1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn Quang pot

7 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 192,29 KB

Nội dung

Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn Quang Từ xưa đến nay, thường những kẻ bạo ngược tham lam, thế nào rồi kết cuộc cũng nhận lãnh cái chết thảm thương! Vinh hiển đó, nhưng tàn bại rồi cũng sắp gần kề đó mà thôi. Trong lịch sử nước ta, làm vua như Lê Long Ðỉnh (con thứ của Lê Hoàn - Lê Ðại Hành) là một vị vua tàn bạo dâm loạn (róc mía trên đầu nhà sư, chơi bời quá độ không thể đi lại, khi nhập triều phải nằm trên sạp để ban bố lệnh cho các quan, do đó ông ta mới có hỗn danh "Lê Ngọa Triều"). Chuyện tàn bạo của vua là vậy, còn chuyện tàn bạo của chúa, các đại thần lấn áp vua, sát hại đồng liêu, chuyên quyền phản nghịch, tham lam dâm loạn, thì sao? Ðiều này phải nói là đã có xảy ra quá nhiều trong lịch sử thế giới, riêng Việt Nam ta không phải là chuyện ít cụ thể như: Trần Thủ Ðộ (cuối đời Lý, chuyên quyền, bức tử vua Lý Huệ Tôn, ép Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh mặc dầu hai vị này chỉ là hai đứa bé - Trần Cảnh lúc lên 5, được Trần Thủ Ðộ đem vào cung chơi với Lý Chiêu Hoàng cho có bạn, Ðộ bắt Cảnh phải lo chuyện phục dịch như têm trầu và mời trầu cho Nữ Hoàng. Lâu ngày, hai trẻ mến nhau, sau hai năm cận kề, Ðộ thấy mưu việc lớn của mình có thể thành, bèn ép Nữ Hoàng phải lấy Cảnh làm chồng ở lứa tuổi dưới 10. Vì còn bé nhỏ, chuyện sinh đẻ chưa có thể xảy ra, nhân cơ hội Lý Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, anh ruột của Cảnh, đang có thai, Ðộ ép Trần Liễu phải xuống tóc đi tu, và ép Cảnh phải lấy Thuận Thiên vừa là chị vợ, vừa là chị dâu. Ðộ nghĩ rằng dòng họ Trần làm gì cũng đã có người nối dõi Trước chuyện không mấy vừa lòng như vậy, Trần Cảnh không chịu, từ bỏ ngai vàng đến chùa tu, Ðộ cho biến ngôi chùa thành nơi cung đình, vị trụ trì chùa phải van lạy nhà vua nên trở lại cung đình. Chưa hết, trong đường lối trị quốc của Ðộ, vì không muốn máu huyết nhà Trần lưu lạc ra ngoài nên ép buộc tất cả con cháu trong hoàng tộc phải kết duyên với nhau. Về sống với Trần Cảnh, Thuận Thiên đã khai hoa nở nhụy bào thai con của Liễu - tức Trần Quốc Tuấn (Hưng Ðạo Vương), và rồi bà ta đã tiếp tục sinh cho Cảnh một bé trai - vua Trần Nhân Tôn sau này ). Hồ Quí Ly (cuối đời Trần, làm quyền nhiếp chính, ỷ thế là ông ngoại vua, vua còn nhỏ, nên lấy cớ chưa đủ sức lo việc xã tắc, chèn ép các quan, bắt phải đồng thanh kiến nghị bảo vua nhường ngôi lại cho ông ta, và lập nên nhà Hồ). Lê Sát (sau khi Lê Lợi mất, ỷ thế là công thần, ép vua chơi bời trác táng, luôn tìm cách mưu hại các công thần khác, nổi bật là vụ án Thị Lộ để "tru di tam tộc" công thần Nguyễn Trãi, vì Trãi dám để nàng hầu Thị Lộ của mình "mây mưa" với vua, đến nỗi vua phải cố sức đáp ứng rồi bị "thượng mã phong" ). Mạc Ðăng Dung (thời Lê Chiêu Tông, nắm binh quyền, lợi dụng tình hình rối ren nội loạn, phế bỏ vua lên ngôi lập ra nhà Mạc). Chúa Trịnh có Trịnh Giang hoang dâm vô độ, các quan lại tại phủ chúa can ngăn là cho giết thẳng tay. Chúa Nguyễn cũng lắm chuyện, nhưng nhân vật nổi bật nhất là Trương Phúc Loan Những người vừa kể trên, theo thứ tự đều xảy ra trước thời Tây Sơn. Riêng Trương Phúc Loan, nhân vật sau cùng, người viết xin được viết ra đây, vì dầu sao Trương Phúc Loan cũng có ít nhiều dây dưa rễ má với Tây Sơn thông qua tên tuổi giáo Hiến, vị gia sư duy nhất của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Như vậy, Trương Phúc Loan là ai và có oán thù gì với Tây Sơn? Ngược dòng thời gian, người ta biết được tại đất Thanh Hóa, có gia đình họ Trương, là một thổ hào tên tuổi trong vùng. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, Trương Công Ðiều là con trưởng của gia đình họ Trương được Hoàng trọng dụng trong công cuộc lập nghiệp lớn sau này. Ðiều là người tư chất thông minh, văn võ toàn tài nên Nguyễn Hoàng đã giao cho giữ chức Trấn Thủ Quảng Bình. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, ngay trận đầu tiên, Ðiều đã dành thắng lợi về cho chúa Nguyễn (1627 đánh tan được đợt tấn công lần thứ nhất của quân Trịnh vào Thuận Hóa). Ðể tỏ lòng mến mộ người thuộc tướng giúp mình, Nguyễn Hoàng cho Ðiều được đổi chữ Công (Trương Công Ðiều) ra chữ Phúc cho giống với Phúc của dòng họ Nguyễn Phúc mình. Từ đó, họ Trương Công biến mất và trở thành Trương Phúc cho mãi con cháu về sau. "Hổ phụ sinh hổ tử", con trai của Trương Phúc Ðiều là Trương Phúc Phấn không kém gì về tài thao lược như cha, cũng phá được sự xâm lăng của quân Trịnh ở lần thứ tư (1468, cuộc chiến Trịnh Nguyễn đã đến hồi khốc liệt, Trương Phúc Phấn cùng con trai Trương Phúc Hùng đốc thúc ba quân trấn giữ kiên cố lũy Trường Dục, quyết không để quân Trịnh vượt qua lũy này, và như thế là đã phá được sức tiến quân của Trịnh). Trương Phúc Phan là con Trương Phúc Cương (Cương là con trai thứ hai của Trương Phúc Phấn em Trương Phúc Hùng), cũng là người tài giỏi, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong phủ chúa Nguyễn, tài thao lược không kém gì nội tổ, từng phá tan và dẹp yên bọn giặc biển chuyên nổi dậy quấy nhiễu vùng Côn Lôn Trương Phúc Phan là cha vợ của chúa Ðỉnh Quốc Công Nguyễn Phúc Trú (1725-1738), chính là ông ngoại của chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Trương Phúc Loan ra đời trong gia đình quí tộc, cao sang này. Loan là con trai của Trương Phúc Phan, là cậu ruột của chúa Vũ Vương. Với thân thế của cha ông cũng như chính bản thân như vậy, thật không thể khiến Trương Phúc Loan tránh khỏi chuyện một thời làm mưa làm gió nơi cung đình chúa Nguyễn "Ðại Nam Liệt Truyện" (tiền biên) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn (Gia Long) viết: " Trương Phúc Loan dùng thân thế để làm Quốc Phó. Khi Thế Tông (miếu hiệu của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) băng, chiếu theo thứ tự thế tập, đáng lẽ Hưng Tổ (Nguyễn Phúc Luân) lên thay, nhưng Trương Phúc Loan thấy ông này đĩnh tuệ anh quả, sợ không thể khiến được, nên Loan đã mạo chiếu bỏ ngục Hưng Tổ. Duệ Tông (Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần) năm ấy mới 12 tuổi, lợi dụng tuổi thơ ấu này, Loan mưu cùng Thái Giám Chữ Ðức và Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Thông làm một di chiếu giả rước Duệ Tông lên nối nghiệp Chúa. Duệ Tông lên ngôi rồi, Loan bèn dạy cho các thứ chơi bời, không thiếu một thứ gì. Thấy Loan có công lớn như vậy, chúa Ðịnh Vương mới phong cho Loan làm Quốc Phó, lo việc Bộ Hộ, cai quản Tượng Cơ, kiêm luôn Tào Vụ (coi việc tàu bè ra vào các cảng). Trương Phúc Loan cho con cả của mình tên Thặng cưới con gái thứ hai của Thế Tông là Ngọc Nguyên, và con trai thứ ba là Nhạc cưới con gái thứ bảy Ngọc Thọ. Cả hai người đều giữ chức Chưởng Dinh, Cai Cơ. Phú quí danh vọng dồn vào nhà đó, và Loan thì giữ tất cả quyền bính trong triều, ngoài tỉnh. Ông lại đem người trong đảng của ông là Thái Sinh làm Bộ Hộ, chia ra coi các việc trọng yếu. Càng ngày ông càng kiêu hãnh, tham lận, tàn nhẫn, ăn ở bậy bạ, không còn biết sợ ai. Thiên hạ gọi ông là Trương Tần Cối (Tần Cối là gian thần đời Tống Cao Tông 1127-1162 - Trung Hoa, giết hại lương tướng Nhạc Phi). Lúc đầu Loan thấy Tôn Thất Dục (con trai thứ năm của chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) là người Hoàng Gia, làm quan to, được tôn kính trọng vọng, Loan nghĩ có thể nhờ cậy, bèn gả con gái cho. Tuy phận là rể, nhưng Dục cứ một mực ngay chính, không chịu luồn cúi. Loan tức giận lắm, ngầm bảo thuộc hạ vu cho Dục mưu phản, và dầu tìm không ra tội trạng, Loan cũng bắt Dục thôi làm quan. Loan cư xử thảm ngược như vậy đối với nhiều kẻ khác nữa. Về lương riêng của ông, Loan thu sản phẩm, thuế má các miền Lê Nguyên, Thu Bồn, Trà Sơn, Ðồng Hương, hàng năm được bốn hoặc năm vạn quan. Bộ Hộ, Tào Vụ, và các chức vụ khác đem lại cho ông không dưới ba bốn vạn quan. Ông còn bán chức tước, hối lộ ngục thất để làm giàu. Vàng, Bạc, Châu, Ngọc, Lụa chất thành núi trong nhà. Ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ, trâu ngựa của ông không đếm xuể. Ông còn có biệt thự ở làng Phấn Dương. Có một năm vào mùa Thu bị lụt lớn, bao hòm của ông bị ngập. Khi nước rút rồi, ông đem vàng ra phơi nắng, nhấp nhánh cả một sân. Hàng ngày, đến ba bữa ăn của ông là bọn đầu bếp làm om sòm cả chợ. Ðồ ăn đầy mâm mà ông vẫn than van không có gì ngon miệng. Ông chỉ ăn được một tí mắm trắng, tục gọi là mắm vãnh, cùng uống nước chè mà thôi " Chuyện tự ý phế lập chúa của Trương Phúc Loan, bất cứ ai trong phủ chúa cũng không dám hé môi cản ngăn, chỉ duy một mình Trương Văn Hạnh (Ngoại hữu của chúa Nguyễn) phản đối. Trương Phúc Loan đã tìm cách giết chết ông này. Trương Văn Hạnh là người giao du rộng, nhà lúc nào cũng có nhiều khách giang hồ tứ xứ đến chơi. Một người Minh Hương, dòng dõi quí tộc nhà Minh tên Lý Nguyên Hiến, văn hay võ giỏi xin được kết nghĩa huynh đệ với Trương Văn Hạnh, và được Trương Văn Hạnh lấy Họ của mình mà đặt tên cho Hiến. Từ đó Hiến trở thành Trương Văn Hiến. Khi Hạnh bị Trương Phúc Loan giết, Hiến sợ bị liên lụy và không còn ai có thể rửa oan cho Hạnh, bèn trốn vào cư ngụ tại ấp An Thái, huyện An Nhơn, mở trường dạy học (cả võ lẫn văn). Nhờ tài học và nhất là giỏi về khoa lý số, ông đã tìm ra được những học trò có căn cơ đế vương như anh em Tây Sơn để phục thù cho người anh kết nghĩa Trương Văn Hạnh? Người viết bài này nghĩ rằng đây có thể là một trong những nguyên cớ khiến giáo Hiến mạnh dạn đổi họ "Hồ" của anh em Tây Sơn ra họ "Nguyễn" là như vậy chăng (?). Năm 1765, triều đình chúa Nguyễn đi vào bước suy vong không thể cứu vãn. Nịnh thần chuyên quyền làm bậy, dân chúng ta thán, điêu linh, khổ ải trăm đường, nạn đói tràn lan khắp vùng Nam Hà. Ngô Thế Lân, một nhà nho yêu nước đến vấn nạn nhà chúa: "Trong đời các chúa trước cai trị, đất còn hiếm, dân còn ít, phía Nam chưa có Gia Ðịnh phì nhiêu, phía Bắc còn có Hoành Sơn phải sợ, giặc giã hết năm này qua năm khác, vậy mà dân không đói kém, trong xứ dư thừa thức cần. Nay thiên hạ hưởng thái bình đã lâu, đất rộng, dân nhiều, đất có thể trồng trọt được đã cày hết, núi có thể sinh lợi đã được tận xuất, thêm vào đó còn có ruộng của Phiên Trấn, Long Hồ, lại không có tai nạn đại hạn hay lụt ngập, vậy mà từ năm Mâu Tý (1768) đến nay, giá lúa vọt lên cao, mực sinh hoạt dân đói kém. Hỏi nguyên cớ tại đâu?" (Ðại Nam Thực Lục, tiền biên). Sách Thực Lục tiền biên viết: "Thuận Hóa đại cơ, mễ nhất hạp trực giá tiền nhất mạch, đồ hữu ngạ phu, nhân gia hoặc chí tương thực" (Thuận Hóa đói lớn, một chén gạo giá một quan tiền, người chết đói nằm đầy đường, trong nhà người ta giết lẫn nhau mà ăn). Tây sơn khởi nghĩa năm 1771, cả triều thần chúa Nguyễn đều biết, nhưng Ðịnh Vương và Trương Phúc Loan không lo lắng gì cả, điều này trong sách Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Quốc Sử Quán triều Nguyễn) đã viết: " Năm Quí Tỵ (1773), mùa Xuân, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc mở cờ làm loạn. Có tin ở biên thùy cáo cấp, nhưng vì bình yên đã lâu, không phải đánh trận nào, nên tướng sĩ ươn ế, kẻ kiếm cớ này, người tìm kế khác để thoái thác. Loan lại giở thói ăn hối lộ của người này mà chỉ định người khác ra trận thay " Chúa Ðịnh Vương thấy ông ngoại Trương Phúc Loan ngày trở nên lộng hành không cách gì kềm chế được, hơn nữa sau vụ Loan tìm cách giết Tôn Thất Dục chú ruột của mình, nên ngầm đồng ý với Tôn Thất Văn (con trai của Tôn Thất Dục) cầu cứu với viên Trấn Thủ Nghệ An Bùi Thế Ðạt đem quân tiêu diệt Trương Phúc Loan. Ngày 8 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), Bình Nam tướng quân Hoàng Ngũ Phúc phát ra bài hịch kể tội Trương Phúc Loan: "Tả tướng Trương Phúc Loan là người đẩu sao tiểu khí, quỉ vức tà tâm, thân thiết với hạng đàn bà con gái, tử thế với bọn thao thiết xư cơ, tin dùng những kẻ gian tặc hãm hại những người trung lương, tìm cách ly cựu gián thân, tự ý giết kẻ này lập kẻ khác, thật có tay chân mà chẳng khác gì sài lang, thích thú vào những điều cay việc độc, thật đội mũ mặc quần mà giống hệt như cầm thú, lấy thuế dân nặng như hút máu mủ, bớt lương lính như nhổ răng nhổ móng. Cách cai trị nguy cấp như lửa cháy lông mày, các hình phạt thâm độc như chọc thủng mắt, xui dân oán hận, đảo lộn ngôi thứ, khiến quân Tây Sơn kết tụ bọn gian manh làm đồ đảng, đông như kiến như ong, chiếm cứ đất màu mỡ ở Quảng Nam, lùng chạy khắp nơi như heo như sói. Thế là giặc nổi lên mạnh bằng trời, bọn lưu manh ở biên giới tràn ra khắp mặt đất. Vì vậy muốn cho dân chúng sống lại, ta vội đem binh sĩ đầy sinh lực vào trước là có ý giết cường thần, sau là dẹp loạn tặc, khử trừ tàn bạo, cứu vận nước cho khỏi gian nguy, để bảo toàn lục thống và duy trì việc tế tự tiên vương. Thật ta vào đây là vì nghĩa cứu nguy, chớ không vì tham lam muốn thừa lúc gian nan để lợi dụng " (Thực Lục tiền biên). Ngày 23-10, Hoàng Ngũ Phúc cho người mang thư vào Phú Xuân buộc Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần phải đầu hàng và bắt nộp Trương Phúc Loan. Nhận được thư của Phúc, chúa Nguyễn Phúc Thuần biết rằng không thể cưỡng lại nữa, nên sai Nguyễn Cửu Pháp và Tôn Thất Huynh bắt Quốc Phó Trương Phúc Loan kèm theo 10 thoi vàng thượng tiến (mỗi thoi 24 lượng) và nhiều phẩm vật khác giao nộp cho Hoàng Ngũ Phúc. Phúc nhận được phẩm vật, sai quân lính chuyển về phía sau, còn Trương Phúc Loan thì bị đem ra chém ngay trước ba quân để thị uy. Nhận được lễ vật cùng người đúng như nội dung của thơ mà Phúc viết cho chúa Nguyễn, nhưng Phúc không chịu dừng bước cứ xua quân tiến thẳng vào Phú Xuân với ý đồ tiêu diệt luôn chúa Nguyễn theo lệnh của chúa Tĩnh Ðô Vương Trịnh Sâm. Cuộc đời phản thần của Trương Phúc Loan đã chấm dứt, đó là vào Lập Ðông năm Giáp Ngọ (1774). Trương Phúc Loan chết đi, âu cũng là chuyện phải có nhằm trả giá xứng đáng cho điều mình gây nên, chỉ tội nghiệp cho cơ đồ hơn trăm năm của chúa Nguyễn gây dựng phải tan tác theo sau đó mà thôi. . Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan - Hồ Văn Quang Từ xưa đến nay, thường những kẻ bạo ngược tham lam, thế nào rồi kết. huynh đệ với Trương Văn Hạnh, và được Trương Văn Hạnh lấy Họ của mình mà đặt tên cho Hiến. Từ đó Hiến trở thành Trương Văn Hiến. Khi Hạnh bị Trương Phúc Loan giết, Hiến sợ bị liên lụy và không. xảy ra trước thời Tây Sơn. Riêng Trương Phúc Loan, nhân vật sau cùng, người viết xin được viết ra đây, vì dầu sao Trương Phúc Loan cũng có ít nhiều dây dưa rễ má với Tây Sơn thông qua tên

Ngày đăng: 30/07/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w