1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình kiểm thử phần mềm trên thiết bị di đông

41 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 145,49 KB

Nội dung

Quy trình và các đặc điểm của phương pháp kiểm thử trên thiết bị di động, một số ví dụ về kiểm thử hộp đen trên thiết bị di động. Báo cáo kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động. Kiểm thử đang là một ngành mới và là ngành đang được các bạn trẻ lựa chọn hiện nay.

Lớp C10HTTT1 Học viện công nghệ bưu chính viễn thông Khoa công nghệ thông tin I Báo cáo thực tập Đề tài Kiểm Thử Trên Thiết Bị Di Động Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Bích Ngọc Sinh viên thực hiện:  Lê Thị Thúy  Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 1 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Lời nói đầu 1. Mở đầu Hiện nay, máy tính điện tử và internet là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người. Sự thu hút của mạng internet với đủ trang web mọc lên như nấm. Các trang web có giao diện được thiết kế bằng nhiều hình ảnh động với màu sắc hấp dẫn, bắt mắt. Nhiều trang web có khả năng tương tác cao, cho phép người sử dụng tham gia đóng góp ý kiến của mình vào các diễn đàn mở, mua bán trực tuyến trên website. Cùng với máy tính điện tử, điện thoại di động cũng được mọi người sử dụng phổ biến. Các dòng điện thoại di động ngày càng đa dạng, đa chức năng, với các dịch vụ như ghi âm, chụp hình, nối mạng, gắn nhạc chuông và hình nền đủ loại, tán gẫu và gửi tin nhắn, nghe nhạc và xem phim, chơi game… Mỗi năm có hàng nghìn sản phẩm phần mềm được ra đời để phục vụ nhu cầu của con người. Bên cạnh đó việc kiểm tra chất lượng của các sản phẩm đó là điều tất yếu. Ở việt nam, kiểm thử phần mềm là một nghành còn rất là non trẻ. Theo ICTnews – Tại Việt Nam, tỷ lệ bình quân là 5 lập trình viên mới có 1 kỹ sư kiểm thử phần mềm. Đây chính là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực mà nguyên nhân của nó là số lượng các đơn vị đào tạo chuyên sâu về kiểm thử phần mềm còn quá ít. 2. Lý do chọn đề tài Quy trình tạo ra một sản phẩm phần mềm thì giai đoạn kiểm thử là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn tốn nhiều chi phí và thời gian. Kiểm thử được coi là thành công khi phát hiện ra lỗi, một phần mềm mới dễ mắc lỗi và nhiệm vụ của 2 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 người kiểm thử là phải tìm ra lỗi đó. Vì vậy mục tiêu của quá trình thực tập này là tìm hiểu về kiểm thử phần mềm, đặc biệt là phần mềm trên thiết bị di động. Chương 1 sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về kiểm thử, các phương pháp kiểm thử và quy trình kiểm thử. Chương 2 sẽ đi sâu về các dòng điện thoại thường sử dụng, các tính năng và phần mềm của nó có gì khác biệt so với máy tính cá nhân và chương trình testcase cụ thể. Đề tài “Kiểm thử trên thiết bị di động” là một đề hay và ý nghĩa thực tiễn. Nó phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin ngày nay và áp dụng được vào thực tế. 3 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Lời cảm ơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Bằng tâm huyết của mình, cô giáo đã truyền đạt hết các tri thức quý báu cho chúng em. Nhờ có sự hướng nhiệt tình của cô mà chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức, và quan trọng hơn là chúng em đã hoàn thành xong quá trình thực tập. Bài báo cáo thực tập là kết quả của cả quá trình thực tập trong vòng 6 tuần. Do kiến thức còn hạn chế và còn nhiều bỡ bỡ ngỡ nên không thể tránh được những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013 Sinh Viên Lê Thị Thúy Nguyễn Thị Thúy 4 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………… Hà Nội, ngày… tháng… năm… Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi đủ họ tên) 5 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Mục Lục 6 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Chương 1: Tổng Quan Về Kiểm Thử Phần Mềm 1. Tại sao phải kiểm thử? Lỗi phần mềm dẫn tới hiệu quả nghiêm trọng, chúng tôi đưa ra hai ví dụ điển hình: Tháng 2/1991, hệ thống tên lửa phòng thủ Patriot của Mỹ đặt tại Dhahran, Arabia Saudi đã thất bại trong việc phát hiện cuộc tấn công vào các doanh trại quân đội. Phần mềm gặp trục trặc khiến hệ thống theo dõi hoạt động không hiệu quả. Kết quả là 28 binh lính Mỹ thiệt mạng. Khi Toyota triệu hồi hơn 400.000 xe hơi mắc lỗi vào năm 2010, đó không phải là lỗi về mặt cơ khí. Những chiếc xe hơi này đã mắc lỗi phần mềm trong hệ thống phanh chống bó cứng. Theo hãng tin AP, cùng với các lỗi cơ khí khiến hàng triệu xe bị thu hồi, Toyota đã phải chịu thiệt hại lên tới 3 tỷ USD. Vì vậy, để tránh được những rủi ro khi phần mềm đem vào sử dụng thì trong quá trình làm sản phẩm phần mềm cần phải kiểm thử trước khi đem ra sử dụng. 2. Một số khái niệm a) Kiểm thử là gì? Kiểm thử là tiến trình vận hành hệ thống hoặc thành phần dưới những điều kiện xác định, quan sát hoặc ghi nhận kết quả và đưa ra đánh giá về hệ thống hoặc thành phần đó. 7 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Mục đích của quá trình kiểm thử phần mềm là tìm ra các lỗi hay các khiếm khuyết của phần mềm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu của phần mềm. Kiểm thử mà không phát hiện được lỗi coi là kiểm thử không thành công. b) Phân biệt giữa kiểm thử và gỡ lỗi Kiểm thử: nhằm phát hiện lỗi. Gỡ lỗi: xác định bản chất lỗi và định vị lỗi trong chương trình và tiến hành sửa chữa lỗi. Sai sót, Lỗi, Hỏng hóc:  Error (Sai sót): là một sự nhầm lẫn hay một sự hiểu sai trong quá trình phát triển phần mềm của người phát triển.  Fault, defect (Lỗi): xuất hiện trong phần mềm như là kết quả của một sai sót.  Failure (Hỏng hóc): là kết quả của một lỗi xuất hiện làm cho chương trình không hoạt động được hay hoạt động nhưng không cho kết quả như mong đợi. c) Một số đặc điểm của kiểm thử “Kiểm thử phần mềm giúp tìm ra được sự hiện diện của lỗi nhưng không thể chỉ ra sự vắng mặt của lỗi” – Dijkstra. “Mọi phương pháp được dùng để ngăn ngừa hoặc tìm ra lỗi đều sót lại những lỗi khó phát hiện hơn” – Beizer. Điều gì xảy ra nếu việc kiểm thử không tìm được lỗi trong phần mềm hoặc phát hiện quá ít lỗi. • Phần mềm có chất lượng quá tốt. 8 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 • Quy trình/Đội ngũ kiểm thử hoạt động không hiệu quả. d) Vai trò của kiểm thử trong phát triển phần mềm Kiểm thử có vai trò trong suốt quy trình sống của phần mềm: • Kiểm thử không tồn tại độc lập. • Các hoạt động của kiểm thử luôn gắn liền với các hoạt động phát triển phần mềm. • Các mô hình phát triển phần mềm khác nhau cần các cách tiếp cận kiểm thử khác nhau. 3. Tiến trình kiểm thử cơ bản Quy trình kiểm thử phần mềm bao gồm các bước:  Lập kế hoạch  Thiết kế Test  Thực hiện Test  Đánh giá Test Lập kế hoạch : Nhằm chỉ định và mô tả các loại kiểm tra sẽ được triển khai và thực hiện. Kết quả của bước lập kế hoạch là bản tài liệu kế hoạch kiểm thử phần mềm bao gồm nhiều chi tiết từ các loại kiểm tra, chiến lược kiểm tra, cho đến thời gian và phân định lực lượng kiểm tra viên. Thiết kế test: Nhằm chỉ định các test case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi phiên PM. Giai đoạn thiết kế test là hết sức quan trọng, hết sức quan trọng, nó đảm bảo tất cả các tình huống kiểm tra hết tất cả các yêu cầu. Các bước thiết kế test: 9 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 • Xác định và mô tả test case. • Mô tả các bước chi tiết để kiểm tra. • Xem xét và khảo sát độ bao phủ của việc kiểm tra. • Xem xét test case và các bước kiểm tra. Phát triển Test Script: Bước này thường không bắt buộc trong các loại và mức kiểm tra, chỉ yêu cầu trong những trường hợp đặc thù cần thiết kế, tạo ra các Test script có khả năng chạy trên máy tính giúp tự động hoá việc thực thi các bước kiểm tra đã định nghĩa ở các bước thiết kế test. Thực hiện test: mục đích thực hiện các bước kiểm tra đã thiết kế và ghi nhận kết quả. Đánh giá test: mục đích là Đánh giá toàn bộ quá trình kiểm tra bao gồm xem xét và đánh giá kết quả kiểm tra lỗi, chỉ định các yêu cầu thay đổi và tính toán số liệu liên quan, đến quá trình kiểm tra. 4. Các phương pháp kiểm thử a) Kiểm thử tĩnh và kiểm thử động  Kiểm thử tĩnh: Là phương pháp thử phần mềm đòi hỏi phải duyệt lại các yêu cầu và các đặc tả bằng tay, thông qua việc sử dụng giấy, bút để kiểm tra logic, lần từng chi tiết mà không cần chạy chương trình.  Kiểm thử động: Là phương pháp thử phần mềm thông qua việc sử dụng máy tính để chạy chương trình, kiểm tra trạng thái tác động của chương trình. Trong kiểm thử động, phần mềm phải thực sự được biên dịch và chạy. Kiểm thử động thực sự bao gồm làm việc với phần mềm, nhập các giá trị đầu vào và kiểm tra xem liệu đầu ra có như mong muốn hay không. 10 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy [...]... thử phần mềm cần phải tuân thủ một số quy tắc sau: Quy tắc 1: Một phần quan trọng của 1 ca kiểm thử là định nghĩa của đầu ra hay kết quả mong muốn Quy tắc 2: Lập trình viên nên tránh tự kiểm tra chương trình của mình Quy tắc 3: Nhóm lập trình không nên kiểm thử chương trình của chính họ Quy tắc 4: Kiểm tra thấu đáo mọi kết quả của mỗi kiểm tra Quy tắc 5: Các ca kiểm thử phải được viết cho các trạng thái... d) Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Test) Là để chứng minh phần mềm thoả mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng và được khách hàng chấp nhận Việc kiểm thử chấp nhận được khách hàng thực hiện hoặc khách hàng uỷ quy n cho bên thứ ba thực hiện Hầu hết các trường hợp kiểm tra ở mức này gần giống như mức kiểm thử hệ thống 6 Các nguyên tắc kiểm thử Để kiểm thử đạt hiệu quả thì khi tiến hành kiểm thử phần mềm. .. Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Ưu di m: • • Quy trình kiểm tra được thiết kế rõ ràng, cụ thể Đảm bảo những chức năng quan trọng đã được kiểm tra  Kiểm thử hộp đen  Còn gọi là kiểm thử hướng dữ liệu  Người kiểm thử không quan tâm tới cấu trúc và hành vi bên trong của chương trình  Chỉ quan tâm tới các hiện tượng mà phần mềm không hành xử theo đúng đặc tả yêu cầu  Dữ liệu kiểm thử sẽ được tạo từ đặc tả... C10HTTT1 Quy tắc 6: Khảo sát 1 chương trình để xem liệu chương trình có thực hiện cái mà nó cần thực hiện chỉ là 1 phần, phần còn lại là xem liệu chương trình có thực hiện cái mà nó không cần phải thực hiện hay không Quy tắc 7: Tránh các ca kiểm thử bâng quơ trừ khi chương trình thực sự là 1 chương trình bâng quơ Quy tắc 8: Không dự kiến kết quả của kiểm thử theo giả thiết ngầm là không tìm thấy lỗi Quy. .. và so sánh kết quả  Ưu điểm của kiểm thử hộp đen: • Người kiểm thử phần mềm không cần có kiến thức sâu rộng về đặc tả và ngôn ngữ lập trình • Người kiểm thử và các lập trình viên là độc lập với nhau • Người kiểm thử thực hiện quan điểm của người xem (chưa biết gì)  Nhược điểm: • Chỉ có một lượng nhỏ các yếu tố đầu vào được kiểm tra • Các trường hợp kiểm thử được thiết kế không rõ ràng nên có thể...Lớp C10HTTT1 b) Kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen  Kiểm thử hộp trắng Còn gọi là kiểm thử hướng logic Cho phép kiểm tra cấu trúc bên trong của phần mềm với mục đích đảm bảo tất cả các câu lệnh và điều kiện sẽ được thực hiện ít nhất một lần Người kiểm thử có thể truy cập vào mã nguồn để kiểm tra và lấy làm cơ sở để hỗ trợ việc kiểm thử Nguyên tắc của kỹ thuật hộp trắng:... kiểm thử chức năng chỉ chú trọng đến chức năng của chương trình, mà không quan tâm đến cấu trúc bên trong, chỉ khảo sát chức năng của chương trình theo yêu cầu kỹ thuật 15 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 • Kiểm thử hiệu năng (Performance Test): Kiểm thử việc vận hành của hệ thống • Kiểm thử khả năng chịu tải (Stress Test): Kiểm thử các giới hạn của hệ thống c) Kiểm thử. .. Integration Test nó sẽ kiểm thử tích hợp tất cả các Unit Test với nhau Có 4 loại kiểm thử trong Integration Test: • Kiểm thử cấu trúc (Structure Test): Tương tự White Box Test, kiểm thử cấu trúc nhằm bảo đảm các thành phần bên trong của một chương trình chạy đúng và chú trọng đến hoạt động của các thành phần cấu trúc nội tại của chương trình chẳng hạn các câu lệnh và nhánh bên trong • Kiểm thử chức năng (Functional... thiết kế không rõ ràng nên có thể dẫn đến có trường hợp đáng lẽ chỉ kiểm tra 1 lần nhưng lại kiểm tra quá nhiều lần, có trường hợp lại không được kiểm tra 5 Các mức độ kiểm thử 13 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Hình 5.1 các mức độ kiểm thử a) Kiểm thử đơn vị (Unit Test) Là việc kiểm tra một thành phần phần mềm nhỏ nhất, chẳng hạn như một hàm (function), thủ tục (procedure),... không tìm thấy lỗi Quy tắc 9: Xác suất tồn tại lỗi trong 1 đoạn chương trình là tương ứng với số lỗi đã tìm thấy trong đoạn đó Quy tắc 10: Kiểm thử là 1 nhiệm vụ cực kỳ sáng tạo và có tính thử thách trí tuệ 18 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy – Nguyễn Thị Thúy Lớp C10HTTT1 Chương 2: Kiểm Thử Phần Mềm Trên Di động 1 Các dòng điện thoại di động chính Hãng ĐTDĐ Dòng ĐTDĐ 1.NOKIA ASHA 308 NOKIA Hệ Điều Hành . này là tìm hiểu về kiểm thử phần mềm, đặc biệt là phần mềm trên thiết bị di động. Chương 1 sẽ giới thiệu các khái niệm cơ bản về kiểm thử, các phương pháp kiểm thử và quy trình kiểm thử. Chương. của quá trình kiểm thử phần mềm là tìm ra các lỗi hay các khiếm khuyết của phần mềm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu của phần mềm. Kiểm thử mà không phát hiện được lỗi coi là kiểm thử không. triển phần mềm Kiểm thử có vai trò trong suốt quy trình sống của phần mềm: • Kiểm thử không tồn tại độc lập. • Các hoạt động của kiểm thử luôn gắn liền với các hoạt động phát triển phần mềm. •

Ngày đăng: 31/07/2014, 00:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w