Truyền kỳ về thanh long đao của Mạc Thái Tổ Nhà Mạc khởi đầu bằng việc vua Mạc Thái Tổ lên ngôi ngày 15/6/1527, sau khi giành được quyền lợi từ vua Lê Cung Hoàng (triều Lê sơ) và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp cùng con là Mạc Toàn bị quân Lê – Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592, tổng cộng là gần 66 năm định đô tại Thăng Long. Tuy nhiên, một số quan quân và thân vương nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục trấn thủ tại khu vực Cao Bằng đến tận năm 1677. Thời kì 1527 – 1592, trong lịch sử Việt Nam còn gọi là thời kì Nam – Bắc triều, triều đình nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Nam đất Ninh Bình trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay nhà Lê -Trịnh. Nơi thờ 5 vị vua triều Mạc Cách thành phố Hải Phòng gần 20 km về phía Đông – Nam, Di tích Vương triều Mạc được xây dựn g và khôi phục trên chính mảnh đất tổ tiên của dòng tộc Mạc, thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng). Đây là một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với tổng diện tích 10, 5 ha. Di tích khu tưởng niệm Vương triều Mạc vừa hoàn thành xong giai đoạn một (dự kiến hoàn thành tổng thể vào năm 2015). Từ con đường làng thuộc xã Ngũ Đoan đi vào 200m, Di tích Vương triều Mạc được xây dựng hoành tráng trên một cánh đồng rộng lớn. Khu di tích gồm có nhà chính diện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 – 1592): Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái tông Khâm triết văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên tông Anh Nghị Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục tông Hồng minh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp. Tiếp đến là cầu qua hồ bán nguyệt vào ngũ tiền môn được xem là “cánh cửa” của vương triều Mạc. Ngũ tiền môn gồm có nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái tạo nên một không gian linh thiêng, trang trọng. Hai tòa nhà giải vũ thuộc khu tưởng niệm nằm song song đối diện với nhau, đây là nơi du khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, sắp lễ trước lúc vào dâng hương ở chính điện. Theo quan niệm phương Đông, nhà giải vũ còn là nơi che mưa, che nắng cho con người, ý nói đến sự che chở của dòng tộc họ Mạc đối với các thế hệ con cháu và du khách. Bảo vật 500 năm tuổi Trong điện chính có nhiều đồ thờ, cổ vật quý. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa một cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc chuông đại hồng chung nặng 1527 kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh long đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và “bách chiến bách thắng”. Đến nay tuổi đời của bảo vật này là trên 500 năm tuổi. Lãnh đạo huyện Kiến Thụy và đông đảo con cháu họ Mạc nghênh đón thanh long đao tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc Thanh Đinh Nam Đao (còn gọi là thanh long đao của Mạc Thái Tổ), hiện nay đang được cất giữ tại di tích Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Hiện nay, châu á chỉ còn 2 binh khí được lưu thờ là vật thái bảo: Một là thanh đao của Tống Thái Tổ nhà Bắc Tống và thứ hai là thanh long đao của Mạc Thái Tổ. Thanh long đao của Thái Tổ nhân minh cao hoàng đế Mạc Đăng Dung được bảo quản và lưu thờ nhiều thế kỷ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ đất Dương Kinh 418 năm về trước, thanh Long đao của Mạc Thái tổ đã ra thất lạc ngày thành Thăng Long thất thủ. Trải qua hành trình lịch sử đằng đẵng, 418 năm sau, từ đất Thiên Trường, từ đường họ Phạm gốc Mạc, thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, báu vật của vị tiên đế họ Mạc được long trọng rước về Dương Kinh trưng bày tại Thái Miếu trong ngày lễ chính kỵ lần thứ 469 đức Mạc Thái tổ ( 1483 – 1541 ), vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Có giai thoại: Vào triều vua Minh Mệnh (1821), Phan Bá Vành khởi binh, chống lại triều đình, muốn dùng thanh long đao của Mạc Thái tổ làm linh khí trên trận địa. Họ Phạm (Mạc) ở Ngọc Tỉnh đã kịp thời chôn giấu thanh long đao, không để kỉ vật của tiên đế vào tay “Phan Bá Vành”. Thế rồi, nhiều năm trôi qua, dấu tích nơi chôn giấu không còn. Thanh Long đao bị thất lạc. Tương truyền, thuở ấy có gò đất phía Đông – Nam từ đường họ Phạm (Mạc) làng Ngọc Tỉnh bỗng nhiên “phát hỏa”. Lửa tự nhiên bốc cháy, phút chốc lại vụt tắt, khi ẩn khi hiện. Có lần lửa bén vào cả rơm rạ, giấy, vải giắt trên mái nhà. Từ đó, dân trong vùng đặt tên con gò này là ” Gò con hỏa”. Đến năm 1938, họ Phạm (Mạc) Ngọc Tỉnh trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt, như có linh ứng chỉ dẫn đã tìm thấy thanh long đao sau hơn 90 năm nằm sâu trong lòng đất. Thanh Long đao đã bị sét gỉ ăn mòn nhiều chỗ cả phần lưỡi thép và cán đao; lại được dòng họ rước về từ đường thờ phụng như xưa. Và cũng từ đây, “Gò con hỏa” xóm Đông thôn Ngọc Tỉnh thôi không phát hỏa nữa. Hiện tượng lạ này đến nay còn nhiều người kể. Năm 1986, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang, hội viên Hội khoa học lịch sử Việt Nam về tìm hiểu hậu duệ vương triều Mạc trên đất Hà Nam Ninh (tên chưa tách tỉnh). Khi tiếp xúc với thanh Long đao, ông vô cùng phấn khích và đã xin phép chi họ cho tiến hành việc cân, đo, chụp ảnh, tra cứu tộc phả, lập lí lịch di vật để đưa vào danh mục di vật khảo cổ học. ông ghi lại: “Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao dài 1,60m, bằng sắt rỗng, có cá chốt chặt lưỡi đao vào cán đao. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có “cá” chốt chặt lưỡi đao vào cán đao”. . và thứ hai là thanh long đao của Mạc Thái Tổ. Thanh long đao của Thái Tổ nhân minh cao hoàng đế Mạc Đăng Dung được bảo quản và lưu thờ nhiều thế kỷ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc thôn Ngọc Tỉnh,. Kiến Thụy và đông đảo con cháu họ Mạc nghênh đón thanh long đao tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc Thanh Đinh Nam Đao (còn gọi là thanh long đao của Mạc Thái Tổ) , hiện nay đang được cất giữ. Truyền kỳ về thanh long đao của Mạc Thái Tổ Nhà Mạc khởi đầu bằng việc vua Mạc Thái Tổ lên ngôi ngày 15/6/1527, sau khi giành được quyền