Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp potx

9 420 0
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn PITAC Trong số này PAPAICIC Trong số này PV Tech Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn Những quy tắc bất thành văn cho những trang phục đi làm luôn là “cuộc chiến” không có hồi kết giữa sếp và nhân viên. 1. Nhân viên cố tình hiểu sai hoặc không tuân theo quy tắc ăn mặc của công ty. 2. Công ty có quy định nhưng không ép buộc nhân viên phải tuân theo. 3. Công ty không có quy định nhưng họ vẫn yêu cầu nhân viên phải mặc những loại trang phục nhất định. 4. Trong những ngành nhất định, nhân viên thường than phiền những điều như “tại sao tôi phải ăn mặc quá nghiêm túc trong khi tôi không phải gặp trực tiếp khách hàng bao giờ?”. Quan điểm của nhân viên Theo một cuộc điều tra, trong nhiều ngành, việc ăn mặc lịch sự và chuyên nghiệp khá quan trọng. Ví dụ như trong ngành tài chính nơi mà vẻ bên ngoài hay nói cách khác là trang phục sẽ gây ấn tượng mạnh, 55% nhân viên trong ngành này nói rằng ăn mặc đẹp sẽ dễ dàng tiến nhanh trong sự nghiệp hơn. Và 51% nhân viên trong ngành bán lẻ cũng có quan điểm tương tự. Trong khi đó những ngành mà nhân viên thường ngồi bàn giấy và chôn chân trong văn phòng 8 tiếng thì cho rằng quần áo tác động rất ít tới sự phát triển nghề nghiệp. Ví dụ như ngành sản xuất chỉ có Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn 33% nói là vẻ bề ngoài quan trọng và 37% đồng quan điểm trong ngành IT. Quan điểm của sếp và công ty 41% các sếp nói rằng những người mà chú ý đến phong cách ăn mặc nơi công sở sao cho chuyên nghiệp thì thường có xu hướng được thăng tiến nhanh hơn những người khác. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có cơ hội, nhiều nhân viên vẫn tìm cách “lách luật” để có được nhiều lựa chọn hơn trong trang phục đi làm. Ví dụ như, trong những tháng nóng, các quy định trang phục được nới lỏng hơn vì thế các nhân viên thường tận dụng tối đa cơ hội này để có thể mặc thoải mái hơn. Nhưng các sếp hầu hết đều cho rằng dù trong điều kiện thời tiết thế nào thì việc ăn mặc hợp lý và chuyên nghiệp cần luôn được giữ vững. Đối với những người thích thay đổi thì trang phục công sở truyền thống và ít kiểu cách sẽ nhanh chóng khiến họ cảm thấy chán và không phù hợp. Để buộc các nhân viên phải ăn mặc một cách Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn chuyên nghiệp hơn, nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra những tiêu chuẩn nhất định về trang phục nhằm hạn chế sự lựa chọn của các nhân viên khi đến công sở. Dưới đây là những trang phục và phụ trang mà các sếp cấm nhân viên mặc đến công sở: Dép lê (64%), váy bó ngắn (49%), áo sơ mi không tay (38%), và quần jean (28%). Vài bí quyết “chấn chỉnh” tủ quần áo Sắp xếp lại tủ quần áo: Hãy bắt đầu với những thứ cơ bản như phân chia màu sắc: từ đen, đến những màu sáng dần, những chiếc sơ mi theo màu sắc và họa tiết, những kiểu giày cổ điển, truyền thống nên đi kèm với màu quần nào… Một khi bạn đã có được sự sắp xếp cẩn thận, bạn có thể lựa chọn nhanh chóng mỗi khi cần và mỗi trang phục từ áo đến giầy sẽ được kết hợp hiệu quả hơn. Giữ chúng phẳng và sạch: Hãy chắc chắn quần hay áo sơ mi của bạn đã được là cẩn thận và không còn một vết bẩn nhỏ nào trước khi bạn mặc chúng. Khi quần áo bạn trông sáng sủa và đẹp thì bạn cũng sẽ trông sáng sủa hơn trong mắt mọi người. Phân biệt rõ quần áo đi chơi và đi làm: Văn phòng là nơi làm việc không phải quán bar hay cà phê nào. Hãy phân chia rõ ràng hai mảng quần áo này. Khi bạn đã chia ranh giới rõ ràng như vậy thì bạn sẽ không bị lẫn lộn mỗi khi chọn đồ đi làm. Xem lịch làm việc để chọn quần áo phù hợp: Đó là ngày giới thiệu sản phẩm mới trước công chúng hay ngày gặp gỡ các giám đốc cấp cao của công ty. Hãy chắc chắn rằng bạn chọn quần áo phù hợp với vai trò và trách nhiệm công việc cần làm. 24H.COM.VN (Theo MSN) Về mục lục Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn Người Việt vốn quen với đôi đũa, được làm từ cây tre quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Một trong những nét văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là văn hoá dùng đũa. Tuy nhiên không phải cứ ở nước ta thì khách cứ phải nhập gia tuỳ tục mà bản thân chúng ta cũng phải tìm hiểu và am tường cách dùng dao dĩa cũng như văn hoá ẩm thực của người phương tây. Người Nga Bữa ăn tối giao dịch đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nga để đưa ra các quyết định,để thương lượng hay để làm quen. Do đó việc đặt trước một nhà hàng thích hợp là rất quan trọng và nhà hàng đó không nên ầm ĩ với tiếng nhạc hay tiếng ồn của một đám đông. Vị trí trung tâm thường dành cho những quan chức cao cấp nhất. Bạn nên ngồi ở vị trí đối diện với đối tác người Nga. Nâng ly chúc mừng là một phần rất quan trọng trong bữa tối. Người Nga dùng dao dĩa theo kiểu truyền thống với dĩa được cầm trên tay trái, mũi dĩa chĩa xuống dưới và tay phải luôn luôn cầm dao. Người ta cho rằng tay của bạn vẫn nên để trên bàn. Chắc chắn là cổ tay bạn vẫn để nguyên trên mặt bàn. Nước hoa có một nền văn hoá đồ uống. Từ chối uống rượu là không thể chấp nhận được trừ phi bạn có lí do chính đáng chẳng hạn như giải thích rằng lí do sức khoẻ hay tôn giáo khiến bạn không thể uống rượu. Bạn cũng có thể mỉm cười và giả như mình đang uống để chứng tỏ rằng bạn đồng ý với việc nâng ly chúc mừng và tôn trọng người xung quanh. Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn Nhưng cần biết là đối tác người Nga có thể muốn tiến hành việc làm ăn ngay khi bạn đang say. Vì thế phải biết đâu là điểm dừng vì mỗi lần bạn cạn ly, bạn sẽ bị thúc giục phải rót đầy ly. Ở những bữa tiệc tối cá nhân, bạn sẽ được khuyến khích chứ không bị thúc ép ăn đến xuất thứ hai. Nếu chủ nhà của bạn cứ khăng khăng mời thì có lẽ bạn sẽ thấy để lại một chút thức ăn trên đĩa của mình là cần thiết để họ tin rằng bạn đã ăn đủ. Song trong những trường hợp khác hãy cố gắng ăn hết mọi thứ trên đĩa của bạn, bởi người Nga thấy khó chịu trước sự lãng phí. Người nào đưa ra lời mời sẽ thanh toán hoá đơn. Như là một cử chỉ lịch sự người khách sẽ đưa ra lời đề nghị thanh toán. Nếu bạn sắp chủ trì một bữa ăn thì cách tốt nhất là nên sắp xếp việc chi trả từ trước. Song nếu bạn là một phụ nữ thì những vị khách nam giới sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi bạn định áp dụng theo cách này. Người Đức Người Đức sau khi họp thường ăn tối với nhau và chủ đề nói chuyện thường vẫn là về các công việc làm ăn. Các doanh nhân Đức đã thành thông lệ không đưa ra các quyết định công việc trong bữa ăn. Phép tắc về việc ai thanh toán sau mỗi bữa ăn là rất khác biệt trong văn hoá Đức. Ai đưa ra lời mời thì sẽ trả hoá đơn. Điều này khác so với phép lịch sự của những nền văn hoá mà khách được mời thì tỏ ý muốn được thanh toán hoá đơn để tỏ ra hào phóng. Đặc biệt là những người Á Đông nên tránh việc khăng khăng muốn giả tiền như vẫn hay làm bởi nó không chỉ làm người Đức cảm thấy xấu hổ và bối rối mà đôi khi thực tế họ không ngờ đến điều này. Nếu bạn thực sự thấy bạn cần tỏ ý muốn chia sẻ hoá đơn thì tốt nhất bạn nên làm việc này trước khi tới nhà hàng. Lưu ý quan trọng là một người bạn hay một đồng nghiệp Đức chỉ gợi ý là cũng nhau đi ăn ở ngoài thì điều đó không có ý là muốn trả hoá đơn. Người Đức vốn dùng nhiều thịt và nước sốt. Đây có thể là vẫn đề với những ai có chế độ kiêng khem đặc biệt. Tuy nhiên điều Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn quan trọng ở đây là những vị chủ nhà Đức sẽ không thấy xấu hổ hay bực mình nếu bạn thẳng thắn thông báo trước với họ về điều này. Những buổi dạ tiệc thường bắt đầu rất đúng giờ. Nếu bạn vì bất kì một lí do nào mà đến muộn thì nên gọi điện thông báo trước với chủ nhà. Không nên tuỳ tiện ngồi ở những bữa tiệc như vậy, hãy đợi cho đến khi nào bạn được chỉ chỗ ngồi hay chủ nhà bảo bạn cứ ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích. Theo truyền thống thì đầu bàn là chỗ ngồi danh dự nhất, vị trí đầu tiên ở bên phải hay bên trái đầu bàn là để dành cho những người thực sự quan trọng. Nếu chủ nhà là hai người thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn bên này, còn một người sẽ ngồi ở phía bên kia. Nếu bạn đã quen với những phép tắc lịch sự khi ăn uống của Pháp thì bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào ở Đức. Theo Yeuthoitrang Về mục lục Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn Khi bước vào môi trường công ty, mỗi bạn trẻ cần ý thức rằng chúng ta sẽ làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Một nguyên tắc sống đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà tôi học được từ mẹ tôi là: “Điều gì mình không thích người khác gây ra cho mình, thì cũng đừng bao giờ mang đến cho họ”. Đó là câu nói bà thường lặp đi lặp lại khi giải quyết các mâu thuẫn hằng ngày giữa anh em tôi khi còn bé: đứa này dùng viết chì màu của đứa kia mà không xin phép; cuốn truyện ba mới mua để thưởng cho đứa này nhưng đứa kia ngang nhiên giành đọc Trong môi trường làm việc cũng vậy. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi cần dùng đến một tập tài liệu lưu trữ tại tủ hồ sơ chung của cả phòng, nhưng khi mở ra thấy hồ sơ lộn xộn, có những công văn bạn đã từng tra cứu trước đây nhưng nay không còn tại vị trí cũ? Lúc ấy chắc chắn rằng bạn sẽ thấy rất khó chịu nhưng phản ứng của bạn như thế nào mới là vấn đề. Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn Vậy giải quyết tình huống nói trên sao cho tốt nhất? Trước hết hãy suy nghĩ xem phản ứng của mình có gây khó khăn hay ảnh hưởng gì đến đồng nghiệp không? Sau đó, có thể góp ý trực tiếp một cách nhẹ nhàng với những người liên quan hoặc thẳng thắn nêu vấn đề trong cuộc họp của phòng ban để mọi người cùng khắc phục. Khi đi làm, thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp còn nhiều hơn cả người thân trong gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc hết sức cần thiết. Hãy hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện. Nếu như bạn gặp phải những đồng nghiệp “trái tính, trái nết”, ít nhiều gây khó dễ cho bạn thì đó cũng là lẽ thường tình. Hãy luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng tâm”, không để những chuyện vặt vãnh cá nhân ấy ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Một lời khuyên là hãy xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi và rèn luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân. Theo Dân trí Về mục lục . Công ty Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa DK –PV Tech 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Email: bantindientu@pvtech.pvn.vn chuyên nghiệp hơn, nhiều nhà tuyển dụng đã đưa ra những tiêu. Quan điểm của nhân viên Theo một cuộc điều tra, trong nhiều ngành, việc ăn mặc lịch sự và chuyên nghiệp khá quan trọng. Ví dụ như trong ngành tài chính nơi mà vẻ bên ngoài hay nói cách khác. tiến nhanh trong sự nghiệp hơn. Và 51% nhân viên trong ngành bán lẻ cũng có quan điểm tương tự. Trong khi đó những ngành mà nhân viên thường ngồi bàn giấy và chôn chân trong văn phòng 8 tiếng

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan