Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin” potx

5 303 1
Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin” potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin” Nguyễn Văn Tuấn Tuổi Trẻ (17/5/2007) có bài viết “Hàng trăm ca tử vong sau khi tiêm văcxin viêm gan B ở Mỹ” với nhiều thông tin không chính xác. Phần lớn bài viết lấy thông tin từ trang web của ông Joseph Mercola ở bang Illinois (Mĩ), một bác sĩ vật lí trị liệu (osteopathic doctor) có nhiều ý kiến “phi chính thống” và nổi tiếng chống đối các chương trình tiêm chủng ngừa. Ngay cả những “trung tâm” như “Trung tâm thông tin văcxin quốc gia Mỹ” tuy mới nghe qua có vẻ như là một trung tâm y tế nghiêm chỉnh, nhưng không được các hội đoàn y khoa chính thống công nhận, vì thực chất đây là một nhóm người “lobby” (chuyên tuyên truyền vận động) chống chương trình tiêm ngừa vắcxin ở Mĩ. Những ai còn nghi ngờ về nhận xét đó của tôi có thể đọc qua một số bài viết của ông Mercola và của “trung tâm” này sẽ thấy rất nhiều phát biểu của họ hoàn toàn không dựa trên một cơ sở khoa học nào, nhưng lại sử dụng tối đa cảm tính hóa vấn đề. Cần nói thêm rằng trang web của ông Mercola đã bị Bộ Y tế Mĩ (Department of Health and Human Services) cảnh cáo vì những thông tin sai lạc [1]. Có quá nhiều thông tin trong bài viết hoặc thiếu cơ sở khoa học hoặc không đúng với tình hình thực tế ở Việt Nam. Ở đây, tôi chỉ xin nêu vắn tắt những điểm chính có thể dễ gây ra ngộ nhận ở những bạn đọc thiếu thông tin về vấn đề này: Thứ nhất, phát biểu rằng “Khác với các bệnh truyền nhiễm khác, viêm gan B không phổ biến ở trẻ em và không dễ lây truyền” có thể đúng ở Mĩ, nhưng không đúng ở Việt Nam, vì hiện nay ở nước ta có khoảng 13% trẻ em mới sinh (9 đến 18 tháng) và 18% trẻ em tuổi từ 4 đến 16 bị nhiễm viêm gan B [2]. Ngay cả ở độ tuổi vị thành niên và trưởng thành (trên 25 tuổi), tỉ lệ viêm gan B cũng khoảng 20%. Đó là một tỉ lệ rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị tiêm ngừa viêm gan B ở những vùng có tỉ lệ cao hơn 2%. Chương trình tiêm ngừa viêm gan B đã được triển khai trên 150 nước trên thế giới, kể cả nước ta, từ hơn 20 năm qua và đã đạt được nhiều thành tựu ngoạn mục [3,4]. Thứ hai, phát biểu rằng “Văcxin viêm gan B đã được Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép mà không có bằng chứng đầy đủ về tính an toàn dài hạn” là cực kì sai lầm. Ngược lại, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vắcxin ngừa viêm gan B rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Xin lấy chương trình tiêm ngừa ở Đài Loan, được xem là một thành công tiêu biểu, làm ví dụ. Ở Đài Loan, chương trình tiêm vắcxin ngừa viêm gan B được triển khai toàn quốc từ năm 1984, và chỉ trong vòng 10 năm sau khi triển khai chương trình tiêm chủng, tỉ lệ trẻ em mới sinh với viêm gan B giảm từ 10% xuống còn 1%. Trong cùng thời gian, tỉ lệ ung thư gan ở trẻ em giảm gần 50% [5,6]. Thành công này cũng được ghi nhận ở các nước Phi câu và Á châu. Thứ ba, cho rằng “Chưa tới 5% những người bị nhiễm virus viêm gan B sẽ mang bệnh mãn tính” cũng quá sai. Viêm gan B là một bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như xơ gan, ung thư gan và tử vong. Số liệu nghiên cứu cho thấy từ 8 đền 20% những trẻ em bị viêm gan B sẽ mắc nhiều bệnh mãn tính, kể cả ung thư gan khi trưởng thành [7]. Tuy ung thư gan thường thấy ở bệnh nhân 40 tuổi trở lên, nhưng ở những vùng có tỉ lệ viêm gan cao như Đông Nam Á, ung thư gan cũng được phát hiện khá nhiều ở trẻ em vị thành niên. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy gần 100% trẻ em ung thư gan là do viêm gan B [8]. Thứ tư, tôi không thấy bất cứ bằng chứng nào làm cơ sở cho phát biểu “… trong khoảng 1990-1998 có 25.000 báo cáo cho thấy 439 trường hợp bị chết, hơn 9.000 tai biến nghiêm trọng”. Như trình bày trong một bài trước, một nghiên cứu ở Mĩ về sự cố và hiệu ứng của tiêm vắcxin cho thấy tính từ 1991 đến 1998, có 18 trường hợp trẻ em (8 nam, 9 nữ và 1 trường hợp không rõ giới) mới sinh chết sau khi tiêm vắcxin ngừa viêm gan B. Phân tích chi tiết nguyên nhân tử vong cho thấy có 12 trường hợp chết do đột tử (sudden infant death syndrome hay SIDS), 3 trường hợp do nhiễm trùng, 1 trường hợp do xuất huyết não, và 1 trường hợp không rõ nguyên nhân. Trong cùng thời gian, có hơn 86 triệu liều vắcxin được tiêm cho trẻ em. Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng “các số liệu này cho thấy tiêm ngừa viêm gan B không làm gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em” [9]. Tuy chương trình tiêm ngừa vắcxin ở nước ta đang gặp khó khăn trước 4 trường hợp tử vong và chưa rõ nguyên nhân, nhưng kinh nghiệm từ nước ngoài cho thấy chương trình này đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Chúng ta có thể làm một vài tính toán đơn giản để thấy lợi ích này. Mỗi năm, có khoảng 1,5 triệu trẻ em mới sinh, và với tỉ lệ nhiễm 13%, chúng ta có thể ước tính có đến 202.000 em nhiễm viêm gan B. Nếu không tiêm vắcxin, số trẻ em này sẽ mắc bệnh khi trường thành, và khoảng 15% đến 25% sẽ bị chết vì các bệnh mãn tính liên quan đến gan và ung thư gan. Nhưng tiêm vắcxin lúc mới sinh có thể xóa bỏ khoảng 90% đến 95% các trường hợp viêm gan B, và do đó, có thể cứu sống cho hơn 38.000 người. Quay trở lại vấn đề thông tin, có thể nói rằng cuộc cách mạng thông tin ngày nay đã đem lại cho bác sĩ và bệnh nhân một cơ hội và cũng là một lợi ích mà họ chưa bao giờ có được trong vài thập niên trước đây: đó là sự tiếp cận với thông tin y khoa qua internet. Internet là một thư viện thông tin vĩ đại, nhưng cũng như các phương tiện truyền thông khác, có rất nhiều thông tin trên internet chưa bao giờ qua kiểm chứng, không rõ nguồn gốc, nhưng được truyền đi với một mục tiêu vì lợi ích cá nhân. Sàng lọc thông tin có ích từ từ “đống rác” này đòi hỏi vài kĩ năng chuyên môn. Như nói trên, trang web của ông Mercola mà Tuổi Trẻ trích dẫn đã từng bị Bộ Y tế cảnh cáo hai lần và Cơ quan quản lí thực phẩm và thuốc của Mĩ (FDA) yêu cầu ông ngưng tuyên truyền sai. Trong khoa học, niềm tin và kinh nghiệm cá nhân không thể xem là khách quan, và không thể làm nền tảng để hành động, nếu những kinh nghiệm đó chưa qua thử nghiệm khách quan. Do đó, y học trong thế kỉ 21 là “y học thực chứng” (evidence-based medicine). Theo đó, tất cả các phương pháp điều trị, các chương trình y tế công cộng, và thực hành y khoa phải nên dựa vào bằng chứng khoa học [10]. Bằng chứng khoa học khách quan nhất và đáng tin cậy nhất là những báo cáo trong các tập san khoa học quốc tế của các hội đoàn chuyên khoa, chứ không phải những phát biểu cá nhân không có cơ sở khoa học. Chúng ta phải hành xử và phán xét dựa trên cơ sở dữ kiện nghiên cứu, những dữ kiện được thu thập một cách khách quan, chứ không dựa vào cảm tính hay theo phong trào hay áp lực. Chú thích: Để cung cấp cho bạn đọc quan tâm và đồng nghiệp y khoa, những phát biểu của tôi trong bài này dựa vào những công trình nghiên cứu khoa học sau đây (số thứ tự chỉ nguồn tham khảo cho từng phát biểu quan trọng trong bài viết): 1. Xin xem lá thư cảnh cáo “Warning Letter” ngày 16/2/2005 của Bộ y tế gửi ông Mercola trong trang web này: 2. http://www.casewatch.org/fdawarning/prod/2005/mercola.shtml. Đến năm 2006, Bộ y tế Mĩ lại cảnh cáo ông một lần nữa (xem thư “Warning Letter đề ngày 21/9/2006 tại http://www.casewatch.org/fdawarning/prod/2006/mercola2.shtml) 2. Hipgrave DB, et al. Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implications for a national program of infant immunization. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 2003; 69:288-94. 3. Francois G, et al. Vaccine safety controversies and the future of vaccination programs. Paediatric Infectious Disease Journal 2005; 11:953-61. 4. Shepard CW, et al. Hepatitis B virus infection: Epidemiology and vaccination. Epidemiologic Review 2006;28:112-125. 5. Chang MH, et al. Universal hepatitis B vaccination in Taiwan and the incidence of hepatocellular carcinoma in children. New England Journal of Medicine 1997; 336:1855-9. 6. Chang MH, et al. Hepatitis B vaccination and hepatocellular carcinoma rates in boys and girls. JAMA 2000; 284:3040-2. 7. World Health Organization. Hepatitis B. www.who.int/vaccines- diseases/hepatitis_b.htm. 8. Chang MH, et al. Maternal transmission of heptatitis B virus in childhood hepatocellular carcinoma. Cancer 1989; 64:2377-80. 9. Niu MT, et al. Neonatal deaths after hepatitis B vaccine. Archives of Pediatric Adolescent Medicine 1999; 153:1279-82. 10. Về y học thực chứng, xin xem cuốn “Hai mặt sáng tối của y học hiện đại” của Nguyễn Văn Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ in lần thứ 2 năm 2006. . Vắcxin ngừa viêm gan B: cẩn thận với “nhiễu thông tin” Nguyễn Văn Tuấn Tuổi Trẻ (17/5/2007) có bài viết “Hàng trăm ca tử vong sau khi tiêm văcxin viêm gan B ở Mỹ” với nhiều thông tin. nhiễm viêm gan B [2]. Ngay cả ở độ tuổi vị thành niên và trưởng thành (trên 25 tuổi), tỉ lệ viêm gan B cũng khoảng 20%. Đó là một tỉ lệ rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị tiêm ngừa viêm gan. chương trình tiêm vắcxin ngừa viêm gan B được triển khai toàn quốc từ năm 1984, và chỉ trong vòng 10 năm sau khi triển khai chương trình tiêm chủng, tỉ lệ trẻ em mới sinh với viêm gan B giảm từ

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan