1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giới thiệu ngành nghề - Nghề Marketing ppsx

6 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghề Marketing Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cơ hội kinh doanh chính là các nhu cầu và ước muốn của khách hàng cần đươc thỏa mãn. Marketing tìm cách trả lời cho câu hỏi: khách hàng cần gì, khi nào, ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó? Như vậy, marketing không phải là bán hàng. Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau. Công việc chính của người làm marketing: Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là: - Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của thị trường, phân tích tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. - Nghiên cứu và theo dõi cạnh tranh: dự báo phản ứng của các đối thủ cũng như đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh. - Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp. - Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau. - Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn mọi thay đổi từ phía nhu cầu của khách hàng. - Xây dựng và quản lý chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các cấp độ nhu cầu khác nhau, các nhóm khách hàng khác nhau. - Xây dựng và điều chỉnh chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp (mức giá bán, mức hay tỷ lệ chiết khấu, giá khuyến mãi…) - Thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối sao cho sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng v.v…, đồng thời đánh giá hiệu quả của những kế hoạch và chương trình xúc tiến đó. - Xác lập và quản lý mối quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo thỏa mãn khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Thực hiện việc đánh giá và kiểm tra hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ đó có những thay đổi cần thiết và đưa ra những tư vấn hợp lý cho những người làm công tác lãnh đạo trong doanh nghiệp. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Với chuyên môn về marketing, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo v.v… là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo. 49% bản tin tuyển dụng hiện nay ở Việt nam dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Tính kiên trì - Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. - Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo. - Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành - Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả. Một số địa chỉ đào tạo: Marketing hiện nay là ngành học phổ biến trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế trong cả nước với các khóa đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn. Bởi vậy, cũng như ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể dễ dàng tìm được địa chỉ đào tạo phù hợp. Ngành Quảng cáo Quảng cáo là hướng tâm trí công chúng về một sản phẩm, dịch vụ hay một tư tưởng, để từ đó công chúng yêu thích, mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó, ủng hộ tư tưởng đó. Ngành công nghiệp quảng cáo đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Quảng cáo đang phát triển mạnh tại Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều công ty quảng cáo, truyền thông trong và ngoài nước. Làm việc trong ngành quảng cáo, bạn sẽ được hoà mình vào một môi trường làm việc sôi động, hiện đại, đầy sáng tạo. Thời gian làm việc rất thoải mái, phù hợp với những người thích lối sống sôi động, tự do. Trong ngành quảng cáo, bạn có thể trở thành: - Người điều hành quảng cáo: tổ chức, kết nối và quản lý mọi bộ phận tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công. - Chuyên viên quảng cáo: tác giả của những ý tưởng và thông điệp quảng cáo dựa trên mong muốn của khách hàng và nhu cầu của thị trường. - Người thiết kế quảng cáo: người biến ý tưởng thành sản phẩm phục vụ cho chiến dịch quảng cáo. - Đạo diễn phim quảng cáo: chỉ đạo tiến hành các bộ phim quảng cáo sao cho hợp logic, giữ vững kết cấu cảnh quay, cô đúc và truyền tải ấn tượng thông điệp chính. Bạn sẽ tìm thấy vị trí của mình tại: các hãng, công ty, đại lý quảng cáo, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cơ quan truyền thông đại chúng v.v Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Tính sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú - Khả năng nhìn điều bình thường theo một cách độc đáo - Có vốn văn hoá sâu rộng - Có khả năng tư duy, phân tích tốt, năng lực sáng tác và truyền tải thông điệp thông minh, hiệu quả. - Hài hước, dí dỏm, lãng mạn - Sự tự tin, cầu thị và kiên trì Một số địa chỉ đào tạo Muốn trở thành một người làm quảng cáo chuyên nghiệp, bạn có thể bắt đầu từ nhiều xuất phát điểm khác nhau: quản trị kinh doanh, marketing, mỹ thuật công nghiệp, báo chí Bạn có thể học ngành này ở: Khoa Marketing của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chương trình đào tạo chuyên viên quảng cáo do Khoa Thương mại - Du lịch Marketing của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty Truyền thông tiếp thị Vietnam Marcom tổ chức v.v . trí khác nhau thuộc marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Tính kiên trì - Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. - Sự năng động, linh. tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp. - Xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau. - Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau. Công việc chính của người làm marketing: Một cách khái quát nhất, công việc của người làm marketing là: - Nghiên

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

Xem thêm: giới thiệu ngành nghề - Nghề Marketing ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN