Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận docx

5 236 0
Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương có kết quả dương tính do sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemide, vi phạm qui ước thi đấu của Thế vận hội Olympic đã gây ra nhiều tranh cãi. Phần lớn dư luận nhắm vào trách nhiệm của các quan chức thể thao, nhưng hình như chẳng ai chất vấn tính khoa học đằng sau những xét nghiệm doping của cơ quan chức năng thuộc Thế vận hội Olympic. Trong thực tế, cách làm việc và phương pháp xét nghiệm của họ thiếu tính minh bạch, và thậm chí phản khoa học. *** Sự nghiệp của một vận động viên có thể được kết thúc chỉ vì một kết quả xét nghiệm. Hội đồng y khoa của Thế vận hội Olympic công bố một danh mục gồm hơn 200 loại thuốc thuộc 9 nhóm hóa dược bị cấm sử dụng trong các kì thi đấu thể thao. Nếu kết quả xét nghiệm của một vận động viên cho thấy nồng độ của các hóa dược này trong máu hay nước tiểu vượt quá một giá trị tham chiếu (hay vượt quá “ngưỡng bình thường”) thì sự nghiệp của vận động viên có có thể bị gián đoạn, thậm chí kết thúc. Nếu vận động viên đã đạt huy chương thì huy chương sẽ bị tước bỏ. Do đó, diễn giải kết quả xét nghiệm rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của một vận động viên. Vấn đề xác suất Diễn giải kết quả xét nghiệm và phán quyết một vận động viên vi phạm hay không vi phạm sử dụng thuốc cấm (sẽ gọi tắt là “doping”) là một vấn đề xác suất. Thật vậy, trước một kết quả xét nghiệm của một vận động viên, câu hỏi quan trọng là: với kết quả này, xác suất mà vận động viên này vượt ngưỡng bình thường (tức doping) là bao nhiêu? Xác suất này tùy thuộc vào hai thông số: tỉ lệ doping trong cộng đồng vận động viên, và độ chính xác của phương pháp xét nghiệm. Không ai biết có bao nhiêu vận động viên doping, nhưng các chuyên gia có vẻ nhất trí rằng con số đó thấp hơn 5%. Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm được thể hiện qua hai chỉ số: độ nhạy và độ đặc hiệu. Độ nhạy là xác suất mà phương pháp xét nghiệm cho ra kết quả dương tính nếu đối tượng thật sự doping. Độ đặc hiệu là xác suất mà phương pháp xét nghiệm cho ra kết quả âm tính nếu đối tượng thật sự không doping. Do đó, nếu độ nhạy là 90%, thì sẽ có 10% sai (tức 10% vận động viên đích thực “phạm tội” doping nhưng kết quả âm tính). Ngược lại, nếu độ đặc hiệu là 95%, thì vẫn có 5% vận động viên “vô tội” nhưng bị xét nghiệm cho là dương tính. Trong thực tế và theo kinh nghiệm của người viết bài này, rất hiếm phương pháp xét nghiệm nào có độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90%. Hãy lấy một ví dụ để minh họa cho vấn đề. Chẳng hạn trong cộng đồng thể thao có 5% vận động viên doping, và phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và đặc hiệu cao đến 95% [1]. Nếu một vận động viên có kết quả dương tính, thì xác suất mà vận động viên này thật sự doping chỉ 50%. Ngay cả khi độ nhạy và đặc hiệu ở mức 99% (chưa từng thấy trong thực tế) thì xác suất mà vận động viên doping cũng chỉ 84%, tức chưa đủ độ tin cậy để phán quyết. Chúng ta cần phải có một xác suất 100% hay ít ra là 99.99% mới có thể kết luận doping chính xác. Cả hai chỉ số độ nhạy và đặc hiệu phải được phát triển từ các thử nghiệm lâm sàng với một số lượng đối tượng lớn. Nhưng trong thực tế, không ai biết cơ quan chức năng có thử nghiệm lâm sàng hay không và kết quả ra sao. Thật vậy, cho đến nay chúng ta vẫn không biết độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm mà cơ quan chức năng của Thế vận hội Olympic sử dụng là bao nhiêu. Đã có nhiều người chất vấn, nhưng Cục chống doping thế giới (World Anti-doping Agency, còn gọi là WADA) vẫn không chịu công bố các dữ liệu này. Luật sư Howard Jacob (Mĩ), người biện hộ cho một vận động viên Mĩ bị kết tội sử dụng thuốc trái qui ước Thế vận hội, nhận xét về cách làm việc của WADA như sau: “Giống như là một qui trình bí mật do họ dựng lên. Họ nói nếu ai đó có kết quả vượt một ngưỡng nào đó, xác suất dương tính giả là 1 phần tỉ, nhưng chúng ta chẳng bao giờ thấy dữ liệu nào làm cơ sở cho phán quyết đó.” [2] Dao động sinh học và gien Tất cả các hormones và chỉ số sinh hóa trong cơ thể chúng ta dao động hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Nghiên cứu của người viết bài này vừa công bố tháng qua cho thấy nồng độ hormones dao động rất lớn ở mỗi cá nhân và giữa các cá nhân. Chẳng hạn như hormone tăng trưởng (IGF1) trong máu của tôi hôm nay có thể là 100 ng/L, nhưng ngày mai có thể là 80 hay 130 ng/L, mặc dù tôi chẳng sử dụng thuốc kích thích nào. Đó là dao động sinh học bình thường trong mỗi cá nhân. Ngoài ra, nồng độ IGF1 của tôi có thể rất khác với một người khác cùng độ tuổi đến 2 hay 3 lần, dù cả hai đều không sử dụng thuốc nào có ảnh hưởng đến IGF1. Đó là dao động gữa các cá nhân trong một cộng đồng. Điều này cho thấy việc xác định giá trị tham chiếu hay ngưỡng để phán quyết một kết quả xét nghiệm là bình thường hay bất bình thường cần phải điều chỉnh cho độ dao động của chính cá nhân đó và độ khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân trong một cộng đồng. Không có giá trị tham chiếu, kết quả xét nghiệm chỉ là những con số vô nghĩa. Nồng độ chu chuyển và bài tiết của các chỉ số sinh hóa chịu sự ảnh hưởng của gien. Trong một nghiên cứu vừa công bố, các nhà nghiên cứu Thụy Điển cho một nhóm đàn ông bình thường uống một liều lượng 500 mg testosterone, và sau đó vài ngày, họ xét nghiệm nồng độ testosterone trong nước tiểu. Kết quả cho thấy có đến 40% không có dấu hiện gia tăng testosterone, nhưng trong số 60% còn lại thì nồng độ testosterone tăng đến 2 lần. Tại sao có sự khác biệt lớn như thế giữa các đối tượng? Tại vì số 40% đàn ông không tăng testosterone do họ mang trong người biến thể của gien UGT2B17. Phát hiện này cho thấy nếu không xét đến gien, kết quả xét nghiệm và diễn giải kết quả có thể rất sai lầm. Trường hợp của Ngân Thương Câu chuyện của Ngân Thương quả là một trường hợp đáng tiếc. Rất có thể Ngân Thương thiếu thông tin hay có cố vấn sai, nên đã sử dụng thuốc này làm giảm cân một cách không cần thiết, vì thí nghiệm trên ngựa cho thấy Furosemide chỉ giảm cân khoảng 3-5%. Furosemide là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh suy tim và phù, có chức năng bài đẩy mạnh bài tiết muối và nước từ thận. Từ năm 1988, Furosemide nằm trong danh sách cấm sử dụng trong các cuộc thi đấu tại Thế vận hội Olympic. Thật ra, Ngân Thương không phải là người đầu tiên bị phạt vì sử dụng furosemide; trước đây (tính từ Thế vận hội Hán Thành 1988) đã có 6 vận động viên vi phạm qui ước này. Cho đến nay, không ai biết các giá trị tham chiếu mà cơ quan chức năng của Thế vận hội sử dụng trong việc phán quyết rằng Ngân Thương vi phạm doping. Cũng không ai biết phương pháp xét nghiệm Furosemide của cơ quan chức năng Thế vận hội 2008 chính xác ở độ nào. Cũng có thể Ngân Thương mang trong người một biến thể gien có liên quan đến quá trình chuyển hóa của Furosemide ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Viết trên tập san khoa học Nature gần đây, Gs Donald Berry (Đại học Texas) cho rằng qui trình xét nghiệm và phán quyết của cơ quan chức năng về doping Thế vận hội Olympic là một cái hộp đen và phản khoa học. Ông viết: “Đây là một cái hộp đen, mà trong đó có những người nho nhỏ chạy vòng quanh, và chúng ta không biết họ làm cái gì. Chúng ta cần một không khí mới. Chẳng những cách làm việc của họ phản khoa học, mà thái độ của họ càng phản khoa học” [3]. Mục tiêu của việc xét nghiệm doping là nhằm đảm bảo tính công bằng trong các cuộc tranh tài thể thao. Vận động viên cũng có thể đòi hỏi sự công bằng từ cơ quan chức năng của Thế vận hội trong việc xét nghiệm và dữ liệu liên quan đến xét nghiệm. Không thể nào chấp nhận một phán quyết mà không tìm hiểu cái khoa học đằng sau phương pháp xét nghiệm. Dù sao đi nữa, để công bằng cho Ngân Thương, chúng ta đòi hỏi cơ quan chức năng phải công bố kết quả và trình bày dữ liệu cho công chúng quốc tế biết qui trình và phương pháp khoa học trong xét nghiệm để vấn đề minh bạch hơn. Chú thích: [1] Về cách tính, gọi p là tỉ lệ doping trong cộng đồng, sens là độ nhạy, và spec là độ đặc hiệu, thì xác suất doping nếu có kết quả dương tính là:        specpsensp sensp doping   11 . [2] Xem “Shaky science casts doubt on doping results” của Brian Alexander trên MSNBC News ngày 6/8/2008. [3] Berry DA. The science of doping. Nature. 2008 Aug 7;454(7205):692-3. . Tính khoa học và minh bạch đằng sau xét nghiệm doping Nguyễn Văn Tuấn Vụ vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương có kết quả dương tính do sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemide,. năng của Thế vận hội trong việc xét nghiệm và dữ liệu liên quan đến xét nghiệm. Không thể nào chấp nhận một phán quyết mà không tìm hiểu cái khoa học đằng sau phương pháp xét nghiệm. Dù sao. chức năng thuộc Thế vận hội Olympic. Trong thực tế, cách làm việc và phương pháp xét nghiệm của họ thiếu tính minh bạch, và thậm chí phản khoa học. *** Sự nghiệp của một vận động viên có thể

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan