Lõm ngực bẩm sinh Lõm ngực bẩm sinh – dù trẻ sinh ra còn sống, nhưng có thể bị các triệu chứng khó thở và ho nhiều do chèn ép phổi nặng. Đa số dị tật lõm ngực được phát hiện ngay khi vừa sinh (google image) Yếu tố di truyền được ghi nhận Lõm ngực bẩm sinh là biến dạng lồng ngực bẩm sinh do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực bị lõm vào. Người ta cho rằng lõm ngực bẩm sinh đã được nhận biết từ thời xưa, khoảng thế kỷ 16, Johan Schenck (1531- 1590) ghi lại trong y văn về dị tật này. Nhà khoa học Bauhinus mô tả một trường hợp lõm ngực nặng với các triệu chứng khó thở và ho nhiều do chèn ép phổi nặng. Sau đó, yếu tố di truyền đã được ghi nhận. Thế kỷ 19, W.Ebstein báo cáo 5 trường hợp ông mô tả đầy đủ các triệu chứng của dị tật lõm ngực bẩm sinh. Điều trị thời điểm này còn rất hạn chế, chủ yếu là tập thể dục. Khi phát hiện con em mình bị dị tật lõm ngực, các bậc cha mẹ nên đưa các em tới thăm khám ngay tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Nhi T.Ư Phân loại dị tật lõm ngực Theo Ths.BS Trần Thanh Vỹ, (Khoa Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch, ĐH Y Dược TP.HCM) có 2 loại lõm ngực: lõm ngực đồng tâm và lõm ngực lệch tâm. Dựa vào vị trí điểm lõm sâu nhất so với đường giữa xương ức, điểm lõm sâu nhất nằm trên đường giữa xương ức là lõm ngực đồng tâm, nếu lệch xương ức gọi là lõm ngực lệch tâm. Về nguyên nhân gây bệnh lõm ngực, BS Vỹ cho rằng cơ chế chính xác gây ra dị tật này vẫn chưa được biết. Cho đến nay, di truyền học vẫn chưa tìm ra yếu tố di truyền gây ra sự hình thành và phát triển tình trạng lõm ngực, ngoài sự liên quan 35% các trường hợp lõm ngực với các hội chứng di truyền. Biến đổi về sinh lý Hiện tượng lõm xương ức kéo theo sự phát triển bất thường các sụn sườn lân cận. Sự phát triển bất thường này gây ra hiện tượng đau ngực tại các vị trí này. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết một số bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh có bất thường về sinh lý, sau khi được mổ, tình trạng rối loạn được cải thiện hoàn toàn. Dị tật lõm ngực có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc vào tuổi dậy thì, nhưng đa số thì được phát hiện sau sinh. BS Trần Thanh Vỹ khẳng định diễn tiến tự nhiên của dị tật không tự khỏi, mức độ lõm ngực có thể giữ nguyên như sau khi sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, đa số các trường hợp diễn tiến nặng dần, dù diễn tiến chậm từ sau sinh đến tuổi dậy thì nhưng nguy hiểm là nặng lên rất nhanh trong giai đoạn dậy thì. Khi còn nhũ nhi và lúc trẻ, hầu hết bệnh nhân đều dung nạp tốt. Nhưng trẻ em càng lớn lên, càng than đau vùng biến dạng sụn hoặc đau vùng trước tim sau khi hoạt động gắng sức. Một số bệnh nhân bị hồi hộp đánh trống ngực, có lẽ do rối loạn nhịp nhĩ. Cũng có khi khó thở khi hoạt động gắng sức. Điều trị Từ tháng 3.2008, bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM đã triển khai điều trị dị dạng lồng ngực. Cho đến nay, hàng trăm bệnh nhân đã được phẫu thuật tại bệnh viện ĐH Y Dược và bệnh viện Chợ Rẫy có kết quả tốt. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam và Ths.BS Trần Thanh Vỹ đều khẳng định, nên phẫu thuật lõm ngực cho các em bé từ 3 đến 5 tuổi vì ở lứa tuổi này các em chưa đến trường vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến công việc học tập. Đặc biệt, khi lớn lên, bệnh nhân không còn nhớ mình đã từng bị dị tật. Như vậy, các em sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý. Theo TNO . Lõm ngực bẩm sinh Lõm ngực bẩm sinh – dù trẻ sinh ra còn sống, nhưng có thể bị các triệu chứng khó thở và ho nhiều do chèn ép phổi nặng. Đa số dị tật lõm ngực được phát hiện. sinh (google image) Yếu tố di truyền được ghi nhận Lõm ngực bẩm sinh là biến dạng lồng ngực bẩm sinh do sự phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức làm cho lồng ngực bị lõm. dị tật lõm ngực Theo Ths.BS Trần Thanh Vỹ, (Khoa Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch, ĐH Y Dược TP.HCM) có 2 loại lõm ngực: lõm ngực đồng tâm và lõm ngực lệch tâm. Dựa vào vị trí điểm lõm sâu