoạt động khuyến lâm là 5,12 tỷ đồng. Từ năm 2003, kinh phí nhà nước đầu tư cho hoạt động khuyến lâm đã tăng lên mức trên 10 tỷ đồng/năm, riêng n ăm 2005, đạt gần 12 tỷ đồng, tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn (96,4% tổng kinh phí). Số liệu Tổng điều tra nghiệp và nông thôn của Tổng cục Thống kê, năm 2001 cho thấy cả nước có hơn 31 triệu lao động trong độ tuổi có khả năng lao động sống ở khu vực nông thôn, trong đó 75% làm việc trong ngành nông nghiệp, 0,2% làm việc trong ngành lâm nghiệp, 3,7% làm việc trong ngành thủy sản. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 [...]... 27,2%; thi k 19 80 - 19 95, bỡnh quõn mi nm mt 11 0 nghỡn ha rng 2007, tớnh n ngy 31 thỏng 12 nm 2006, din tớch rng ton quc l 12 .873.850 ha vi che ph rng 38%, Rung bc thang vựng Tõy Bc Vit Nam (Ngun: D ỏn Sụng ) trong ú 10 . 410 .14 1 ha rng t nhiờn v 2.463.709 ha rng trng; c phõn chia theo 3 loi rng nh sau: Rng c dng: 2.202.888 ha, chim 17 ,1% ; Rng phũng h: 5.628.789 ha, chim 40,9%; Rng sn xut : 5.402 17 3 ha,... Lan (19 97) Lâm sinh học tập I - Nguyên lý lâm học Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 19 97 Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 23 Chng 1 Tng quan v Lõm nghip Vit Nam Do vic qun lý s dng cha bn vng v nhu cu rt ln v khai hoang t rng v lõm sn cho phỏt trin kinh t - xó hi, nờn din tớch v cht lng rng trong nhiu nm trc õy ó b suy gim liờn tc Nm 19 43, Vit Nam cú 14 ,3 triu ha rng, che ph l 43%, n nm 19 90 ch cũn 9 ,18 triu... tin ngnh lõm nghip n nm 2 010 theo Quyt nh s 3427/Q-BNN-LN Tip tc sa i, b sung v hon thin vic thu thp, tng hp v cung cp thụng tin cho cỏc ch tiờu hin cú Tip tc xõy dng, th nghim v hon thin vic thu thp, tng hp cỏc thng tin cho cỏc ch tiờu mi Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 18 Chng Tng quan v Lõm nghip Vit Nam Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 19 Chng 1 Tng quan v Lõm nghip Vit Nam 1. 1 Khỏi quỏt v iu kin t nhiờn... trc, Tõy Bc 21% , Bc Trung B 19 %, Duyờn hi Nam Trung B 13 %, Tõy Nguyờn 12 %, ụng Nam B 5% Trong tng din tớch t trng i nỳi trc cú ti 71% din tớch phõn b cao < 700 m v 38% din tớch phõn b dc t 16 - 350 Din tớch t trng i nỳi trc ny s l tim nng, nhng cng l thỏch thc cho phỏt trin sn xut lõm nghip trong giai on ti, vỡ phn ln l t dc, bc mu v phõn b ri rỏc Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 25 Chng 1 Tng quan v... giai on 2006 2020 Ban hnh kốm theo Quyt nh s 18 /2007/Q-TTg ngy 05 thỏng 02 nm 2007 ca Th tng Chớnh ph Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 24 Chng 1 Tng quan v Lõm nghip Vit Nam Din tớch rng tuy cú tng nhng cht lng v tớnh a dng sinh hc rng t nhiờn nhiu ni vn tip tc b suy gim Trong giai on 19 99 -2005, din tớch rng t nhiờn l rng giu gim 10 ,2%, rng trung bỡnh gim 13 ,4%; trong khi ú rng phc hi tng 20,7%, rng trng... t, khai thỏc bt hp phỏp, lm nng ry T nm 2000 n nm 2005, bỡnh quõn cú 9.345 v phỏ rng/nm v din tớch b cht phỏ 2 .16 0 ha/nm Hu qu l hin tng l ng, l quột, hn hỏn, st l t bt thng xy ra do cú mt phn nguyờn nhõn do mt hoc suy thoỏi rng Tớnh n 31 thỏng 12 nm 2005, din tớch t "cha s dng" ton quc l 6,76 triu ha, trong ú t trng i nỳi trc l 6 ,16 triu ha chim 18 ,59% din tớch ca c nc; phõn b gim dn theo vựng nh... Vit Nam dao ng t 21C n 27C v tng dn t Bc vo Nam Vit Nam cú lng bc x mt tri rt ln vi s gi Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 20 Chng 1 Tng quan v Lõm nghip Vit Nam nng t 1. 400 - 3.000 gi/nm Lng ma trung bỡnh hng nm t 1. 500 n 2.000 mm m khụng khớ trờn di 80% Rng min trung Vit Nam (Ngun: Chi cc KL Qung Nam) Vit Nam cú mt mng li sụng ngũi dy c vi 2.360 con sụng cú chiu di trờn 10 km, trong ú cú 13 h thng sụng ln... giu cú trc ht bi ngun nng lng di do hỡnh thnh nng sut kinh t v sinh thỏi cao Mi nm 1m2 mt t hu ht cỏc vựng nỳi trung bỡnh nhn c t 1. 200.000 n 1. 500.000 kcal, tng ng vi nng lng ca to ra khi t chỏy 1, 2 -1, 5 tn than ỏ Ngun nng lng bc x khng l ny c phõn b tng i u quanh nm cựng vi nn nhit trung bỡnh cao v lng ma bỡnh quõn t 18 00-2200 mm ó tr thnh iu kin rt thun li cho s tn ti ca nhng h sinh thỏi rng nhit... Vit nam 1 Theo Bỏch khoa ton th - Ting Vit http://vi.wikipedia.org/wiki/Rng Bỏo cỏo Ngnh Lõm nghip 2005 21 Chng 1 Tng quan v Lõm nghip Vit Nam Rng Lut Bo v v Phỏt trin rng nm 2004 cú a ra nh ngha v rng nh sau: Rng l mt h sinh thỏi gm qun th thc vt rng, ng vt rng, vi sinh vt rng, t rng v cỏc yu t mụi trng khỏc, trong ú cõy g, tre na hoc h thc vt c trng l thnh phn chớnh cú che ph ca tỏn rng t 0 ,1 tr lờn... chim 40,9%; Rng sn xut : 5.402 17 3 ha, chim 42,0% Tớnh n ngy 31 thỏng 12 nm 2005, rng Vit Nam cú tng tr lng g l 813 ,3 triu m3 (rng t nhiờn chim 94%, rng trng 6%) v khong 8,5 t cõy tre, na Tr lng g bỡnh quõn ca rng t nhiờn l 76,5/m3/ha v rng trng l 40,6 m3/ha G tp trung ch yu 3 vựng l Tõy Nguyờn chim 33,8%, Bc Trung B 23% v Nam Trung B 17 ,4% tng tr lng Tng din tớch lõm sn ngoi g c gõy trng l 379.000 . của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh các số liệu của ngành trong tương lai. Những chỉ số này còn. suy thoái diện tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 19 95 lên 11 , 31 triệu ha năm 2000 và 12 ,87 triệu ha năm 2006 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha /năm) . Diện tích rừng trồng mới. 12 .873.850 ha với độ che phủ rừng 38%, trong đó 10 . 410 .14 1 ha rừng tự nhiên và 2.463.709 ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại rừng như sau: Rừng đặc dụng: 2.202.888 ha, chiếm 17 ,1% ; Rừng

Ngày đăng: 31/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan