Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
156,3 KB
Nội dung
Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 1) Thái cực quyền là 1 loại quyền thuật ưu tú , sáng tạo và phát triển dần dần trong sinh hoạt thực tế trường kỳ củaTrung Quốc.Trải qua hơn 300 trăm năm lưu truyền và đúc kết kinh nghiệm, người ta mới dần nhận thức được mối quan hệ nội tại và quy luật vận động của nó . Tiền nhân có để lại một bản quyền phổ chính là tổng kết thực tiễn, đây là con đường nghiên cứu học tập quý báu. Nhưng vì những hạn chế của thời đại lý luận của tiền nhân cũng không ít lầm lẫn.Vì vậy, trong thực tiễn chúng ta cần phải kết hợp nhận thức mới để kiểm nghiệm nhằm loại trừ sai lầm , hấp thu tinh hoa mà tiến lên nắm vững lý luận chính xác khiến loại trừ sai lầm , hấp thu thu tinh hoa mà tiến lên nắm vững lý luận chính xác khiến loại quyền này càng có thể phục vụ tốt trong công cuộc bảo vệ sức khoẻ của người dân. Do đó , khi học TCQ bước đầu cần phải nắm vững lý luận chính xác của TCQ phổ, nghiền ngẫm để quán triệt đâu là cái tinh yếu chủ đạo, từ cơ sở này mà phát triển lên rồi thâm nhập dần dần. Quá trình vận động của TCQ từ đầu đến cuối cần quán xuyến "âm dương" và "hư thực" . Điều này có nghĩa là mỗi quyền thức đều biểu hiện "khai hợp"(đóng mở), "viên phương"(vuông tròn) , "quyển phóng"(thu phóng), "hư thực", "khinh trầm", "nhu cương"và "khoái mạn"(nhanh chậm). Đồng thời trong mỗi động tác đều có hình thái đặc thù, hàm ý các mặt đối lập mà thống nhất như "tả-hữu", "thượng- hạ", "đại- tiểu"và "tiến-thoái".Đó là nguyên tắc đối lập cơ bản của TCQ. TCQ không chỉ có đặc điểm về ngoại hình mà cũng còn có những yêu cầu đặc thù bên trong. Đòi hỏi hàng đầu trong việc luyện TCQ là "dụng ý bất dụng chuyết lực" do đó bên trong thì "ý khí vận động" bên ngoài thì "thần khí cổ đảng vận động"; nghĩa là cần luyện ý mà cũng cần luyện khí . Loại "vận động ý khí" này là tinh hoa của TCQ , đồng thời thống lĩnh các đặc khác của TCQ. Ngoài ra, khi luyện TCQ thì "tại toàn thân phóng trường" mà "thuận nghịch triền ty", "tương hỗ biến hoán". Động tác cần phải biểu hiện nhu, lúc cương gồm nhiều "đàn tính". Trạng thái động trong TCQ yêu cầu "nhất động toàn động" , "tiết tiết quán xuyến", "tương liên bất đoạn", "nhất khí ha thành". Tốc độ của quyền lộ thì cần có nhanh có chậm , nhanh chậm xen nhau , "lực lượng" của nó yêu cầu có cương có nhu, cương nhu tương tế .Thân pháp và động tác cần phải trung chính , không nghiêng lệch , trong hư có thực , trong thực có hư và trong khai có hợp , trong hợp có khai. Hội đủ những điều kiện này , TCQ mới hoàn toàn phát huy tác dụng đặc thù của nó . Về phương diện thể dục dưỡng sinh TCQ không những giúp ta cường vượng các cơ quan vận động và cơ quan nội tạng mà còn có thể giúp ta rèn luyện tăng cường năng lực chỉ huy của ý thức chính là khả năng "dụng ý bất dụng lực" khả dĩ thuận lợi cho việc điều khiển khí linh hoạt khắp toàn thân . Như vậy, luyện khí rồi tức là luyện ý rồi , ý khí tương hỗ tăng trưởng sung vượng , thân thủ tự nhiên cường tráng. Cũng vậy, về phương diện chiến đấu TCQ cũng có tác đặc biệt có thể dùng khinh chế trọng , dùng chậm chế nhanh ,khắc chế tự nhiên .Động tác có thể "nhất động toàn động" , toàn thân là một , đạt đến trình độ "tri kỷ tri bỉ" và "tri hô tri thế" của công phu "đổng kình". Lý luận cua Trần thức TCQ có chổ tương đồng và cũng có chỗ bất đồng với các phái TCQ khác . Sau đây, chúng ta hãy xem lần lượt các đặc điểm của Trần thức TCQ ĐẶC ĐIỂM THỨ NHẤT: ĐẠI NÃO CHI PHỐI SỰ VẬN ĐỘNG CỦA Ý KHÍ Quyền phổ quy định: "Dĩ tâm hành khí, vụ lệnh trầm trước , nãi năng thu liễm nhập cốt" "Dĩ khí vận thân, vụ lệnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm" "Tâm vi lệnh , khí vi kỳ", "khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại" "Toàn thân ý tại thần , bất tại khí , tại khí tắc trệ" (Tạm dịch: Dùng tâm đưa khí đi, tâm khí cần trầm trước (chìm lắng) khí mới có thể thấm vào tuỷ được.Dùng khí vận thân , thân phải thuận theo khí thì vận động mới được như ý.Tâm là mệnh lệnh , khí là cờ lệnh.Phải nuôi dưỡng và không làm hại "chính khí".Ý tại thần không tại khí , tại khí tắc trệ.) Bốn điều quy định trên đây có thể cho thấy TCQ là môn quyền thuật luyện khí-hành khí .Nhưng khi luyện quyền cần "dùng tâm điều hành khí ","tâm" là cái phát lệnh , "khí" theo lệnh mà làm theo như lá "cờ lệnh" , nhất cử nhất động đều đòi hỏi dùng ý không dùng lực . Trước hết ý động , sau đó hình mới động , như vậy mới có thể đạt đến trình độ "ý đến là khí đến , khí đến là kình đến",động tác mới có thể "trầm trước" .Luyện tập lâu ngày khí mới có thể thu liễm vào xương cốt , đạt đến công phu tối cao về "hành khí".Như vậy có thể nói TCQ là một loại vận động ý khí .Đặc điểm thứ nhất của TCQ là "dùng tâm điều khiển khí, dùng khí vận động thân" và "dùng ý không dùng lực"( bất dụng chuyết lực) 1.Nội khí và dụng ý: Như đã nói ở trên, khí được ý chỉ huy, khí ấy không phải là không khí hô hấp thông thường qua phổi .Nó thực là một loại "nội khí",lý luận Đông y cổ truyền gọi nó là "nguyên khí","chính khi" hay "tiên thiên khí"(khí thông hành trong kinh lạc) có từ trong bào thai người mẹ .Cho đến nay,khoa châm cứu và khí công liệu pháp đều xây dựng trên thuyết này.Các nhà võ thuật gọi khí này là "trung khí", "nội khí", "nội kình" và cho là luyện đến khi có và sử dụng được thứ khí này thì "công phu" mới thành tựu (công phu đáo gia). Tóm lại, từ xưa đến nay bất luận y học , võ thuật hoặc tôn giáo đều nhận là có thứ khí này trong cơ thể con người.Kinh nghiệm thực tiễn cũng xác nhận điều này .Nhưng khoa học hiện đại vẫn chưa xác minh được bản chất của thứ khí này là gì .Các nhà nghiên cứu đều chưa nhất trí khi nói về khí này .Có người nói khí này là thần kinh, có người nói là điện sinh vật , có người nói là một loại chất nội tiết đặc thù, có người nói là một hệ thống công năng trong cơ thể.Thế nhưng hiện tượng sinh lý của cơ thể là một hiện tượng có tính chỉnh thể, không thể nói rằng ý đã động rồi mà thần kinh sinh vật điện, chưa động .Do đó , trong khi làm sáng tỏ quyền luận , khi nói về khí chúng ta tạm giả định nó là một loại tổng hợp cấu thành bởi thần kinh-sinh vật điện-oxygen trong huyết dịch,tức là giả định khí là một loại công năng của cơ thể cần được nghiên cứu thêm.Mục đích là kế thừa lý luận của người xưa đồng thời phát huy nó thêm một bước. Khi luyện TCQ,giống như luyện các môn thể thao trí tuệ khác, chúng ta luôn luôn chú trọng vào "dụng ý"(ý thức kiểm soát,chỉ huy động tác)động tác tay chân chẳng qua là biểu hiện ra bên ngoài của ý .Loại thể thao trí tuệ này, ẩn bên trong chính là quá trình hoạt động của "nội khí" lộ ra ngoài chính là sự biến đổi (động đảng) của thần khí (tức là thần thái và ngoại khí).Vì vậy , nội khí có thể từ trong phát ra ngoài đồng thời cũng có thể thu liễm vào bên trong. Tuy luyện TCQ cần "dụng khí vận thân" , nhưng khi luyện quyền không thể chỉ lo xem khí vận hành trong cơ thể ra sao, mà cần phải xem ý thức quán chú vào động tác ra sao nữa .Nếu không ắt bị "thần thái ngưng trệ" , khí không những không thông mà còn thành bệnh "khí thế tản mạn" ,khiến cả hai "ý" và "khí" đều bị hại.Cho nên quyền phổ nói "ý tại thần bất tại khí , tại khí tắc trệ".Chính vì vậy ,khi luyện quyền cần đặc biệt xem trọng thần thái bên ngoài ,vì thần thái chính là cái hiện lộ ra ngoài của tâm ý bên trong."Nội ý" và "ngoại thần" không thể phân ly chút nào được "nội ý" mà hơi biếng nhác thì "ngoại thần" sẽ tản mạn. Trần thức TCQ chủ trương động tác cần có nhu có cương,có vuông có tròn , có nhanh có chậm, có khai có hợp .Chúng tôi cho như vậy là phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể con người .Mọi người đều biết khi thân thể vận động thì điện thế sinh vật tăng cao, khi thân thể tĩnh thì điện thế hạ thấp .Động tác cương nhu, đóng mở, nhanh chậm của TCQ làm cho điện thế tuỳ lúc mà thăng giáng.Điện thế tăng cao thì huyết dịch tuần hoàn nhanh hơn, điện thế xuống thấp ,oxygen và "huyết động-đản bạch" cũng nhanh chóng lý giải người ta liền cảm thấy có "khí" .Trong tình trạng bình thường , thần kinh con người không thể duy trì mức hưng phấn ngang nhau lâu dài được , do đó điện sinh vật thường có trạng thái lên xuống mà động tác cương nhu,nhanh chậm ,vuông tròn của TCQ cũng lên xuống liên tục không ngừng nên rất phù hợp với quy luật này . Như đã nói ở trên, sự vận động của thần thái bề ngoài và ngoại khí chính là sự biểu hiện của ý khí ra bên ngoài, nó đại diện cho ý khí nội tại . Khâu trung tâm của thần khí thể hiện ra bên ngoài này chủ yếu là đem ý thức nội tại quán trú hết ra các động tác ngoại bộ mà thôi, đồng thời tập trung sự chú ý vào các động tác thực hiện.Chúng ta đều biết rằng sức chú ý vào từng động tác có liên quan trực tiếp đến sự hoạt động của hệ thần kinh, có lúc tăng và cũng có lúc giảm. Do đó khi luyện quyền cần phải đạt tới mục tiêu là tăng cường sự chú ý vào từng động tác, đồng thời cố gắng ổn định sức chú ý đó. Tuy nhiên trong quá trình đi quyền với một thời gian dài thì quả thật điều này là không dễ dàng đạt được chút nào. Do TCQ là sự vận động của ý và khí nên đối với những người luyện tập lâu năm thì khi muốn ý thức đến bộ vì nào đó bất kỳ thì đều có thể sản sinh ra khí một cách nhanh chóng.Vì lẽ đó mà nhiều người đã dày công luyện tập giá thức ngày đêm, không quản ngại khó khăn chính là nhằm đạt tới mục tiêu này.Sau khi đã luyện chuẩn các động tác TCQ thì vỏ não sẽ khá hưng phấn, đồng thời cơ nhục phát triển, tăng cường khả năng thu phát. Luyện tới điểm này là đã chứng minh rằng sự vận động của cơ nhục và các cơ quan nội tạng đã có một sự gắn kết bền vững,mỗi khi ý đến thì khí sẽ đến, khí đến thì kình cũng đến. 2. Thực hiện vận động ý và khí: Có thể chỉ ra rằng, về mặt dụng ý khí thì TCQ cũng có sự tương đồng với tĩnh công ( tọa công, trạm công và ngọa công), đều chú trọng đến luyện ý và khí.Nhưng TCQ lại là luyện trong động (động trung cầu tĩnh) và được mệnh danh là vận động ý khí, trong khi đó tĩnh công lại là vô động, đơn thuần luyện tĩnh mà thôi, cho nên người học cần phải phân biệt được sự khác nhau này. Chính vì TCQ là nội ngoại song tu, động trung cầu tĩnh cho nên muốn thực hiện tốt sự vận hành ý khí thì phải cần thể hiện rõ sự sung mãn của thần khí ngoại bộ. Trong “ Hành công tam giải” có nói : “Hình giống như ưng bắt thỏ, thần như thế mèo vồ chuột”. Muốn làm được điều này, người tập cần phải thực hiện được các tám điểm dưới đây. Để cho dễ hiểu nên chúng tôi sẽ gộp một số điểm lại với nhau để thông nhất nội dung, tương quan khi luyện. Dưới đây sẽ nói từ điểm thứ hai trở đi. Điểm 2:Vận động đàn tính tức là thân trên và trong chân vươn dài ra ( thân chi phóng trường ) , cũng có thể nói do "phóng trường" mà sinh ra "đàn tính" . Đàn tính của sự miên nhuyễn ( sự mềm dẻo liên tục ) là nhân tố bên trong thúc đẩy sự linh động (cổ đảng ) của thân chi . Nếu không có đàn tính thì động tác sẽ cứng ngắc ( cương ngạnh ) , không thể hình thành sự linh động của thần khí (thần khí cổ đảng ) biểu lộ ra bên ngoài , đương nhiên cũng không thể điều hợp với sự dao động của ý khí (ý khí động đảng ) ở bên trong Điểm 3: Vận động xoắn ốc (loã toàn vận động ) có thể tăng tính linh động (động đảng tính) lên xuống của động tác . Nếu động tác đến thẳng đi thẳng , không có sự biến chuyển cao thấp - trong ngoài thì không thể đưa đến sự linh động (động đảng) lên xuống của tinh thần , ý khí và thân pháp . Như vậy , cần phải kết hợp xoay eo - xoay cổ chân - xoay cổ tay theo vận động xoắn ốc thuận và nghịch để đạt tới " thái cực kình" quán chú vào trong động tác "xoắn ốc liên quan như nhất" theo cách này không động thì thôi , mà động thì ắt tự nhiên hình thành thế dao động (cổ đảng chi thế) hạt nhân của vận động ý khí. Điểm 4:Điều chỉnh hư thực là nguồn gốc của sự biến đổi linh hoạt ý khí khiến người ta sinh ra cảm giác "viên hoạt như châu" cũng là căn nguyên động lực của sự linh động (cổ đảng) . Trên tuỳ theo dưới - dưới tuỳ theo trên - hư thực biến đổi khiến cho thần khí và thân pháp không ngưng trệ , thần khí cổ đảng cũng do đó mà sinh ra . Nếu như trên dưới không tương tuỳ ,hư thực sẽ không điều chỉnh được thì không thể đạt đến "nội kình" trung chính, thân thể sẽ nghiêng lệch về một bên , mất đi khả năng ứng phó 8 hướng . Muốn ở tư thế nội kình lệch mà thần khí cổ đảng là điều không thể đạt được vậy. Điểm 5 (Tiết tiết quán xuyến) và điểm 6 (nhất khí ha thành) thực chất là 2 giai đoạn của một đặc điểm .Điểm 5 chỉ một trong một quyền thức yêu cầu các quan tiết chủ yếu của toàn thân hình thành sự quán xuyến như một con rồng vậy , khiến cho từng tiết từng tiết được lần lượt thông qua . Điểm 6 là khi luyện toàn bài quyền thì thức thức tương liên bất đoạn , liền một mạch (nhất khí ha thành) để khuếch đại lượng vận động , đạt được yêu cầu cụ thể "tiết tiết cổ đảng" nếu không thể "tiết tiết quán xuyến" thì sẽ sinh ra "đoạn kình" , "đoạn kình" thì không thể nói đến "cổ đảng" được . Nếu không thể "nhất khí ha thành" thì đoạn mà "bất liên", "bất liên" thì các quyền thức hình thành cô lập và không thể có "nhất khí cổ đảng". Như thế làm không tốt hai điểm này thì không thể làm tốt "thần khí cổ đảng" được , cho nên chúng tương quan nhau vậy . Điểm 7 : (cương nhu tương tế) và điểm 8 (khoái mạn tương gian- nhanh chậm xen kẽ) là hai điểm đối lập mà thống nhất , để làm được "thần khí cổ đảng" trên phương diện kỹ thuật cần phải hội đủ hai điểm này . Không phối hợp "nhanh chậm" với "cương nhu" thành một nhất thể thì không dễ khiến các đặc điểm trên phối hợp mật thiết dao động lên xuống . Để hội đủ điều này ta cần làm được "nhu mà chậm" và [...]... có thể biết điểm một thống lĩnh bảy điểm còn lại, nhưng đồng thời cũng nương vào bảy điểm mới có thể thực hiện được Quan hệ của chúng giống như sự hài hoà hoa và lá trong nghệ thuật cắm hoa , tương phụ tương thành mà lại tương hỗ chế ước và tương hỗ xúc tiến Để tiện nắm vững đặc điểm thứ nhất của Trần thức TCQ, chúng tôi tóm tắt khái quát lại mấy nội dung sau đây : a) Khi luyện quyền ý thức phải quán... nhu mạn" và điểm cuối (lạc điểm) của động tác thì cương nhanh Khiến cho khí lưu hành khắp toàn thân không một chút ngưng trệ nào Về phương diện chiến đấu , có thể động gấp thì ứng gấp - động hoãn thì hoãn theo , có thể đạt đến "tẩu" của người cương ta nhu và "miên" của người nhu ta cương Hai điểm này có thể khiến cho vận động ý khí bên trong và thần khí cổ đảng bên ngoài đạt đến đỉnh cao của sự động... vận động ra làm sao b) Khi luyện quyền động tác cần thuận toại - trầm trước , kình vận đến điểm cuối cần biểu hiện rõ nét c) Nắm vững sự cổ đảng của thần khí , ra bên ngoài để không bị chậm lụt đờ đẫn , đồng thời ngược lại thúc đẩy vận động ý khí bên trong d) Vận dụng khéo léo bảy điểm để phối hợp nâng cao đặc điểm vận động ý khí này . Tám đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền(Phần 1) Thái cực quyền là 1 loại quyền thuật ưu tú , sáng tạo và phát triển dần dần trong sinh hoạt thực tế trường kỳ củaTrung Quốc.Trải. được vậy. Điểm 5 (Tiết tiết quán xuyến) và điểm 6 (nhất khí ha thành) thực chất là 2 giai đoạn của một đặc điểm .Điểm 5 chỉ một trong một quyền thức yêu cầu các quan tiết chủ yếu của toàn thân. thế" của công phu "đổng kình". Lý luận cua Trần thức TCQ có chổ tương đồng và cũng có chỗ bất đồng với các phái TCQ khác . Sau đây, chúng ta hãy xem lần lượt các đặc điểm của Trần