Nguy cơ cholesterol cao ở trẻ Phần lớn các bậc cha mẹ đều không quan tâm tới ảnh hưởng của cholesterol đối với trẻ. Mức cholesterol cao sẽ gây ra các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ. Các chứng về tim mạch có nguồn gốc từ thời thơ ấu Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng, các chứng bệnh về tim mạch có nguồn gốc từ thời thơ ấu. Trẻ càng bị béo phì càng dễ có nguy cơ mắc các căn bệnh này. Các rắc rối do cholesterol cao gây ra không biểu hiện trong những năm tuổi nhỏ. Vì thế sự liên hệ giữa sức khỏe của trẻ và cholesterol được phát hiện ra là khá khó khăn. Nhưng biết được mức cholesterol ở trẻ là một điều quan trọng đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử cholesterol cao hoặc có tiền sử về bệnh tim. Về cholesterol Cholesterol là một chất được sản xuất bởi gan. Nó là một trong loại chất béo, cơ thể tạo ra và dùng nó để hình thành màng tế bào và một vài hormone. Gan sản xuất ra khoảng 1000 mg cholesterol/ngày. Vì thế, chỉ cần lượng cholesterol do gan sản sinh ra cũng đủ dành cho cơ thể mỗi người. Rau xanh, hoa quả và ngũ cốc không chứa nhiều cholesterol, mà nó có ở trong các sản phẩm thực phẩm từ động vật như: - Lòng đỏ trứng - Các loại thịt - Gia cầm - Hải sản - Sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm cả kem. Cholesterol tốt và không tốt Cholesterol không thể tự đào thải ra ngoài cơ thể. Nó có thể kết hợp với protein di chuyển vào trong máu tới nơi mà cơ thể cần. Cholesterol và protein di chuyển cùng nhau gọi là lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein là LDL và HDL. Nếu quá nhiều LDL trong máu, nó hình thành lên vách động mạch ngăn lưu thông máu giữa tim và não bộ. HDL được gọi là cholesterol tốt, mang cholesterol từ động mạch trở về gan. Mức LDL quá cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Con HDL cao lại giúp bảo vệ hệ tuần hoàn. Cần có chế độ ăn uống khoa học cho trẻ Có 3 nhân tố khiến cho mức cholesterol cao là: - Bữa ăn: Thực phẩm ăn vào quá nhiều chất béo đặc biệt là các chất béo bão hòa. - Di truyền: Trẻ có cả cha lẫn mẹ hoặc một trong hai người bị cholesterol cao. - Béo phì: Liên quan tới chế độ ăn uống và không vận động. Những trẻ mà năng hoạt động, ăn uống thực phẩm lành mạnh, không ở trong gia đình có tiền sử cholesterol cao thường không có nguy cơ bị cholesterol cao. Chẩn đoán và điều trị chứng cholesterol cao Theo các chuyên gia y tế thì nên làm xét nghiệm xác định mức cholesterol cho trẻ trong độ tuổi từ 2-10 tuổi. Các xét nghiệm được dành cho những trẻ như: - Có cha hoặc mẹ có lượng cholesterol cao hơn 240mg/dL - Gia đình có tiền sử các bệnh tim mạch trước tuổi 55 ở nam giới và trước 65 ở phụ nữ - Không rõ tiền sử bệnh tật của gia đình - Béo phì - Tiểu đường, huyết áp cao hoặc hút thuốc lá Bác sĩ có thể làm một xét nghiệm máu nhỏ, thường là xét nghiệm nhanh (chú ý là không được ăn uống gì cả, chỉ uống nước trong vòng 12 giờ). Xét nghiệm này sẽ cho biết trẻ có bị cholesterol cao hay không. Không nên để trẻ ăn quá nhiều chất béo bão hòa và đường 10 cách để giảm cholesterol - Trước hết cần phải biết mức cholesterol của bản thân và nếu cao thì yêu cầu bác sĩ xét nghiệm cho trẻ - Chuẩn bị bữa ăn giàu hoa quả, rau xanh và ngũ cốc - Chọn các loại thịt nạc, luân phiên các loại rau xanh, cá, các loại hạt như đậu đỗ, đậu tương, đậu hũ và các loại sản phẩm đậu nành khác. - Độc các thông số dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm để biết mà hạn chế được cholesterol và chất béo bão hòa (trans fat). Chuyên gia dinh dưỡng thuộc Liên hiệp Tim mạch Mỹ (AHA) gợi ý nên hấp thu chất béo từ 30%-35% đối với trẻ từ 2-3 tuổi và khoảng 25%-35% đối với trẻ từ 4 tuổi trở nên cùng với chất béo chưa bão hòa từ các loại thực phẩm như cá, lạc, đậu đỗ, dầu thực vật… Đối với bé lớn hơn 2 tuổi và các bé tuổi vị thành niên AHA gợi ý nên giới hạn lượng cholesterol hấp thu ở mức ít hơn 300mg/ngày, chất béo bão hòa ít hơn 1% calo, chất béo chưa bão hòa ít hơn 7% calo. - Chọn các loại sữa không béo hoặc ít béo và các sản phẩm từ sữa - Nên dùng các loại dầu thực vật để nấu ăn hoặc làm salad - Hạn chế các loại thức uống và thực phẩm có thêm đường - Không nên cho trẻ ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, những bữa ăn nhẹ nên là hoa quả tươi, rau xanh, những thực phẩm ít béo như ngô, sữa chua ít béo. - Luyện tập thể dục nhiều. Thể dục giúp cơ thể trẻ tăng cường HDL trong máu. Trẻ từ 2 tuổi trở nên và trẻ vị thành niên nên tập thể dục ít nhất 60 phút/ngày. - Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho gia đình. Trẻ học hỏi nhiều từ thói quen của cha mẹ. Cải thiện phong cách sống của gia đình cho khoa học và lành mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực, hình thành thói quen ăn uống khoa học cho trẻ. An Nguyên (eva.vn) . Nguy cơ cholesterol cao ở trẻ Phần lớn các bậc cha mẹ đều không quan tâm tới ảnh hưởng của cholesterol đối với trẻ. Mức cholesterol cao sẽ gây ra các bệnh tim mạch. mức cholesterol ở trẻ là một điều quan trọng đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử cholesterol cao hoặc có tiền sử về bệnh tim. Về cholesterol Cholesterol là một chất được sản xuất bởi. cao thường không có nguy cơ bị cholesterol cao. Chẩn đoán và điều trị chứng cholesterol cao Theo các chuyên gia y tế thì nên làm xét nghiệm xác định mức cholesterol cho trẻ trong độ tuổi từ