1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chọn giày dép cho người bệnh đái tháo đường docx

18 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 115,06 KB

Nội dung

Chọn giày dép cho người bệnh đái tháo đường Loét bàn chân là một trong hai biến chứng có tổn phí y tế và xã hội cao nhất của dân số ĐTĐ. Loét bàn chân là lý do đến khám của 5% người ĐTĐ; là lý do phải nằm viện của 20% người ĐTĐ. Hậu quả đáng sợ nhất và tốn kém nhất của biến chứng này là đoạn chi. Nguy cơ mất chân ở người bệnh cao gấp 10 - 30 lần so với người không bệnh ĐTĐ. Nếu bị cắt chi, tử vong sẽ tăng dần theo năm tháng: 10% quanh thời điểm đoạn chi, 30% sau 1 năm và 70% sau 5 năm. Mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia hiện nay là đầu tư cho chương trình chăm sóc nhằm giảm tỷ lệ loét Hình minh hoạ bàn chân. Việc thăm khám bàn chân phải được thực hiện hàng năm, bao gồm đánh giá các biến dạng cấu trúc bàn chân, nứt da, bệnh lý móng, mất cảm giác, giảm tưới máu bàn chân và đặc biệt là xem xét giày dép mang có thích hợp không. Bảo vệ bàn chân bằng giày dép Đi chân trần gia tăng nguy cơ chấn thương do giẫm đạp ngoại vật khiến trầy rách da, sau đó nhiễm trùng. Ở nước ta thói quen đi chân trần vẫn còn phổ biến trong dân chúng, cả khi sinh hoạt trong nhà và làm việc ngoài trời đặc biệt ở nông thôn. Qua tìm hiểu các yếu tố chấn thương trước khi bị loét bàn chân, ghi nhận đạp ngoại vật chiếm đến 41%. Tai nạn rất thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày là: heo đạp, cua kẹp, đá võng, đạp hạt lúa, đạp dị vật, ngâm nước ruộng Việc mang giày/dép bít ngón chân giúp tránh được các sang chấn hơn là mang dép hở ngón vì vùng nửa trước bàn chân là phần bàn chân dễ tổn thương nhất. Những bàn chân đi trần thường không sạch và vi trùng dễ dàng xâm nhập qua các kẽ nứt da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chọn giày dép thích hợp Yêu cầu đối với giày dép - Bảo vệ được toàn bộ bàn chân, tránh sang chấn từ bên ngoài. - Đủ rộng để chứa tất cả bàn chân (kể cả những phần lồi xương do biến dạng). - Chất liệu làm giày phải tốt, càng ít mối nối càng tốt để tránh cấn tì vào bàn chân. Đi giày chật dễ làm phồng rộp và gây loét bàn chân. Sự tì đè ma sát thường xuyên giữa bàn chân với giày dép chật hoặc với mặt đất có thể tạo thành cục chai. Người ĐTĐ có biến chứng thần kinh ở hai chân dễ bị chai chân. Chai chân tác động trở lại làm tăng thêm nữa áp lực lòng bàn chân khi đi đứng, đây chính là yếu tố góp phần gây loét bàn chân. Mang giày dép thích hợp không chỉ ngăn ngừa mà còn giảm tiến triển của chai chân. Theo ghi nhận nơi 78 người ĐTĐ, kích thước của cục chai giảm tỷ lệ nghịch với thời gian người bệnh mang giày đi/chạy bộ so với mang giày thông thường. Vì vậy để tránh bị chai chân, nên mang giày dép mềm, êm. Chất liệu giày bằng da giúp giày có độ đàn hồi tốt, giảm ma sát giữa bàn chân và giày dép, giảm sự chịu lực giữa lòng bàn chân nơi mô xương bàn ngón và đế giày dép. Cách lựa chọn giày dép - Nên mua giày vào cuối ngày vì lúc đó bàn chân bạn đã giãn nở đến mức tối đa. - Giày vừa chân là giày có chiều dài tính từ ngón chân dài nhất đến gót chân cộng thêm 1,3 - 1,6 cm. Cách đơn giản để xem giày dép có vừa chân không là đặt bàn chân có mang giày (hay dép) trên tờ giấy trắng rồi dùng bút kẻ đường trên giấy theo viền chu vi giày dép, sau đó cởi giày dép ra, đặt bàn chân trần lên đường vừa kẻ: nếu bàn chân nằm hoàn toàn bên trong đường kẻ có nghĩa là giày dép mang vừa chân bạn, nếu có phần nào của bàn chân chồng hoặc lấn qua đường kẽ, có nghĩa là bạn đã mang giày nhỏ hơn chân. Ở các nước tiên tiến, nhân viên y tế dùng vớ áp lực để đánh giá sự vừa vặn của giày dép. Vớ này được phủ bên ngoài bằng lớp có chất nhuộm màu. Nếu có tì đè giữa giày và chân bạn, lớp sáp sẽ gãy ngay tại nơi tì đè và chất nhuộm màu rỉ ra, chỉ ra chỗ giày chật. - Nên mang giày dép đến cho bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ hay bác sĩ phục hồi chức năng xem xét để đảm bảo giày vừa vặn với chân bạn. - Thay giày dép đã mòn (dù chưa rách). Chọn giày đi bộ Giày cần hội đủ các tiêu chuẩn sau: [...]... mang giày đặt theo bàn chân cụ thể Những điều nên làm Luôn luôn mang giày dép thích hợp để bảo vệ bàn chân kể cả khi đi lại trong nhà và lúc lao động ngoài trời Luôn chắc rằng giày dép đang mang vừa với chân bạn Kiểm tra bên trong giày xem có gạch đá, vật nhọn, những chỗ gồ ghề, thủng rách trước khi mang Xem cả mặt ngoài lẫn mặt trong của giày dép Lưu ý tìm những hõm tì đè của bàn chân lên mặt đế giày. .. những hõm tì đè của bàn chân lên mặt đế giày dép (cho biết có vùng có tăng áp lực ở bàn chân) Mang vớ để giảm chấn thương Nên chọn vớ không có mối nối Luôn giữ giày và vớ sạch sẽ khô ráo để tránh những bệnh về da Nếu vì lý do phải cởi giày dép, cần thận trọng, tránh nguy cơ phỏng do đạp trên bề mặt nóng (cát nóng vùng biển, quanh bếp ) Thường xuyên thay giày dép đi trong ngày, nên có hơn 2 đôi đi lại... nhau vì kiểu giày dép khác nhau giúp bàn chân không tì đè mãi ở một vị trí Những điều cần tránh Không đi chân không dù ở trong nhà Không đi chân không Không mang giày dép chật, giày có bờ viền gồ ghề hay các mối nối không trơn láng Không tiếp tục mang giày/ dép đã làm bàn chân phồng rộp hoặc loét Không mang giày mũi nhọn, cao gót Không mang vớ chật Không mang vớ có mối nối Không mang trang sức cho bàn chân./... chân) có thể mang giày vừa vặn bàn chân, giày đi bộ hoặc giày thể thao chất lượng tốt vẫn an toàn Trái lại, đối với người có nguy cơ loét (có biến chứng thần kinh, đã bị mất cảm giác bảo vệ nhưng chưa có biến dạng), ngoài việc mang giày đi bộ thích hợp, cần thêm miếng đệm bên trong giày Kích thước miếng lót phải rộng đủ chứa hết lòng bàn chân Người có biến dạng bàn chân phải mang giày rộng và sâu lòng;... hơi sưng, do vậy giày tập thể thao nên rộng hơn giày mang hàng ngày một chút - Đế giày không quá cứng: có thể dùng tay gập lên xuống và xoắn qua lại được - Đế bằng phẳng, phần gót hơi dày hơn phần mũi - Giày cần có thêm lớp đệm giữa phần đế và bàn chân (lớp đệm làm bằng những chất liệu thích hợp để hấp phụ những chấn động cho bàn chân) - Giày càng nhẹ càng tốt Giày đặt theo chân Những người có nguy cơ . Chọn giày dép cho người bệnh đái tháo đường Loét bàn chân là một trong hai biến chứng có tổn phí y tế và xã hội cao nhất của dân số ĐTĐ. Loét bàn chân là lý do đến khám của 5% người. đơn giản để xem giày dép có vừa chân không là đặt bàn chân có mang giày (hay dép) trên tờ giấy trắng rồi dùng bút kẻ đường trên giấy theo viền chu vi giày dép, sau đó cởi giày dép ra, đặt bàn. mang giày dép đến cho bác sĩ chuyên khoa ĐTĐ hay bác sĩ phục hồi chức năng xem xét để đảm bảo giày vừa vặn với chân bạn. - Thay giày dép đã mòn (dù chưa rách). Chọn giày đi bộ Giày

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w