Cận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loại Tổ chức y tế thế giới vừa đưa ra một giải pháp có tính chất toàn cầu mang tên “VISION 2020” nhằm loại trừ 5 nhóm bệnh lý gây mù loà hàng đầu: đục thể thuỷ tinh, mắt hột, bệnh giun tròn - onchocercia, các bệnh mù loà bẩm sinh và tật khúc xạ. Tật khúc xạ, trong đó có cận thị, được lựa chọn bởi tính phổ biến mang tính chất toàn cầu của nó. Việc mang kính, tuy chỉ là một phương pháp điều trị rẻ tiền, nhưng lại đem lại sự cải thiện to lớn về chức năng thị giác. Thế nhưng, khi nói đến cận thị, người ta thấy ái ngại vì nhiều lý do: - tuy đã chung sống với chúng ta 2 thế kỷ nhưng bệnh căn của cận thị lại vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo. - ảnh hưởng của tật khúc xạ, bao gồm cận thị và các loại khiếm thị khác lên các cá nhân cũng như quần thể dân cư trên diện rộng đã không được quan tâm đúng mức. - cho dù các số liệu về quần thể mắc cận thị còn hạn chế nhưng cũng đủ để người ta thấy rằng chỉ số mắc cận thị đang ngày càng tăng. - những người cận thị sử dụng các dịch vụ y tế và dịch vụ công cộng nhiều hơn những người khác. Những gánh nặng cho xã hội do họ gây ra là điều ai cũng thấy rõ. Xin đơn cử một ví dụ: những người có thị lực < 2/10 có tỷ lệ bị tai nạn giao thông cao hơn 1,6 lần so với những người khác. Định nghĩa thế nào là cận thị đỏi hỏi một số hiểu biết nhất định về quang học, giải phẫu, sinh lý thị giác Hiểu nôm na, con mắt bị cận thị thường có trục trước sau dài hơn hằng số sinh lý bình thường. Điều này làm ảnh của vật được nhìn rơi ở phía trước võng mạc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố bẩm sinh hay bệnh lý khác cũng làm ảnh của vật bị rơi trước võng mạc, nhưng trục nhãn cầu vẫn nằm trong giới hạn bình thường: - ví dụ như trong nhóm bệnh lý mà độ cong của giác mạc hoặc thể thuỷ tinh tăng lên bất thường (trong bệnh giác mạc hình nón, thể thuỷ tinh hình cầu) -hoặc như chỉ số chiết quang của tiền phòng hoặc thể thuỷ tinh có thay đổi bất thường (trong đục thể thuỷ tinh bao sau). Phân loại cận thị được dựa trên vài tiêu chí: - mức độ nặng nhẹ: + cận thị < 3 D ( đi-ốp ) + cận thị vừa: từ 3 đến 6 D + cận thị nặng: từ 6 đến 12 D + cận thị rất nặng: >12 D - cận thị ổn định (cận thị học đường) và cận thị tiến triển (cận thị bệnh lý): + cận thị ổn định thường phát triển đến năm 25 tuổi thì dừng và mức độ cận thị thường < 6 D + cận thị tiến triển: mức độ cận thị vẫn tiếp tục leo thang sau 25 tuổi, có thể tới 10 hay 20 D kèm theo những biểu hiện bệnh lý nặng nề tại đáy mắt. Kết quả nghiên cứu đầu tiên trên qui mô đa quốc gia tại Chi-lê, Trung Quốc và Nê-pan đăng tải trên tạp chí Nhãn khoa của Hoa Kỳ đã khiến nhiều bậc cha mẹ sửng sốt. Ở trẻ lên 5 tuổi, tỷ lệ cận thị tại Chi- lê là 3,4 %, tại Nê-pan là 3 %. Nhưng với trẻ 15 tuổi thì con số này lên tới 19 % ở các em trai và 15 % ở các em gái. Còn tại Trung quốc, tỷ lệ cận thị lên tới 37% ở trẻ trai và 55 % ở trẻ gái. Ở nước ta việc các cháu bé oằn lưng với chiếc cặp sách và gương mặt ngây thơ với cặp kính cận đã không còn là điều hiếm gặp. Đã có vài công trình khoa học về cận thị học đường. Các tác giả đã đưa ra những con số đầu tiên về tỷ lệ cận thị hoc đường : ở nông thôn khoảng 13-15% , ở thành thị lên tới 25-30% . Chúng ta đã có chương trình phòng chống cận thị học đường, thể hiện sự quyết tâm giảm thiểu việc mắc bệnh cận thị trong giới trẻ của toàn xã hội. Nguyên nhân của cận thị đã được đề cập đến từ lâu. Trong các yếu tố bệnh sinh người ta quan tâm nhiều đến yếu tố di truyền - gen và các yếu tố môi trường. Sự gia tăng của cận thị trong vài thập niên gần đây khiến cho người ta không thể chỉ đổ lỗi cho yếu tố di truyền - gen. Thực tế là có quá nhiều trẻ em bị cận thị khi mà cha mẹ chúng hay ngay cả ông bà, cụ kỵ không hề biết đeo kính là gì. Ngay từ năm 1885, Fuchs, trong luận văn đoạt giải thưởng của Hội chống mù loà Luân Đôn đã viết “ cận thị mắc phải là do một vài yếu tố, trong đó phải làm việc lâu dài trong cự ly gần là nguyên nhân số một”. Ông nhận thấy cận thị không có ở trẻ sơ sinh. Những người thuộc tuýp “văn minh” thì bắt buộc phải học đọc nhiều hơn nên tỷ lệ mắc cận thị cũng tăng lên tương ứng. Ông đã đưa ra một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục như sau: tỷ lệ cận thị ở trường làng là 1,4%, ở trường cấp 1 là 6,6%, ở trường cấp 2 lên tới 10,3%, 19,7% tại các trường dạy nghề, 26,2% tại các trường trung học và tại các trường y là 59%. Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa giải thích được đầy đủ căn nguyên gây ra cận thị, cho dù các bậc tiền bối của thế kỷ trước đã cung cấp cho chúng ta một vài manh mối. Các nghiên cứu về dịch tễ học đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình, trình độ giáo dục và trí lực, mức độ làm việc ở cự ly gần Thế nhưng, chúng hoạt động theo cơ chế nào thì vẫn còn chưa rõ. Gần đây, có một giả thuyết gây nhiều tranh cãi, đó là: việc thắp sáng ban đêm có thể gây ra cận thị. Người ta cũng loay hoay tìm hiểu tác động của dinh dưỡng trong việc phát sinh cận thị. Người Eskimo gần như không bị cận thị có lẽ bởi họ chỉ toàn ăn cá, thế nhưng, ở người Nhật, cho dù họ rất ưa món hải sản, thì tỷ lệ mắc cận thị lại không thấp chút nào. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng được khuyên dùng cho người bị cận thị tiến triển là thực phẩm chứa nhiều vitamine A-D-E, các khoáng vi lượng như đồng, kẽm, selen và mangan. Tất cả những yếu tố này đều có rất nhiều trong thuỷ hải sản như cá và các loài nhuyễn thể. Các phương pháp điều trị cận thị không có nhiều. Trong đó phương pháp đeo kính thuốc vẫn được coi là hữu hiệu và rẻ tiền nhất. Tỷ lệ đeo kính thuốc khoảng 40% dân số được coi là biểu hiện của một nước có nền y tế tốt. Điều này chứng tỏ việc hiệu chỉnh đúng đắn tật khúc xạ ở nhiều nước vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Thật ngạc nghiên là ngay tại Australia, một nước được coi là có hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt, thì tổ chức Visual Impair Project cho biết có tới phân nửa những người trên 40 tuổi có thị lực < 6/12 là do tật khúc xạ không được hiệu chỉnh đúng đắn, trong đó 40% là những người cận thị. Những tiến bộ về vật liệu mới cũng đã mang đến nhiều tiện ích cho người đeo kính. Vật liệu làm kính hiện ngày nay chống xước tốt hơn, trong lượng riêng nhẹ hoặc siêu nhẹ, chống bám nước và phản quang, phổ màu nhuộm cũng rất phong phú. Gọng kính thì có vô số kiểu, loại, với giá rất khác biệt. Có thể ước chừng một đôi kính thuốc có mức giá từ tiền trăm ngàn cho đến tiền triệu. Trong khi được coi là phương tiện điều trị rẻ tiền nhất, cơ bản nhất thì đáng tiếc, cho đến nay kính thuốc vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Chúng ta có thể thông cảm với các nhà quản lý bởi mức đóng góp bảo hiểm y tế ở nước ta còn quá ít, chưa thể bao cấp cho việc này. Ngay cả ở những nước phát triển, kính thuốc tuy được bảo hiểm xã hội chi trả nhưng bị quản lý chặt chẽ cùng với sự hợp tác rất nghiêm túc từ phía người bệnh. Chúng ta hãy thử hình dung quĩ bảo hiểm một năm sẽ phải chi trả bao nhiêu tiền nếu mỗi người, vì nhiều lý do khác nhau, sẽ thay kính khoảng 2 năm/ 1 đôi? Mang kính tiếp xúc có những ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ, trường nhìn cũng như có thể kìm hãm phần nào sự gia tăng độ cận thị. Thế nhưng những bất tiện của nó thì cũng không phải là ít, giá cả còn quá cao so với mặt bằng thu nhập của những nước đang phát triển, công việc vệ sinh và chăm sóc đôi kính tiếp xúc cũng không hề đơn giản. Phương pháp điều trị tân tiến nhất là phẫu thuật bằng tia laser cũng có những chống chỉ định nhất định và đỏi hỏi chúng ta phải chuẩn bị hầu bao kỹ càng, nhất là khi danh mục điều trị kỹ thuật cao được bảo hiểm y tế chi trả còn rất hạn hẹp. Tật khúc xạ trong đó có cận thị được coi là một ưu tiên của chương trình “VISION 2020” bởi tật khúc xạ không được hiệu chỉnh đúng sẽ gây ra khiếm thị. Người khiếm thị thực sự là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Trong khi xác định cận thị là một thách thức thực sự cho nền y tế nói chung và y tế công cộng nói riêng, chúng ta cần một nỗ lực toàn cầu để xác định rõ nguyên nhân của cận thị, phòng tránh ban đầu và loại trừ chúng như là một nguyên nhân gây ra khiếm thị. . Cận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loại Tổ chức y tế thế giới vừa đưa ra một giải pháp có tính chất toàn cầu mang tên “VISION 2020” nhằm loại trừ 5 nhóm bệnh lý g y. + cận thị < 3 D ( đi-ốp ) + cận thị vừa: từ 3 đến 6 D + cận thị nặng: từ 6 đến 12 D + cận thị rất nặng: >12 D - cận thị ổn định (cận thị học đường) và cận thị tiến triển (cận thị. trẻ của toàn xã hội. Nguyên nhân của cận thị đã được đề cập đến từ lâu. Trong các y u tố bệnh sinh người ta quan tâm nhiều đến y u tố di truyền - gen và các y u tố môi trường. Sự gia tăng của