Đừng chủ quan khi mắt con nhỏ lệ Bình thường, trẻ chỉ chảy nước mắt khi xuất hiện cảm xúc thái quá như buồn bã, giận dữ, đau khổ hoặc hạnh phúc nhưng nếu bé chảy lệ thường xuyên thì là triệu chứng của bệnh “tắc lệ đạo”. Nếu bé chảy lệ thường xuyên thì là triệu chứng của bệnh "tắc lệ đạo" (google image) Thấy bé Minh Anh thường xuyên chảy nước mắt, mắt kèm nhèm, nhưng nghĩ do trẻ sơ sinh nên chưa ổn định thị lực nên chị Mỹ Vân không hề coi là vấn đề quan trọng. Mãi đến hôm đưa bé đi tiêm phòng, một bác sỹ vừa nhìn thấy bé đã khuyên chị nên đưa bé đi khám thị lực ngay và bác sỹ viện mắt mắt bé đã có vấn đề khá nghiêm trọng và cần phải nhập viện ngay để điều trị. Vợ chồng anh Linh, chị Mến ở Cao bằng thì do hoàn cảnh khó khăn, lại đang vào vụ mùa nên thấy bé Vừng sưng mắt, kèm theo chảy nhầy mủ, vùng góc trong mắt nề nhẹ thì nghĩ đơn giản chắc con nghịch đất bẩn nên đau mắt mà thôi. Đến hôm thấy con khóc cả đêm vì đau nhức, thì anh chị mới vội vàng đưa con đi khám, tuyến bệnh viện tỉnh chuyển ngay lên viện mắt trung ương vì cháu đã bị tắc ống lệ gây áp xe tại túi lệ, gây rò, thoát mủ ra ngoài da. Nếu điều trị muộn một chốc lát nữa thôi thì chắc chắn “cửa sổ tâm hồn” của bé Vừng đã bị ảnh hưởng lớn về sau. Bình thường, người ta chỉ chảy nước mắt khi xuất hiện cảm xúc thái quá như buồn bã, giận dữ, đau khổ hoặc hạnh phúc nhưng triệu chứng bất thường của bé Minh Anh và bé Vừng trên đây biểu hiện rõ nét của căn bệnh “viên lệ đạo”. Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới, bao gồm: điểm lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi. Bình thường, nước mắt được tiết ra từ các tuyến lệ, sau khi đã làm ướt bề mặt nhãn cầu, phần còn lại sẽ đổ vào điểm lệ, vào lệ quản, túi lệ, qua ống lệ mũi và đổ ra ngách mũi phía dưới. Khi trẻ mắc bệnh về lệ đạo, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy. Biểu hiện dễ thấy nhất khi tắc lệ đạo là chảy nước mắt thường xuyên, kể cả khi không khóc. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Bé Minh Anh là một trường hợp mắc bệnh “tắc lệ đạo bẩm sinh”. Bé sinh thiếu tháng nên quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Chị Mỹ Vân ban đầu rất hoang mang, nhưng bác sỹ đã chỉ rõ cho chị rằng căn bệnh này của bé Minh Anh có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần. Trường hợp Bé Vừng con anh chị Linh – Mến lại do một nguyên nhân khác là do khi bé Vừng nghịch ngợm chấn thương vùng mắt, và đã làm tuyến lệ bị tổn thương dẫn tới tắc nghẽn. Ngoài ra, các viêm nhiễm mãn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng có thể gây chít hẹp lệ đạo và gây ra căn bệnh này. Với bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh, các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng khi phát hiện trẻ hay chảy nước mắt, cần đưa đi khám để các bác sĩ xác định nguyên nhân. Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Với trường hợp bé bị tắc lệ đạo bẩm sinh thì bé cần nhận được chẩn đoán của bác sỹ xác định. Nếu con bạn không có điểm lệ, bác sỹ sẽ dùng đầu kim nhọn thăm dò, xuyên qua màng bít điểm lệ hoặc phẫu thuật nối thông túi lệ mũi khi trẻ lớn lên. Nếu con bạn rơi vào dạng rò túi lệ bẩm sinh, bác sỹ sẽ dùng liệu pháp thông hoặc phẫu thuật để giúp bé khỏi bệnh. Ths. Nguyễn Lập Thu Theo Afamily . Đừng chủ quan khi mắt con nhỏ lệ Bình thường, trẻ chỉ chảy nước mắt khi xuất hiện cảm xúc thái quá như buồn bã, giận dữ, đau khổ hoặc hạnh phúc nhưng nếu bé chảy lệ thường xuyên. đạo”. Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới, bao gồm: điểm lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi. Bình thường, nước mắt được tiết ra từ các tuyến lệ, sau khi đã. còn lại sẽ đổ vào điểm lệ, vào lệ quản, túi lệ, qua ống lệ mũi và đổ ra ngách mũi phía dưới. Khi trẻ mắc bệnh về lệ đạo, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy.