Hồ Tây Vị trí: Thuộc quận Tây Hồ, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Ðặc điểm: Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện "Hồ Tinh" thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ.Theo truyện "Khổng lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng có ông khổng lồ có tài thu hết đồng đen của phương bắc đem đúc thành chuông. Khi thỉnh chuông, tiếng vang sang bên phương bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền vùng đi tìm mẹ. Tới đây nó quần mãi đất, khiến sụt thành hồ. Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ 15 thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc, trùng với tên nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân của Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy Hoa thời Lý, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc, cung Từ Hoa thời Lý nay là khu chùa Kim Liên, điện Thuỵ Chương thời Lê nay là khu trường Chu Văn An Những ngày sóng yên gió lặng, chơi thuyền Hồ Tây là một thú tao nhã. Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về, tương truyền là nơi Lạc Thị đời Hồng Bàng sinh ra một bọc trứng nở thành bảy con rồng. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh. Lại còn cả một số công trình nhà ở mới xây dựng bên hồ làm quang cảnh thêm đa dạng.Cùng với hồ Trúc Bạch, Hồ Tây làm giàu thêm chất thơ ở nội thành Hà Nội, đồng thời cũng làm giàu cho Hà Nội về kinh tế, vì đó là những vựa cá đem lại nguồn thu lớn. Hà Nội - Hồ Trúc Bạch Vị trí: Thuộc quận Ba Đình, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Đặc điểm: Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh của Hà Nội, nằm kề hồ Tây, cách nhau con đường Thanh Niên rợp mát bóng cây, bốn mùa đều hấp dẫn mọi người đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Xưa kia hồ Trúc Bạch, hồ Tây với cả hồ Cổ Ngựa (ở vào khoảng phố Hàng Than bây giờ, đã bị lấp thành bằng địa từ khi Pháp mới chiếm Hà Nội) đều nối liền nhau. Đó chính là một đoạn dòng cũ của sông Hồng. Về sau, người ta đắp ngăn thành ba hồ. Sách Long thành dật sự có ghi rõ rằng: Hồ Tây mặt nước rất rộng, đáy sâu và thường có sóng lớn. Riêng có phần hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên là nước nóng, ít sóng, nhiều bùn tốt nên lắm cá tụ về. Năm Vĩnh Tộ thứ 2 đời Lê Thần Tôn (1620), dân làng Yên Phụ và làng Yên Quang (khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh ngày nay) hợp sức với dân làng Trúc Yên, đắp một con đập từ đầu làng Yên Phụ nối với đầu làng Yên Quang để chắn giữ lấy cá làm nguồn lợi cho cả ba làng. Đập ấy gọi là Cố Ngự Yển, tức đập Cố Ngự, có nghĩa là giữ vững. Để kỷ niệm việc này, người ta có dựng một bia lớn ở phía đầu làng Yên Quang. Đập Cố Ngự mỗi năm lại được đắp rộng ra, thành một con đê, rồi thành đường đi. Sau này, có lẽ do việc viết chữ Pháp hoặc quốc ngữ không có dấu, người ta đọc là Cổ Ngư thay cho Cố Ngự. Cũng theo sách Long thành dật sự, thì làng Trúc Yên có nghề làm mành trúc, nên các nhà dân đều trồng trúc thành rừng, để làm nguyên liệu. Đời vua Lê Ý Tôn (1735 - 1738), chúa Trịnh Giang lấy một khu đất của làng Trúc Yên cho xây một toà biệt điện làm nơi tĩnh dưỡng, gọi là Trúc Tâm Viện. Chỉ được vài năm, biệt điện này thành một lãnh cung để an trí các cung nữ bị tội. Các cung nữ bị an trí ở đó phải tự làm việc kiếm sống. Họ phần nhiều là người khéo tay, nên dệt lụa khá đẹp, được các nơi rất ưa dùng. Rồi nhân dân gọi thành quen thứ lụa của các cung nữ dệt là "lụa làng Trúc", tức "Trúc bạch". Đã có những câu ca:Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng. Cũng từ đó, phần hồ Tây phía làng Trúc Yên cũng được gọi là hồ Trúc Bạch. Cũng từ thời ấy, triều chính Lê - Trịnh ngày thêm đổ nát. Số cung nữ ở làng Trúc Yên không còn ai bị kiềm thúc nữa. Năm Chiêu Thống thứ hai (1788) vì muốn báo thù, Chiêu Thống cho đốt hết cung điện của chúa Trịnh, Trúc Tâm Viện cũng bị thành tro tàn Nhưng vẫn còn làng Trúc Yên với nghề mành, nghề lụa. Đê Cổ Ngư sau thành đường rộng Cổ Ngư. Những năm sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoà bình lập lại, đường Cổ Ngư đã được thanh niên Hà Nội và nhân dân cùng góp công sức, qua những ngày lao động xã hội chủ nghĩa, kiến tạo thành con đường Thanh Niên. Ngày nay, các làng Yên Phụ, Yên Quang, Trúc Yên đều đã thành phố xá đông vui. Hồ Trúc Bạch đã trở thành một địa danh nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng. Người trong Nam ra, ngoài Bắc về Thủ đô đều muốn đến hồ Tây, hồ Trúc Bạch, đi dạo trên con đường Thanh Niên rợp bóng phượng hồng và bằng lăng tím, thả hồn trải rộng miên man với nước hồ và gió trời. Người xưa đã vớt bùn đất lên, tạo đập Cổ Ngư, thành đường Cổ Ngư xưa và đường Thanh Niên hôm nay Còn người Hà Nội ngày nay vẫn đang có những việc phải làm cho Trúc Bạch, đó là quy hoạch, giữ gìn cho hồ nước không bị teo hẹp lại và lúc nào cũng thanh sạch, đẹp tươi. . Hồ Tây Vị trí: Thuộc quận Tây Hồ, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Ðặc điểm: Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài. thu lớn. Hà Nội - Hồ Trúc Bạch Vị trí: Thuộc quận Ba Đình, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Đặc điểm: Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh của Hà Nội, nằm kề hồ Tây, cách nhau con. Hai Bà Trưng và quân Hán ở vùng Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí, như cung Thúy