1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bí ẩn trang điểm cung đình Huế - Các nghi thức trang điểm pdf

5 280 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 160,96 KB

Nội dung

Bí ẩn trang điểm cung đình Huế Các nghi thức trang điểm theo lối cung đình Huế vẫn luôn là điều bí mật với nhiều người. Bí ẩn từ cách pha chế mỹ phẩm đến cung cách vẽ mặt sao cho các mệ trông giống như các bức tượng tiên thánh. Một phần nghệ thuật pha chế này đã vượt được ra ngoài bức tường hoàng cung và "ở lại" trong dân gian. Những phần khác chỉ còn là huyền thoại, cùng với sự ra đi của những bà hoàng, những công chúa, phi tần cuối cùng của vương triều nhà Nguyễn Nghệ thuật trang điểm mang hương sắc từ thiên nhiên: Phấn nụ là thứ mỹ phẩm của nội cung nhà Nguyễn còn "sống" đến ngày nay. Nói "sống" là vì nó đã được mệ Sen (Công chúa Lương Linh, con Vua Thành Thái) đưa ra khỏi giới hạn của cung đình, đến với dân gian. Sau cách mạng tháng 8, mệ đã tổ chức sản xuất hàng loạt để phục vụ dân chúng. Đến tận bây giờ, phấn nụ vẫn được phụ nữ Huế ưa thích vì nó không chỉ là một chất dùng để trang điểm, mà còn có tác dụng dưỡng da tuyệt vời, lại rất an toàn, không bao giờ gây dị ứng. Gọi phấn nụ vì mỗi viên phấn có hình dáng như một nụ hoa xinh xắn. Để có một lượt phấn nụ phải mất 8 ngày cho việc pha chế. Nguyên liệu chính để chế phấn nụ là chất cao lanh thượng hạng mua từ Trung Quốc về. Cao lanh nguyên chất có màu hơi phớt hồng, được nướng chín trên lửa than không khói cho đến khi trở thành trắng tuyết. Chờ đến khi nguội, dùng dao nạo thành bột rồi hoà với nước mưa lắng trong, hoặc nước giếng sâu trong hậu cung, rồi quấy kỹ; cứ một phần bột thì 5 phần nước. Cứ mỗi sáng, khi mặt trời chưa lên, chỗ nước cặn được gạn bỏ, phần bột còn lại tiếp tục được quấy nước rồi lọc qua hai, ba lớp vải sa nõn xếp lên nhau để bỏ đi phần cặn thô Qua 8 ngày, chỗ bột còn lại sẽ nhẹ tênh và mịn như nhung. Sau lần gạn nước cuối cùng, người ta đặt nhiều lớp giấy thấm hay giấy bản lên khay bạc, phủ lên trên cùng một lớp vải dễ thấm nước rồi lấy thìa múc bột đổ thành nụ hình xoắn ốc lên vải. Khi nước đã kiệt, phấn được đưa vào phơi ở những chỗ thoáng mát, sau đó được cất vào các hộp kín để ướp cùng hoa nhài, hoa bưởi hoặc hoa sứ trắng hái lúc mờ sáng. Mất khoảng mươi ngày để ướp hương hoa, nụ phấn sẽ thơm ngát. Phấn nụ hồng cũng được pha chế theo cách trên, chỉ có khác là phẩm màu cánh sen, hoặc nước cánh hoa hồng đỏ chưng kín hơi được trộn vào lần gạn nước cuối cùng. Để chế tạo sáp môi, người ta dùng sáp ong loại tốt nấu chảy rồi quấy đều. Mỗi lạng sáp ong trộn thêm ba giọt dầu oliu để sáp mềm mịn. Đổ sáp lỏng lên mấy lớp sa để lọc bỏ cặn thô, rồi lại đun và lọc tiếp ba, bốn lần. Phẩm màu cánh sen được trộn đều vào sáp sau lần đun cuối cùng. Sau đó, sáp được cất giữ trong những hộp nhỏ bằng vàng có nắp thật kín. Làm bột phấn tô lông mày cũng kỳ công không kém. Người xưa đốt gỗ cây điên điển, rồi thổi thật nhẹ thứ bụi tro đó sang một chiếc mâm bạc. Chỉ những hạt muội nào nhẹ, mịn, bay sang bám được trên bề mặt mâm mới được giữ lại để làm chì kẻ mắt. Bột được cất kín hơi trong hộp sứ nhỏ, nút miệng bằng vải điều đỏ để tránh gió làm vón cục và ánh sáng làm phai màu đen nhung của muội. Phụ nữ trong cung vẽ chân mày bằng cây điên điển phơi khô, giã giập mịn phần đầu rồi cắt xéo vạt. Vẽ vài lần "bút" toè đầu thì cắt lui xuống tiếp, khi nào ngắn quá thì bỏ. Có lẽ vì mất công vậy nên sau này các bà thay bút điên điển bằng cọ lông viết chữ Nho, nét cũng thanh mềm không kém. Làm tốt - lễ đại kị: Nghệ nhân Trịnh Bách - người đã dày công tìm hiểu về trang phục và những cổ tục trong nội cung - là một trong số rất ít những nhà nghiên cứu may mắn được chứng kiến cảnh làm tốt (từ người Huế xưa gọi việc trang điểm) của thành viên hoàng thất dành riêng cho những dịp đại kỵ. Bà Điềm Tần, thứ thất của vua Khải Định, người duy nhất trong các công nương, phi tần thời cuối Nguyễn còn giữ cung cách trang điểm theo lối cổ đã làm cho nghệ nhân xem. Thoạt tiên, bà dùng phấn nụ pha nước sền sệt đánh mặt trắng hoàn toàn, nhưng từ cằm xuống cổ lại để da trần. Trên nền phấn trắng, đôi mắt không trang điểm nổi lên một cách siêu thực. Hai gò má được bôi một khoảng tròn bằng phấn hồng. Đôi môi cũng được đánh che hết bằng phấn trắng, sau đó bà dùng ngón tay tô một điểm sáp son vào chính giữa môi dưới. Lông mày sau đó được tô lại bằng cọ lông. Lối trang điểm này, cộng với phong cách "lưng ngay, mặt nhìn thẳng, giữ vẻ trang nghiêm theo đúng phép tắc cung đình" khiến cho người được trang điểm trông uy nghi như các tượng tiên, thánh; nét mặt gần như vô cảm cố ý. Đó là nghi lễ chỉ dành trong lễ đại kỵ, ngày thường phụ nữ nội cung cũng chỉ điểm trang như phụ nữ ngày nay. Có khác chăng là cả phấn nụ lẫn sáp môi đều được đánh bằng đầu ngón tay chứ không dùng chổi như mỹ phẩm hiện đại Những nét đặc trưng trong trang phục của Sài Gòn xưa Dân cư sinh sống ở Sài Gòn xưa là bốn dân tộc Khơme, Việt, Hoa, Chăm. Mỗi dân tộc có một phong cách trang phục riêng. Những bộ trang phục của mối dân tộc này nhắc nhớ thuở ban sơ của Sài Gòn với những giồng đất, kênh rạch và sự giao thoa văn hoá của một thương cảng sầm uất thuở ban đầu. Khơme, Việt, Hoa, Chăm là bốn dân tộc chính có mặt từ những ngày đầu của Sài Gòn. Người Khơme là cư dân lâu đời nhất định cư trên giồng đất cao; sau đó, người Việt đến khai phá từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Người Hoa đến đây lập nghiệp từ cuối thế kỷ XVII. Truyền thống buôn bán của những người Hoa trong phong trào phản Thanh phục Minh được mang sang đây, góp phần vào sự phát triển của thương cảng lớn này. Sau đó là những bước chân của người Chăm đặt lên đây trong cuộc Nam tiến khá mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX. Và nếp sinh hoạt, đặc điểm văn hoá, kinh tế ảnh hưởng thông qua cách ăn mặc, trang phục. Thuở ban đầu, người Hoa sang Việt Nam vẫn tóc đuôi sam, áo lụa tàu điểm hoa văn hoặc chữ phúc; hai tay rộng, mũ rộng vành và chủ yếu sinh sống bằng nghề tiểu thủ công và buôn bán. Trong khi đó, người Khơme ưa mặc khăn rằn, váy áo gọn, thiên về nét nền nã, duyên dáng của miệt đồng bằng Nam bộ, thuận tiện cho việc đồng áng. Người Chăm phát triển về thổ cẩm, trang phục hơi cầu kỳ về tiết tấu hoa văn trên nền vải vóc. Người Chăm ở Sài Gòn cũng có cách ăn mặc khác so với người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận nhờ những cách điệu để thích ứng với khí hậu và sự năng động, không khí phố phường với những bộ váy áo biến tấu nhiều so với truyền thống; ít khi chít chăn và mang hai khuyên bằng chùm len, vải đỏ hai bên tai. Trong khi đó, người Kinh quen với đồng áng, lúa nước lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu sồng, quần đen thanh thoát trên những đồng lúa hay trên sông nước ngày xưa…Đặc biệt là chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người Kinh ở Sài gòn. Nó tạo thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của người dân Sài gòn xưa và nét đẹp đó còn tồn tại đến tận ngày nay. . Bí ẩn trang điểm cung đình Huế Các nghi thức trang điểm theo lối cung đình Huế vẫn luôn là điều bí mật với nhiều người. Bí ẩn từ cách pha chế mỹ phẩm đến cung cách vẽ mặt sao cho các. lông. Lối trang điểm này, cộng với phong cách "lưng ngay, mặt nhìn thẳng, giữ vẻ trang nghi m theo đúng phép tắc cung đình& quot; khiến cho người được trang điểm trông uy nghi như các tượng. trang phục và những cổ tục trong nội cung - là một trong số rất ít những nhà nghi n cứu may mắn được chứng kiến cảnh làm tốt (từ người Huế xưa gọi việc trang điểm) của thành viên hoàng thất dành

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w