Hapkido, hiệp khí đạo Đại Hàn Hapkido là môn võ nổi tiếng của Triều Tiên sau Taekwondo và còn được coi là môn võ khắc chế môn Taekwondo.. Nhận ra đây là mối hiểm nguy đối với hoàng gia
Trang 1Hapkido, hiệp khí đạo
Đại Hàn
Hapkido là môn võ nổi tiếng của Triều Tiên sau Taekwondo và còn được coi
là môn võ khắc chế môn Taekwondo
Xuất xứ:
Khi Triều Tiên còn là nước Silla nhỏ bé dưới sự đô hộ của nhà Đường (Trung Quốc), người dân Triều Tiên đã cải biên môn Tang Su (Đường Thủ) thành môn võ của Triều Tiên là Tae Kyon (tiền thân của môn Taekwondo hiện nay)
Đạo quân Hwa Rang anh dũng với môn Tae Kyon đã giải phóng và thống nhất Triều Tiên năm 668 Từ ý đồ quân sự hóa toàn dân để Silla trở thành một lãnh thổ bất khả xâm phạm, môn Tae Kyon đã được truyền bá và tự do phát triển một cách mạnh mẽ Mỗi người dân bình thường đều có thể tập luyện và trở thành một cao thủ Tae Kyon Thế rồi, nhiều cuộc xô xát đã xảy ra giữa ngự lâm quân và các cao thủ bên ngoài mà phần thua thường thuộc về quân triều đình Nhận ra đây là mối hiểm nguy đối với hoàng gia, nhà vua hạ chiếu chỉ tập trung hết các võ sư trong nước về giam lỏng và buộc phải nghiên cứu sáng tạo ra một loại võ công mới, có tác dụng khắc chế được các đòn thế của môn Tae Kyon
Hơn 3 năm ròng rã, các võ sư vừa sung sướng vừa khổ tâm khai sinh một đứa con tinh thần nữa: Hapkido ra đời để khắc chế người “anh cả” Tae Kyon
Trang 2Những Nét Đặc Thù:
Ngoài các đòn triệt, phá, niêm nhằm chế ngự các đòn đá của Tae Kyon, đòn thế của Hapkido vẫn mang nhiều nét đồng dạng với Tae Kyon và có khuynh hướng trở về với bản gốc Tang Su (Đường Thủ) Nhưng kỹ thuật triệt, phá, niêm đòn của Hapkido vô cùng lợi hại, dứt khoát (đánh gãy tay, xỉa thủng mắt, đạp gãy chân trụ địch thủ một cách không thương tiếc”) Thủ pháp gần giống Thiếu Lâm Bắc phái nhưng đơn giản hơn Nắm đấm ít được dùng mà được thay thế bằng lòng bàn tay (chang, chưởng) gốc lòng bàn tay, nắm tay quỷ, ngón tay”
Các mục tiêu nằm trên người đối phương gồm 3 điểm chính: mắt, cổ, hạ bộ Hapkido rất đa dạng với nhiều tính năng tương tự: Thiếu Lâm, Taekwondo,
Karate, Judo, Aikido Ngoài ra Hapkido còn dùng binh khí như côn, gậy, dù…
Hapkido, môn võ được coi là gần gủi nhất với Aikido qua những đòn thế quật, bẻ khớp, quăng, cuốn, té v.v rất ấn tượng đặc thù của “môn võ tình thương” Nhật Bản Người Việt nam chúng ta ít nghe đến môn Hapkido vì sự lớn mạnh quá nhanh của Taekwondo (Thái Cực Đạo) trên đất Việt Nam, nhiều người vẫn lầm tưởng Hapkido là 1 chi phái của Taekwondo Cho đến đầu năm 1989 một phái đoàn chính thức của Hapkido Đại Hàn được sang biểu diễn lần đầu tiên tại sân Phan Đình Phùng (Sài gòn), những người yêu thích võ thuật tại Việt Nam bắt đầu
Trang 3gọi môn Hapkido là ‘HIỆP KHÍ ĐẠO ĐẠI HÀN’ để phân biệt với Hiệp Khí Đạo Nhật Bản với tên gọi chính thức là Aikido
Căn bản của môn phái Hapkido đặt trên 3 nền tảng nguyên lý chính:
A Mọi kỷ thuật dựa và đi trên tiến trình vòng tròn, mọi lực khi từ đối phương đến mình phải biến bằng cách đẩy nó theo vòng tròn (circular motion) và phá giải bằng lực ly tâm
B Mọi chiến thuật, phải dựa trên căn bản của con nước, tức là mềm mại khi đối đầu với địch thủ, uốn theo chiều tấn công đối phương Như con nước khi dồn nhiều thành con nước lủ phá phá vỡ mọi thành trì của đối phương khi có cơ hội
C Tốc độ phải luyện nhanh như tia chớp, không để đối phương kịp phản ứng kịp khi dùng những kỷ thuật liên hoàn tầm xa dứt điểm trận đấu
Trang 4Nhiều người cho rằng, môn Hapkido là khắc tinh của Taekwondo, nói như vậy chỉ
là một cách nói rất phiến diện, đầy méo mó, chưa đi sát với đòn thế của môn Hapkido hay chỉ được thấy hoàn toàn qua phim ảnh Có thể nói Hapkido có nhiều đòn thế khi chiến đấu có thể gây rối loạn, dung hòa với một đối thủ mạnh đặc thù
về đòn chân như Taekwondo
Hapkido chính là một sự kết hợp hài hòa của ba môn phái nổi danh Taekwondo, Aikido, và Ju-jitsu Khi tấn công, Hapkido nặng về Taekwondo, với các đòn đá tầm xa, mạnh bạo và lợi hại; khi phòng thủ thì dùng các đòn Ju-Jitsu, với kỹ thuật nhẹ nhàng né trách dùng “nhu chế cương, nhược thắng cường”; khi phản đòn thường dùng những kỹ thuật với Aikido để giảm bớt tối đa các lực trấn áp của đối phương với các kỷ thuật tiến thối vòng tròn Tùy hoàn cảnh mà Hapkido thiên về một môn phái cụ thể hoặc kết hợp cả ba Đặc biệt cho những đòn thế tự vệ,
Hapkido sử dụng nhiều kỹ thuật Aikido pha lẫn với Ju-Jitsu Người ta dễ dàng tìm
Trang 5thấy hình ảnh của Aiki-Budo qua sự luyện khí của đòn thế Hapkido cao cấp, nhất
là trong phần tập khởi động nóng người
Ngoài quyền, cước và các đòn thế như đã trình bày, nhiều môn vũ khí được tập luyện và sử dụng trong môn Hapkido, như gậy, tiểu côn, song côn, dây, kiếm, dao găm v.v Tất cả các loại vũ khí chỉ dành cho các đẳng cấp sau huyền đai (đai đen) Những món vũ khi được luyện tập không ngoài giúp và chuẩn bị cho người tập Hapkido có khả năng dùng mọi thứ vũ khí trong luật định quốc gia cho phép để tự
vệ khi bất khả kháng như dây thắt lưng, chía khoá, gậy đi đường, dù che
Hapkido tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam, từ năm 1965 thời cao điểm của cuộc chiến Việt Nam, Võ sư Kim Jin Pal, một cao đồ của Võ Sư Ji Han Jae từ Seoul, Đại Hàn được sang Việt Nam trong Phái Bộ Điều Tra Tội Ác của chính phủ Nam Hàn (The Republic of Korea Criminal Investigation Division) Trong thời gian tòng sự, ông áp dụng khả năng võ học của ông và lập nhiều thành tích đáng kể, nhất là huấn luyện cho toán đặc nhiệm bảo vệ toà Đại Sứ Đại Hàn Đầu tiên ông tập trung được một nhóm môn đệ bản xứ và lập Võ đường Nguyễn Huỳnh Đức với tòa nhà 6 tầng khá rộng trực thuộc toà Đại Sứ Đại Hàn, trong 5 năm huấn luyện không hề mệt mỏi ông đã
có trên 1000 môn sinh và thành lập (không chính thức) ‘Tổng Hội Hapkido Việt Nam’ Năm 1970, cùng với sự rút quân từ từ của Hoa Kỳ và Đồng Minh ra khỏi Việt Nam, Võ Sư Kim đã ngậm ngùi để võ đường ở Sàigòn lại cho Bác sĩ Phạm Gia Cổn tiếp tục sự nghiệp truyền bá Hapkido tại Việt Nam Hiện nay Bác Sĩ Phạm Gia Cổn là võ sư 9 đẳng huyền đai, giảng sư y khoa UCLA, sinh sống và tiếp tục huấn luyện Hapkido tại Quận Cam, trực thuộc hệ thống Jin Pal Hapkido (Jin Pal Hapkido Martial Arts Federation), tạo nên 1 trường phái Hapkido lớn mạnh khắp suốt Hoa Kỳ và thế giới