1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hồng Gia Quyền pps

5 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 132,42 KB

Nội dung

Hồng Gia Quyền Hồng Gia là một phái lớn trong thập đại danh gia của võ lâm Trung Quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật…). Bể võ học mênh mông, môn phái như rừng nhưng không nằm ngoài nội gia và ngoại gia. Hồng Gia quyền thuộc dòng nội gia còn gọi là La Phù Sơn Huyền Công, khác với Hồng quyền của Hồng Huy Quan thuộc ngoại gia, vốn chủ trương “trong cương có nhu”. Hồng Gia quyền đi theo xu hướng “trong nhu có cương, trong sự mềm mại của bông gòn có sắt thép”. Hồng gia truyền đến Việt Nam hơn nửa thế kỷ, và đã đồng hóa trở thành Hồng Gia Việt Nam. Người nhận lãnh trọng trách chưởng môn là võ sư Lý Hồng Thái, hiện đang định cư ở Mỹ. Vừa trở về Việt Nam, chưa kịp nghỉ ngơi ông đã có một buổi xê-mi-na dành cho cao đồ và các bằng hữu. Võ sư Lý Hồng Thái đã cố gắng lý giải thế nào là võ tâm và võ ý, con đường luyện tập để đạt đến “tâm vô sở trụ”, xuất thủ ly khai tâm pháp. Ông nói: “Do tâm vọng động nên sự vật ta cảm nhận đều bị bóp méo, cũng như mặt hồ gợn sóng làm ta không thấy rõ đáy hồ. Tâm càng động ta càng cảm thấy bất an, vì vậy lý trí góp nhặt cả vật chất lẫn kiến thức để cảm thấy được yên ổn. Nhưng kiến thức mà mọi người tích lũy để dựa vào sẽ là cái khuôn giam cứng họ lại. Đúng là càng học càng đi xa Đạo (Lão Tử). Muốn cho tâm phẳng lặng như mặt nước hồ thu, ta phải vượt lên trên âm dương, gạt bỏ lý trí ra ngoài…”. Những điều ông nói thật khó cảm nhận đối với nhiều người vốn mang nặng lý tính. Thế nhưng ông không nói suôn, mà có thị phạm, diễn giải hẳn hoi. Ông đã chứng minh thế nào là “quên bỏ hết để trở về gốc, đến không còn vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trữ ta xả bỏ”. Với động tác rũ cốt, ông biến mình thành “bộ xương”, không cầu sinh, không cầu tử. Người môn đồ lấy hết sức bình sinh đấm vào bên phải “bộ xương” đó thì bên trái đòn tự động bật đánh lại, đánh bên trên thì bên dưới bật đá ra. Đánh chậm “nó” phản đòn chậm, đánh nhanh “nó” phản đòn nhanh. Thoắt cái, ông trở về trạng thái bình thường, và chậm rãi giải thích: “thật ra nó không lo tự vệ cũng như có ý định đánh lại ta, trái lại nó nương vào ta, nhờ ta động mà nó sống. Sự phản đòn của nó là hoàn toàn tự nhiên, không tính toán, không chiêu thức”. Võ sư Lý Hồng Thái là bậc kỳ tài võ thuật. Ông đã đi khắp thế giới và “lâm sàng” với nhiều môn phái, nên kinh nghiệm cũng nhiều mà ân oán cũng lắm. Các tạp chí võ thuật nổi tiếng như Kung Fu, Karate Bushido, Black Belt… đều có những bài viết trang trọng về ông. Ông cũng đã tìm về La Phù Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để nhận chân lại nguồn gốc. Tuy nhiên môn Huyền công một thời vang bóng giờ đã lụi tàn. Thời gian như bóng câu, cái gì không được gìn giữ thì sẽ nhanh chóng mai một, thất truyền. “Cũng may là dòng võ đặc dị này còn lưu giữ tại Việt Nam”. Câu chuyện như miên man trở về một thời quá khứ xa xôi. Ngày ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời Hà Nội hãy còn lạnh buốt. Bên trong một trang viên có một cậu bé ốm yếu, tính mạng đang lâm vào tình trạng “thập tử nhất sinh”. Thời may trong lúc nguy kịch xuất hiện một hán tử dùng thuật châm cứu kịp thời cứu sống đứa bé. Và trang hán tử đó đã nhận đứa bé làm dưỡng tử đưa về Tàu chạy chữa, với lời hứa: “ba năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao”. Người hán tử trung niên ấy chính là sư phụ Lý Văn Tân, chưởng môn của thánh địa La Phù Sơn. Đứa bé ấy chính là cháu 4 đời của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, người sau này khai sáng môn Hồng Gia Việt Nam, có tên là Nguyễn Mạnh Đức. Như một cơ duyên, cậu bé Nguyễn Mạnh Đức theo thầy tu tập ròng rã hơn hai mươi năm trên sơn động. Cũng cần nói một chút về địa danh La Phù Sơn, nằm giữa Quảng Châu và Huệ Châu, trước thời nhà Đường, vùng này thuộc đất Giao Chỉ. Tương truyền tại núi La Phù nửa đêm có thể nhìn thấy mặt trời. Núi có hai lầu đá, chùa Diên Tường ở lầu Nam, động Chu Minh ở phía sau Xung Hư quán, được coi là động thứ bảy của cõi bồng lai. Sau quán Xung Hư có đàn Triều Đẩu (đàn ngắm sao) của Chu Minh chân nhân. Vùng này nghe có nhiều đan sa, nên Cát Hồng đời Đông Tấn thích phép đạo dẫn thần tiên, đã đưa gia đình về đây để luyện tiên đan hòng cầu trường sinh bất tử. Ngọn núi này cũng là nơi xuất phát môn phái Hồng Gia Quyền – Huyền công La Phù Sơn. Ngày xuống núi, Nguyễn Mạnh Đức không những tinh thông Thập bát ban võ nghệ, còn am tường Dịch học, Y lý và và nắm vững toàn khâu bộ Thái Ất chân kinh. Hồng Gia Quyền được truyền bá và sự đón nhận nồng nhiệt tại Việt Nam. Có thể do những chiêu thức kỳ ảo biến hóa khôn lường như “Ma vân thủ”, hay ở bộ pháp linh hoạt tuyệt diệu của “Địa đàng công”, hoặc ở phần tâm pháp “Xả kỷ tùng nhân”, “Tiên ưu, hậu lạc” … là hấp lực lôi kéo mọi người đến với Hồng Gia. Khi chuyên cần luyện tập nội công và quyền pháp Hồng Gia, người luyện sẽ nhận ra nét thuận nghịch của âm dương, khám phá được sức vận chuyển âm thầm của ngũ hành. Hiểu được thế nào là “nước mềm làm mòn đá cứng” để thấu triệt nguyên lý lấy nhu nhược thắng cương cường. Khi áp dụng vào tấn pháp có thể đạt đến trạng thái cực tĩnh để quán thông được nhất cử, nhất động của đối phương. Đây cũng là cái tĩnh của bậc hiền nhân khi tâm tư đã lắng đọng để giao hòa cùng thiên nhiên nhiên, vạn vật. Võ sư Lý Hồng Thái đã tiếp nhận toàn bộ tuyệt kỹ từ tay sư phụ và cũng là thân phụ ông truyền lại. Với trách nhiệm xiển dương dòng phái, ông đã ngày đêm miệt mài mang những tinh hoa võ học của người xưa “phổ” lại cho người Việt Nam. Tại Mỹ, ngoài trụ sở Tổng đàn đặt tại Westminster, còn có các sân tập tại San Jose, Washington D.C. Tại các nước Pháp, Đức, Úc, Canada là nơi có đông đảo người Việt sinh sống đều có những sinh hoạt của Hồng Gia Việt Nam. Đặc biệt, tại Belarus và Nga, Hồng Gia Quyền phát triển rất mạnh với sự truyền bá của võ sư Lâm Thành Khanh. Dù phát triển ở đâu, trên huy hiệu của dòng phái, ba chữ La Phù Sơn được gắn liền với sinh mệnh của Hồng Gia Việt Nam, như một biểu tượng của tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thấm nhuần tinh thần võ đạo dân tộc. . và ngoại gia. Hồng Gia quyền thuộc dòng nội gia còn gọi là La Phù Sơn Huyền Công, khác với Hồng quyền của Hồng Huy Quan thuộc ngoại gia, vốn chủ trương “trong cương có nhu”. Hồng Gia quyền đi. Hồng Gia Quyền Hồng Gia là một phái lớn trong thập đại danh gia của võ lâm Trung Quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật…). Bể võ học mênh mông, môn phái như rừng nhưng không nằm ngoài nội gia. bông gòn có sắt thép”. Hồng gia truyền đến Việt Nam hơn nửa thế kỷ, và đã đồng hóa trở thành Hồng Gia Việt Nam. Người nhận lãnh trọng trách chưởng môn là võ sư Lý Hồng Thái, hiện đang định

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN