Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
153,12 KB
Nội dung
Điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc Bài viết dưới đây xin giới thiệu cách điều trị bằng điện châm và xoa bóp để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết. Theo y học hiện đại (YHHĐ), tổn thương giải phẫu chủ yếu trong bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm không đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp do các rối loạn về miễn dịch mà nguyên nhân chưa được xác định. Điều trị theo YHHĐ cho đến nay vẫn chủ yếu là dùng các thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn cơ và thuốc tác động đến hệ miễn dịch (nhóm thuốc điều trị cơ bản). Trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt cũng có những tác dụng điều trị giảm đau - chống viêm - giãn cơ và tác động đến cả hệ miễn dịch của cơ thể nhưng có một ưu điểm đặc biệt là rất ít tác dụng phụ như thuốc giảm đau chống viêm. Theo YHHĐ, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu. Ngoài tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì còn có tác dụng toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch. Khi người thầy thuốc tác động trực tiếp vào huyệt là những điểm mà kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở đó tập trung nhiều mạch máu và đặc biệt những dây, nhánh, thụ cảm thể thần kinh, hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể tiếp nhận tín hiệu kích thích huyệt, đồng thời huy động toàn bộ cơ thể đáp lại kích thích bằng 3 loại phản xạ: tại chỗ, tiết đoạn, toàn thân. Các đáp ứng của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh - thể dịch đều nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ điều hoà các rối loạn bệnh lý. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh được rằng điện châm có vai trò điều hoà bài tiết một số hormon có liên quan đến cơ chế chống đau của cơ thể như catecholamin, ACTH, cortisol và đặc biệt là điện châm làm tăng hàm lượng beta - endorphin (một hormon nội sinh có tác dụng mạnh gấp 200 lần so với morphin) trong máu ngoại vi. Người ta đã tiến hành đo độ tập trung của beta - endorphin của các tế bào đơn nhân ở máu ngoại vi và quá trình tăng sinh lympho T ở các bệnh nhân được điện châm và kết quả cho thấy điện châm không những có thể làm tăng hàm lượng opiat trong các tế bào miễn dịch mà còn tăng sinh tế bào lympho. Một nghiên cứu khác đã đánh giá tác dụng chống viêm của điện châm ở các thời điểm khác nhau. Kết quả cho thấy điện châm là một tác nhân kích thích hàn gắn tổn thương thông qua hoạt hoá các tế bào miễn dịch tại chỗ. Phương pháp điện châm được áp dụng tùy theo từng thể bệnh Thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp) Điện châm các huyệt: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt. Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian 20-30 phút một lần châm, hiệu quả giảm đau rất nhanh. Thể thấp nhiệt thương âm (tương ứng với viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm) Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê. Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm. Thể đàm ứ ở kinh lạc (tương ứng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp) Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc, huyết hải, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý. Có thể lựa chọn phương pháp thể châm (châm thường không kích thích xung điện) hoặc phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm. Phương pháp xoa bóp, ấn huyệt Làm các thủ thuật ấn (dùng ngón tay ấn vào vùng huyệt cần tác động), day (dùng ô mô út hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da của bệnh nhân di động theo đường tròn), lăn (dùng mu bàn tay hoặc mặt bên của ô mô út vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lăn trên vùng định xoa bóp), véo (dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, kéo da người bệnh lên, cần làm liên tiếp cho da người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc) ở các khớp và các cơ quanh khớp vùng tổn thương. - Vận động: vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác hoạt động chức năng của khớp. Vận động từng bước, động viên người bệnh kiên trì chịu đựng, tập luyện dần dần tăng biên độ hoạt động các khớp. Khi các khớp đã phục hồi chức năng vận động thì động viên người bệnh thường xuyên luyện tập, co duỗi vận động các khớp đều đặn hàng ngày để dự phòng dính khớp tái phát. Xoa bóp, vận động là phương pháp có giá trị quan trọng và cơ bản trong điều trị bệnh giai đoạn này. Dự phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát Sau khi bệnh đã ổn định, các khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau, cần đề phòng đợt tái phát bằng tự xoa bóp các khớp hàng ngày, rèn luyện thể dục thể thao (chơi các môn thể thao nhẹ) để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể với sự biến động của môi trường thời tiết khí hậu. Tránh các tác nhân không có lợi cho người bệnh như nơi ở ẩm thấp, thời tiết lạnh, mưa gió Vị trí các huyệt cần tác động A thị huyệt: Các vị trí vùng khớp bị tổn thương ấn vào bệnh nhân thấy đau. Phong trì: Huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm sau gáy. . vẫn chủ yếu là dùng các thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn cơ và thuốc tác động đến hệ miễn dịch (nhóm thuốc điều trị cơ bản). Trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, châm cứu và. Điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc Bài viết dưới đây xin giới thiệu cách điều trị bằng điện châm và xoa bóp để bạn đọc tham khảo. phẫu chủ yếu trong bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm không đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp do các rối loạn về miễn dịch mà nguyên nhân chưa được xác định. Điều trị theo YHHĐ cho đến