Dạy con lòng nhân hậu, vị tha Trẻ em cũng có những mâu thuẫn phát sinh như người lớn. Có trẻ quên gần như ngay lập tức nhưng cũng có những trẻ giận dữ kéo dài, thậm chí giải quyết các mâu thuẫn đó bằng hành động bột phát. Dạy trẻ biết kiềm chế, biết vị tha ngay từ nhỏ sẽ giúp con hoàn thiện nhân cách sớm. Ý nghĩa của việc dạy con lòng nhân hậu, vị tha Với tốc độ phát triển của một xã hội mà vật chất dường như chiếm lĩnh mọi hành động, suy nghĩ của con người thì việc dạy trẻ lòng nhân hậu, vị tha dường như khó đối với bạn. Trẻ em được ví như tờ giấy trắng, bạn có thể viết lên đó nhiều điều. Nếu như trẻ nhìn thấy xung quanh mình là sự đố kị, ghen ghét thì nghiễm nhiên, trẻ sẽ nhiễm theo thói xấu đó. Nếu chúng thấy xung quanh mình, mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung và hiểu nhau thì chúng sẽ noi gương. Nỗ lực dạy cho con cái lòng nhân hậu, vị tha chính là cách mà bạn trao cho con một món quà thực sự về cách làm người, cách trở thành một hạt ngọc trong cuộc sống. Cuộc sống có nhiều xung đột từ khi ta bé Từ những năm đầu đời, trẻ đã phải đối mặt với những xung đột. Dù đó là một cuộc xung đột theo lời người lớn là “kiểu trẻ con” như tranh nhau chỗ ngồi, tranh nhau đồ chơi… Ở lứa tuổi này, xung đột dễ bị lãng quên nhưng khi trẻ lớn lên, các cuộc xung đột xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn cho dù đó chỉ là sự bất đồng ý kiến với người bạn thân nhất về điều gì đó xảy ra ở trường. Học cách tha thứ giúp con trở thành người tốt Các cuộc xung đột này cần giải quyết ngay từ khi còn nhỏ, không được để đến khi lớn lên vì chúng có thể khiến người trong cuộc cảm thấy giận dữ và đau đớn hơn, dẫn tới những hệ quả phiền muộn hơn. Đơn giản hóa mọi khái niệm phức tạp Để cho con hiểu cần xua tan đi giận giữ và cần có lòng vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác không phải là một việc đơn giản vì trẻ chưa nhận thức đầy đủ được như người lớn song không phải là bạn không làm được. Trẻ phải hiểu rằng bản thân mình là ai, rằng mình không phải là người hoàn hảo, mình có thể mắc sai lầm như người khác. Dạy trẻ lòng nhân hậu, vị tha chính là giúp trẻ hiểu và chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của những người khác như chấp nhận chính bản thân mình. Cha mẹ chính là tấm gương của con Đi đầu làm gương Một trong những cách tốt nhất có thể dạy con bạn về sự tha thứ và sự cho-nhận là dạy con bằng những hành động thực tiễn. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, hãy ở bên con, đừng dùng đòn roi đe nẹt mà hãy dùng lời nói, sức mạnh từ ý chí giúp con sửa lỗi. Trẻ cần nhìn thấy lòng vị tha của bạn bằng những hành động thực sự. Nếu con bạn nhìn thấy bạn thường xuyên tức giận, ghen ghét, đố kị, hẹp hòi thì con bạn cũng sẽ tiếp nhận điều đó từ bạn vì chúng nghĩ rằng đó là cách “đúng” để đối phó với các xung đột diễn ra hàng ngày. Sự tha thứ là một phần quan trọng của cuộc sống và trong mối quan hệ qua lại của con người. Xung đột xảy ra là cơ hội để hiểu biết lẫn nhau nếu biết tha thứ, đó là một mặt của sự phát triển. Hãy giúp con học cách tha thứ để con trở thành người có nhân cách tốt. Việt Báo (Theo Eva) . thuẫn đó bằng hành động bột phát. Dạy trẻ biết kiềm chế, biết vị tha ngay từ nhỏ sẽ giúp con hoàn thiện nhân cách sớm. Ý nghĩa của việc dạy con lòng nhân hậu, vị tha Với tốc độ phát triển của. vui vẻ, bao dung và hiểu nhau thì chúng sẽ noi gương. Nỗ lực dạy cho con cái lòng nhân hậu, vị tha chính là cách mà bạn trao cho con một món quà thực sự về cách làm người, cách trở thành một. của con Đi đầu làm gương Một trong những cách tốt nhất có thể dạy con bạn về sự tha thứ và sự cho-nhận là dạy con bằng những hành động thực tiễn. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, hãy ở bên con,