Viễn thị ở trẻ em Phụ huynh nên nghĩ đến viễn thị nếu trẻ bắt đầu đi học tự nhiên bị lé. Cũng nên cảnh giác với tật này nếu trẻ vào cấp 1 không chịu học mà chỉ thích chơi ngoài trời, lại hay kêu mỏi mắt, nhức đầu hoặc không diễn tả được. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng viễn thị là chỉ nhìn được xa, cũng như cận thị là chỉ nhìn được gần. Điều đó chỉ đúng một phần, vì khi bị viễn thị nặng thì người bệnh nhìn xa cũng không rõ, nghĩa là mắt nhìn mờ cả xa lẫn gần, càng nhìn gần lại càng mờ. Đến hiệu kính thử mắt, không có kính nào giúp nhìn rõ. Về phương diện quang học, viễn thị có nghĩa là khi nhìn một vật ở xa, ảnh hiện ở đằng sau mắt, chứ không hiện ngay trên võng mạc. Cũng giống như trong chụp ảnh, khi đo khoảng cách không đúng, ảnh sẽ hiện đằng sau phim và bị mờ. Ngược lại, với cận thị, ảnh hiện ở phía trước võng mạc. Cận thị là do mắt hội tụ quá nhiều, trong khi viễn thị là do mắt có độ hội tụ yếu. Muốn nhìn rõ, mắt phải thường xuyên điều tiết, tức là các cơ mắt phải co kéo để thủy tinh thể tăng độ hội tụ, đưa ảnh từ phía sau hiện trên võng mạc. Hậu quả của việc điều tiết thường xuyên là làm mỏi và nhức mắt. Nguyên nhân của tật viễn thị thường là do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn, do đó ảnh hiện ra sau võng mạc. Theo thời gian, khi trẻ lớn lên, mắt sẽ tăng dần kích thước cùng chiều cao thân thể và độ viễn thị giảm dần. Đến một lúc nào đó, khi ảnh hiện đúng trên võng mạc thì mắt không tăng trưởng nữa và trở nên bình thường. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mắt không tăng trưởng, trẻ sẽ bị viễn thị. Bình thường, trẻ em mới sinh ra luôn luôn bị viễn thị và độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ. Nếu ở tuổi này, mắt không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi bắt đầu học cấp 1. Cách nhận biết trẻ bị viễn thị: Trẻ đọc sách hay nhìn gần bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, đôi khi đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu. Mắt có khuynh hướng quay vào trong làm lé trong. Nếu có các triệu chứng này, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Có thể biết được độ viễn thị bằng cách soi bóng đồng tử. Ở trẻ em, chỉ có thể soi bóng đồng tử sau khi nhỏ thuốc atropin vào mắt. Vì mắt trẻ phải thường xuyên điều tiết quá độ, gây mất cân bằng giữa độ điều tiết và độ quy tụ nên mắt bị lé trong và trẻ chỉ còn nhìn với một mắt. Kết quả là mắt bị nhược thị (không nhìn được rõ), không nhìn thấy hình nổi, xác định khoảng cách vật không chính xác, ảnh hưởng đến một số nghề nghiệp sau này. Muốn mổ viễn thị phải dùng đến tia Laser Excimer thế hệ mới hay Lasik. Tuy nhiên, kết quả giới hạn vì kỹ thuật đang còn có những điểm cần nghiên cứu thêm. Những điều cha mẹ cần lưu ý Trẻ đến tuổi đi học, nếu thấy mắt lé khi nhìn gần, nên cho cháu đi khám mắt. Nếu bị viễn thị, phải cho trẻ đeo kính đúng độ. Không tự ý đưa trẻ đến tiệm kính để đo và mua kính. Đo độ viễn thị cần phải do bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên khúc xạ thực hiện. Không thể căn cứ vào máy đo điện tử vì trẻ chưa biết đọc chữ. Khi trẻ đã đeo kính, phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra mỗi 6 tháng vì độ viễn thị có thể thay đổi. Ở nước ta, một vài nơi hiện có máy Visiotest có thể kiểm tra được độ khúc xạ, độ lé, độ hợp thị và loạn sắc ở trẻ đã biết đọc, biết viết để phát hiện các tật về thị giác. . tăng trưởng, trẻ sẽ bị viễn thị. Bình thường, trẻ em mới sinh ra luôn luôn bị viễn thị và độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ. Nếu ở tuổi này, mắt không. Viễn thị ở trẻ em Phụ huynh nên nghĩ đến viễn thị nếu trẻ bắt đầu đi học tự nhiên bị lé. Cũng nên cảnh giác với tật này nếu trẻ vào cấp 1 không chịu học mà. tuổi này, mắt không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi bắt đầu học cấp 1. Cách nhận biết trẻ bị viễn thị: Trẻ đọc sách hay nhìn gần bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức