di tích Huế - Võ Thánh docx

7 205 2
di tích Huế - Võ Thánh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Võ Thánh Sau khi xây Văn Miếu tại kinh đô Huế vào năm Gia Long thứ 9 (1808), các tỉnh trong khắp đất nước lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. Việc lập Văn Miếu cho thấy triều đình trọng Nho học và đề cao việc giáo dục. Tuy dựa trên nền tảng Nho học nhưng võ bị dưới thời Nguyễn cũng chiếm một vai trò khá quan trọng. Vì thế, vào năm 1835 dưới thời Minh Mạng, theo kiến nghị của Bộ Lễ, triều đình chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ. Theo vua Minh Mạng: “Điều cốt yếu trong việc trị nước phải gồm có cả văn lẫn võ, không thể thiên về một bên. Việc xây dựng Võ Miếu là việc nên làm Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đời nào cũng có người tài giỏi binh cơ mưu lược, huống chi triều đình ta từ lúc khai quốc cho đến giai đoạn Trung hưng, nhiều người ra mưu giúp nước, công lao rực rỡ không kém gì người xưa, cần biểu dương để khuyến khích nhân tài ”. Võ Miếu được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Với chu vi khoảng 400m, cấu trúc Võ Miếu cũng không cầu kỳ, gồm một miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả Vu và Hữu Vu đối diện nhau. Chung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế. Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu. Những tấm bia này ghi tên những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời Tự Đức: 1. Khoa Ất Sửu (1865) 2. Khoa Mậu Thìn (1868) 3. Khoa Kỷ Tỵ (1869). Bên cạnh một số danh tướng Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội , trong miếu còn có bài vị thờ các danh tướng của Trung Quốc như: Hàn Tín, Trương Lương, Gia Cát Lượng Việc tế lễ ở Võ Miếu được tổ chức một năm 2 lần vào mùa thu và mùa xuân. Phẩm vật cúng tế có những quy định riêng. Tuy nhiên, về sau phẩm vật có thay đổi (tùy theo quy định của từng triều vua) nhưng chủ yếu vẫn là tam sinh (trâu, heo, dê) và hương hoa, quả phẩm. Về hình thức, việc lập Võ Miếu nhằm tạo ra một sự đăng đối so với Văn Miếu. Song thực tế, Võ Miếu không có vai trò quan trọng như Văn Miếu. Nho giáo hay chính xác là Nho học là hệ tư tưởng quán xuyến toàn bộ nền tảng chính trị giáo dục của chế độ phong kiến mà ở đây là triều Nguyễn. Văn Miếu ngày xưa là nơi thiêng liêng nhất đối với người đọc sách thánh hiền và Khổng Tử được tôn vinh là người thầy của muôn đời, ngang hàng với các vị Thánh. Võ Miếu được lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở Triều Nguyễn lập ra Võ Miếu để khuyến khích nhân tài, tỏ sự công bằng giữa văn và võ. Nhưng tiếc thay, thực tế đã không được như vậy. Giá như đối với việc rèn luyện binh mã, nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự, hiện đại hóa vũ khí luôn được chú trọng như việc đọc sách làm thơ thì đất nước ta đã có thể tránh khỏi họa xâm lăng suốt gần một thế kỷ. Võ Miếu vẫn còn đó, nếu để ghi danh những anh hùng có công với đất nước thì có lẽ sẽ không đủ chỗ. Nó chỉ còn là một chứng tích nhỏ bé, thầm lặng góp cùng những di tích khác khi nói về một Huế của ngày xưa. Hưng Miếu Miếu chính nằm ở vị trí trung tâm là một tòa nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái kép, tiền đường 5 gian 2 chái đơn. Bên trong đặt thần khám thờ bài vị của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế và Hoàng hậu. Hai bên miếu chính có tường ngắn ngăn cách, ở giữa tường trổ 2 cửa: Dục Khánh (bên đông), Chương Khánh (bên tây), phía trước là cửa miếu. Đi qua cửa Dục Khánh là Thần Khố (nhà kho), qua cửa Chương Khánh có nhà Thần Trù (nhà bếp). Từ khu vực Thần Khố, Thần Trù đều có cửa thông ra ngoài và qua khu Thế Miếu Lễ tế ở Hưng Miếu tổ chức mỗi năm 5 lần tựa như ở Thái Miếu, Thế Miếu. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 02-1947, Hưng Miếu bị đốt cháy hoàn toàn. Năm 1951, bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại) đã mua một phủ thờ từ Kim Long đưa về dựng lại ở nền cũ tòa miếu chính. Năm 1995 tòa nhà này lại được tu bổ thêm một lần nữa. Trong lần tu bổ này, miếu được sơn son thếp vàng. Hiển Lâm Các Tòa nhà chia làm 3 tầng. Tầng 1 chia làm 5 gian, hệ thống cột, kèo, đố bản chạm khắc hình rồng, hoa, lá có giá trị nghệ thuật cao. Ở đây có chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được xem là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị bậc nhất ở Hiển Lâm Các. Tầng 2 chia làm 3 gian. Tầng 3 chỉ có 1 gian, trên nóc dựng một bầu rượu màu vàng khiến cho tòa nhà trở nên thanh thoát. Yếu tố chính tạo nên sự bền vững của tòa nhà trước gió bão là hệ thống 24 chiếc cột gỗ xuyên suốt cả 3 tầng của tòa nhà. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng: Hiển Lâm Các là một công trình nghệ thuật đẹp nhất, nổi bật nhất trong Hoàng cung. Điện Cần Chánh Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi vua Nguyễn tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính. Điện Cần Chánh còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng ấn vàng, ấn ngọc của triều đại Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947. Đến nay, kế hoạch phục hồi điện Cần Chánh đã được thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN phê duyệt. Hổ Quyền Như ý nghĩa mà hai chữ Hổ Quyền bao hàm, đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo mà theo sự hiểu biết của chúng tôi thì không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ. Sự hình thành Hổ Quyền dưới triều Nguyễn có thể nói là hệ quả tất yếu của một loạt sự kiện xảy ra trong một quá trình lịch sử dài đến mấy trăm năm. Những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất có tư liệu ghi chép lại là vào thời các chúa Nguyễn (1558-1775). Tất nhiên không phải tổ chức ở Hổ Quyền vì bấy giờ công trình này chưa được xây dựng. Một học giả người Pháp là Pierre Poivre cho biết ông đã từng thấy những trận đấu giữa voi và hổ do chúa Nguyễn tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Ông cũng kể thêm là vào năm 1750, có một lần chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu không tiền khóang hậu giữa voi và hổ. Đây có lẽ là trận đấu khủng khiếp và đẫm máu nhất trong lịch sử. Các khán giả đã chứng kiến từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, khi mà 40 con voi đã tàn sát đến con hổ cuối cùng trong số 18 con được thả ra làm vật tế thần trong ngày hội. Đến thời các vua Nguyễn, người ta cũng thường tổ chức những cuộc đấu giữa voi và hổ và xem đó là những ngày hội lớn cho cả triều đình và dân chúng. Song trong giai đoạn đầu vì chưa có một đấu trường hẳn hoi để đảm bảo tính an toàn nên những sự cố vẫn thường xảy ra. Ví như dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở bãi đất trống phía trước Kinh Thành, giới hạn bằng một hàng rào lính tráng cầm khí giới đứng vòng quanh bảo vệ, một con hổ đã bứt được dây trói nhảy chồm lên tát người quản tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết. Sự lồng lộn của con dã thú đã gây thương tích cho nhiều người và trở thành nỗi kinh hoàng cho tất cả khán giả. Thời Minh Mạng cũng từng xảy ra một sự cố tương tự. Nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (mừng thọ vua 40 tuổi vào năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận thư hùng giữa voi và hổ tổ chức ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, chúa sơn lâm bứt được dây trói, lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Giữa lúc quan binh nhốn nháo hoảng loạn, vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con vật cùng đường. Nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời. Do những sự cố này, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), vua Thánh tổ nhà Nguyễn đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành, xây dựng một đấu trường kiên cố để tổ chức an toàn những cuộc đấu nói trên. Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,90m; vòng thành ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 10-15o tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145m, đường kính lòng chảo là 44m. Khán đài vua ngồi ở mặt Bắc của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh và cơi nới ra sau tạo một không gian tương đối rộng. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và các quốc thích đại thần. Hai bên có hai hệ thống nữ tường xây bằng gạch hoa đúc rỗng. Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho quan chức và binh lính. Từ khán đài này nhìn qua phía đối diện, người ta có thể nhận ra 5 chuồng cọp nằm ngay trong lòng đấu trường. Người ta lợi dụng hai vòng tường trong và ngoài của đấu trường để tạo ra vách chuồng. Giữa hai tường thành sẵn có, xây thêm các bức vách bằng gạch để tạo 5 cái chuồng riêng biệt. Hệ thống cửa ở các chuồng hổ là các cửa gỗ được đóng mở bằng cách kéo dây từ trên xuống. Từ khi xây xong Hổ Quyền, nghi thức tổ chức các trận quyết đấu sinh tử giữa voi và hổ trở nên trang trọng hơn trước. Ngày đấu, dân chúng địa phương quanh vùng đặt hương án, lễ vật. Chung quanh đấu trường bày nghi trượng, cắm cờ dựng lọng. Một đội lính mặc áo đỏ đội nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bờ sông. Suốt trên đoạn đường này, người ta phải trải chiếu hoa để đón nhà vua. Từ sáng sớm, dân chúng được phép đã hăm hở vào đến nơi để chờ xem trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ. Thường thì đúng giờ Ngọ, vua mới ngự thuyền rồng đến. Khi thuyền áp sát bờ sông, vua lên kiệu che bốn lọng vàng và bốn tàn vàng. Đi trước là lính Ngự lâm quân, rồi Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, gươm tuốt trần; tiếp theo là đội nhạc cung đình. Các quan quỳ nghênh đón ở chiếu hoa trải trên đường rồi theo vua vào cổng giữa lên khán đài. Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Các vua Nguyễn là người tổ chức, cũng là người điều khiển, vừa là khán giả rất nhiệt tình cổ vũ cho trận đấu cho đến khi voi giết chết hổ mới thôi. Trận đấu cuối cùng của voi và hổ được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Đây cũng là một trận đấu hấp dẫn, đầy kịch tính được nhiều người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ. Có thể thấy việc tổ chức các cuộc huyết đấu giữa voi và hổ trước hết xuất phát từ nhu cầu rèn luyện tượng binh, một binh chủng rất lợi hại của quân đội xứ Đàng Trong, sau mới được nâng dần lên thành trò giải trí tiêu khiển. Xét trên nhiều mặt, đấu trường Hổ Quyền của nhà Nguyễn vẫn mang tính nhân đạo hơn những đấu trường nô lệ đẫm máu của các đế chế Phương Tây. . viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở Triều Nguyễn lập ra Võ Miếu để khuyến khích nhân tài, tỏ sự công bằng giữa văn và võ. Nhưng tiếc thay, thực. một thế kỷ. Võ Miếu vẫn còn đó, nếu để ghi danh những anh hùng có công với đất nước thì có lẽ sẽ không đủ chỗ. Nó chỉ còn là một chứng tích nhỏ bé, thầm lặng góp cùng những di tích khác khi. đối di n nhau. Chung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế. Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan