Lịch sử Cognac – Phần 1 Cognac là tên một tỉnh lỵ của Pháp nằm trong 3 tỉnh lớn là Angousmois, Saintonage và Aunis. Con sông Charente chảy qua khu vực này đã hình thành nên một thương cảng sầm uất vào thế kỷ 17. Tại đây, trong những năm tháng làm ăn thua lỗ của một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan, ông ta đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ có thể tích ít hơn và vì vậy, giảm bớt chi phí cho vận chuyển. Loại rượu chưng này, tiếng Hà Lan gọi là brandewijin (burned-wine, rượu có thể đốt được, đốt rượu), sau này thịnh hành hơn với tên gọi brandy. Đặc điểm Bản đồ vùng sản xuất cô nhắc Rượu brandy sau khi chưng cất có màu trắng trong và vị cay do nồng độ rượu rất cao, thường trên 40 độ cồn. Người dân vùng Cognac cất loại rượu đã chưng này trong các thùng tônô (tonneaux) dung tích 350 lít, được đóng bằng loại gỗ sồi đặc biệt mọc ở cánh rừng Limousin hướng Bắc trên núi vùng Cognac. Những cây phải có độ tuổi trên 100 năm mới được hạ xuống đóng thùng. Những cây non hơn cho chất lượng rượu không đảm bảo. Thợ đóng thùng cưa gỗ cây thành những tấm hình chữ nhật, phơi trong bóng râm sau 3 năm mới đóng thành thùng bán cho các lò rượu. Thứ gỗ của cây sồi này có thớ mịn, không thấm nước và chứa nhiều chất tannin, chính chất này tạo nên hương vị và màu sắc của rượu cô nhắc đặc biệt, không lẫn với các loại rượu khác trên thế giới. Sau khi cho rượu vào thùng, thùng rượu được đánh số thứ tự và năm đưa rượu vào, sau đó được chuyển xuống các hầm chứa (chais). Hầm càng sâu càng tốt, vì khi đó, hầm chứa ít ôxy không làm rượu bị chua. Sau một niên hạn khá dài, rượu sẽ được đưa ra khỏi thùng đóng vào chai. Căn cứ vào số năm đã ghi trên vỏ thùng khi đưa rượu vào so sánh với năm lấy rượu ra, các hãng sẽ ghi tuổi rượu trên nhãn mác của sản phẩm bán ra thị trường. Brandy: Brandy theo nghĩa rộng nhất là loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hay từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ. Thùng gỗ cho phép ôxy hoá nhẹ brandy, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ. Khi brandy đủ tuổi, nồng độ sẽ được giảm bằng cách cho thêm nước cất. Brandy có thể chia làm 3 nhóm chính: Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn. Brandy táo: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này) là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ. Brandy hoa quả là tên gọi chung cho tất cả các loại brandy lên men từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ cồn cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm. Mỗi loại brandy mang đặc trưng của từng vùng. Vì thế người ta đặt tên cho loại brandy theo tên của vùng đó. Ví dụ: Cognac là tên một thị trấn ở Pháp, đồng thời là tên loại brandy của vùng. Những vùng sản xuất brandy nổi tiếng, đặc biệt ở Châu Âu thường rất khác với các vùng khác ở loại nho trồng ở đó. Brandy của Pháp gồm hai loại nổi tiếng nhất là Cognac và Armagnac Cognac là loại brandy tốt nhất trên thế giới, là brandy chuẩn của các loại brandy. Vùng Cognac nằm ở phía Tây bờ biển Atlantic của Pháp, phía Bắc của Bordeaux, trong vùng Charente và Charente- Maritime. Vùng được chia thành 6 tiểu vùng : Grande Champagne, Petite Champagne, Bois Ordinaries, Borderies, Fins Bois and Bons Bois. Chất lượng của Cognac không chỉ đặc biệt ở từ quá trình chưng cất rượu mà còn từ sự kết hợp lớp đất trồng tốt, khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. Loại nho được dùng để sản xuất Cognac là Ugni Blanc, Folle Blanche và Colombard. Nho được hái, ép, lên men. Sau đó cho vào bình chưng cất đậy nút, để vỏ và cuống. Qua hai lần cất, độ rượu đạt 70%, được cho vào thùng chứa làm bằng gỗ cây cao su lấy từ rừng Limousin hoặc Troncais. Các thùng gỗ này phải để ngoài trời khoảng 4 năm để chất tannin trong gỗ giảm bớt. Thời gian cho rượu Cognac trưởng thành dài hay ngắn tuỳ theo chất lượng yêu cầu của Cognac sản phẩm. Tối thiểu là 18 tháng, tối đa thì vô kể, có khi tới 50 -70 năm. Loại Cognac lâu năm nhất, quý nhất được để ở các vị trí đặc biệt trong hầm gọi là “thiên các” (lầu trời - paradis). Cuối cùng Cognac được đem ra hoà trộn và đóng chai. Bất cứ loại Cognac nào cũng được hoà trộn bởi các loại Cognac năm tuổi khác nhau, vụ nho khác nhau, loại nho khác nhau. Bởi vì không có gì xác định rõ được tuổi của Cognac, ngành công nghiệp này đã sử dụng một số từ ngữ để phân loại Cognac. Cần chú ý rằng các từ ngữ này không mang tính pháp lý chuẩn xác. V.S - Very Superior: Loại cao cấp, chất lượng rất tốt V.S.P - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ V.S.O.P- Very Superior Old Pale: Loại vang trộn ít tuổi nhất trong đó phải ít nhất 4 năm tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 10 đến 15 năm. X.O - Extra Old hay Luxury: Loại vang trộn trong đó ít nhất phải 6 năm tuổi, loại vang trộn còn lại khoảng 20 năm hoặc hơn nữa. Tất cả các nhà sản xuất Cognac đều giữ một danh sách các vụ nho sản xuất các loại vang trộn trong đó để theo dõi. Loại Cognac đến tuổi được đem ra khỏi các thùng gỗ đúng hạn và chứa trong các bình thuỷ tinh lớn để tránh bay hơi và hạn chế sự ngấm gỗ quá mức và se mùi. Cognac Luxury là Cognac thuộc loại tốt nhất của mỗi nhà sản xuất. Armagnac là loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp. Theo các tài liệu còn lưu lại thì Armagnac được chưng cất từ đầu thế kỷ 15. Vùng Armagnac nằm ở trung tâm tỉnh Gascony cổ kính ở cực Tây Nam nước Pháp. Cũng giống như Cognac, có các tiểu vùng: Thượng Armagnac, Hạ Armagnac và Tenareze. Phần lớn các loại Armagnac đều là pha trộn, song không giống Cognac, người ta vẫn có thể tìm thấy loại Armagnac làm từ một vụ nho duy nhất hoặc một vườn nho đồng nhất. Người ta cũng phân loại Armagnac tương tự như Cognac. Tuy nhiên Armagnac pha trộn thường có tỷ lệ vang lâu năm nhiều hơn Cognac, có chất lượng cao hơn đủ thuyết phục những khách hàng khó tính nhất. Armagnac ba sao (Three Star): Armagnac ba năm tuổi V.S.O.P : ít nhất 4 năm tuổi trong thùng gỗ Extra, napoleon, x.o: Loại 5 năm tuổi trong thùng gỗ Hors d’ age: Loại đã ít nhất 25 năm tuổi Rượu Cognac/Brandy Kỹ sư Sagant Phan Hằng năm, đến mùa Noel/Christmas là tất cả đồng loạt những gian hàng lũ lượt trưng bày những món hàng dành đễ biếu xén và trưng bày trong tủ kính, khi khách đến viếng thì thường thường gia chủ trịnh trọng khui nó ra mà đãi khách. Đó là rượu. Cho dù đồng tiền thiếu hoài kinh niên kiếm tiền muốn mờ con mắt gia chủ cũng phải ráng mua cho được vài chai rượu, trước là biếu xếp, hai là mời khách một chút rượu uống cho ấm bao tử chẳng lẽ mời khách uống nước đá chanh chua lè? Rượu không gì quý hơn là rượu ngoại, còn rượu nội nghĩa là rượu đế cho những cha nhà quê vừa uống vừa khà với con khô mực dai nhách bất chấp hàm răng của mình đếm không còn được bao nhiêu để cười cho ăn ảnh, cười để lấy le với bà con cô bác ta đây còn bảnh lắm. Đàn bà con gái thì đủ những món áo quần chưng diện, dày dép, bóp đầm đủ kiểu, áo dài sắm hoài cho đến khi treo vào tủ áo chừng vài cái nữa là sập tủ mà vẫn thấy chưa đủ, ra đường vẫn còn thấy trống trơn. Còn đàn ông thì sao? Vẫn một bộ đồ vét mặc đi mặc lại hoài nhưng không được thiếu rượu à nghen. Bất chấp bà xã giảng nghĩa: "Uống chi ba thứ đó vừa tốn tiền vừa nói chuyện nhừa nhựa nghe thấy mà phát ghét, sao không tập uống sữa bò cho vợ con nhờ vì nó bổ khỏe?" Mỗi năm đồng tiền lên giá (nói theo nghĩa kinh tế ngân hàng là tiền mất giá), nhìn giá dán tiền của những chai rượu ngoại về nhà thấy mà ớn lạnh, nhưng không có nó thì ớn lạnh thiệt tình, nhà gì nhìn thấy mà trống trơn, chai rượu nào giá cũng cao quá, chai nào cũng mắc tiền, cũng thấy nhãn dán toàn là những chữ viết hoa như: V.S.O.P hay V.S.P hay O.P, nào là chữ Martell, Napoleon, Remy-Martin, Hennessy, Bisquit-Dubouche, Camus, Courvoisier thiệt là đúng mà những cha nào mà khoái uống rượu ngoại trước sau gì cũng sạch tiền áo quần trống trơn, có cha đang ngồi dựa cột đèn quần xà lõon đang ngó mặt trăng mà cười cười. Còn bà xã thì ghét thiệt tình. Uống chi ba thứ quỷ đó hôi rình về nhà hành tội người ta nữa chứ? Nhưng cũng chính mấy bà cũng khoái tủ kiếng của mình được trưng những chai rượu ngoại dắt tiền để bà con lối xóm nể chơi, chẳng lẽ trưng mấy cái bóp đầm hay dép guốc kiểu trong tủ kính, bộ mở tiệm bán bóp đầm hay sao? Đàn ông nghĩ tội nghiệp: mua vài chai rượu về chưng tủ kính cho gia đình thấy oai, chớ mấy bã mua mấy cái bóp đầm cất chi mà kín mít vậy nè? Như giấu đồ quốc cấm vậy? Chai rượu càng để lâu càng đắt tiền chứ mấy cái bóp đầm của mấy ba để lâu có môn vụt vô viện bão tàng cho nó gọn ghẽ. Rượu có nhiều sách cho rằng nó xuất hiện trước thời Ai Cập xây kim Tự Tháp, có người cho rằng rượu được làm ra trước thời kỳ xây Tháp Babylon, nhưng mấy bà đâu có tin mấy thằng cha uống rượu rồi viết sách ca tụng về rượu? Nhưng nói thiệt trên vách tường Kim Tự Tháp Ai Cập có vẽ những bức hình người ta tế lễ trời đất bằng rượu, và vị vua Pharoan uống rượu mặt mũi đỏ ké, còn mặt Trời Thần Rhah nhậu rượu mặt mũi cũng đõ ké luôn. Có nghĩa là: "Ta say, Trời cũng say luôn Trời say Trời cũng lăn quay với mình " Câu thơ nghe đã thiệt. Bên Pháp người ta vừa khám phá một cái động đá, vẽ những loài thú như nai và gấu, nhưng có hình quan trọng là mấy tay bợm uống cái chi mà đang lăn bò càng, nên nhớ lúc đó văn minh loài người chưa làm được cái ly, nhưng họ làm ra cái gì uống để mà lăn quay đây? Chẳng lẽ họa sĩ vẽ những thằng cha đang trúng gió? Nhưng trúng gió vì ruợu hay trúng gió vì gió cũng đồng nghĩa như nhau. Nhưng theo sự suy nghĩ từ Thiền định mà ra hay từ lúc suy nghĩ do cơn ngật ngừ vì rượu mà biết được, thì rượu có lẽ được làm từ lúc Tạo Thiên Lập Địa do sư tổ là Adam làm ra. Adam làm ra trong lúc tình cờ. Số là sau khi nghe lời vợ là cô nàng Eva, chọc giận "landlord" mà ăn trái táo. Landlord đi vacation về thấy mất trái táo, nổi giận mà đuổi vợ chồng son ra khỏi thiên đàng. Adam và Eva xuống xã hội trần gian, tứ cố vô thân, tiền bạc không có, nghề nghiệp cũng không thành thử ai dám mướn? Vả lại bị "bad credit" với landlord rồi, thì mọi chuyện bắt đầu cực là cái chắc. Trước đó Adam làm công tử đã quen, cái gì cũng free cũng có người lo kể cả kiếm vợ cho cũng người khác lo dùm. Nay mọi chuyện cực quá xá. Rồi thời gian trôi qua, ngồi buồn một mình trong căn apartment vắng người, vợ thì đi làm xa. Khát quá, mới thấy một ly nước mà mình lú lẫn để chỗ nào tìm hoài không thấy. Nước đó là nước trái cây, để ở một góc tường. Nay uống thử một miếng, chết sớm càng tốt để khỏi gặp bà Eva đâu có hiền gì? Không dè nước trái cây để qua đêm ngày trở thành rượu. Khà một cái sao thấy đời vui quá. Nước gì uống vô thấy ấm cả tấm lòng. Đời lên hương từ đây, bà xã rầy thì kệ bã, nhậu xong là mình ngủ rất ngon. Còn trước đó uống toàn là sữa dê của bà Eve bắt uống hoài ớn muốn chết. Đó rượu bắt đầu từ đó mà xuất phát ra. Cái câu người xưa nói không sai chút nào: "Nam vô tửu như kỳ vô phong" (nghĩa là đàn ông mà không có chút rượu ấm lòng thì như cây cờ không gặp được gió vậy). Còn nhớ Quan Vân Trường trước khi trảm Văn Xú ngoài trận tiền về được chủ soái Tào Tháo thưởng cho một ly rượu nóng ấm lòng đó sao? Hát bội ngày xưa thường giắt cờ sau lưng ,tướng càng cao lon thì cờ càng nhiều, trước khi đào kép ra đóng tuồng thường thường kép chánh xin tổ cho phép uống một chút rượu cúng tại bàn thờ, rượu vào thì múa gươm đao mới linh nghiệm. Bên đich cũng cờ giắt lưng bên ta cũng cờ giắt lưng, đường đường quang minh chánh đại, thà là bị địch chém chết tại trận tiền chớ không chịu bỏ chạy trước ba quân tướng sĩ. Ước gì mấy tướng tá của mình trước khi ra trận thì lưng nên giắt những lá cờ như vậy, để khỏi bỏ dân chúng mà chạy lên phi cơ tàu chiến ra ngoại quốc, bỏ lại ba quân lính tráng ở tù hết cả chục năm trời. Bây giờ trở lại rượu sướng hơn. Nhiều người thường thắc mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P. Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin? Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu dịnh giá trị đi. Nói chuyện sau này. Thật sự rượu mạnh có nhiều danh hiệu nghe quái dị vô cùng, càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe, Veille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Blue được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây: Courvoisier, Hennessy, Martel, Remy Martin, Bisquit, Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier, Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier, Salignac Còn nếu bạn chỉ biết lèo tèo vài tên giống như anh hàng xóm sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình (riêng loại rượu đế này tôi có hỏi nhà làm rượu đế danh tửu này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi). Còn nữa nói chưa hết. Riêng tại Pháp họ kỳ thị người ngoại quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American trọc phú lắm. Họ thường nói "Tụi Mỹ nó biết gì miệng nhai hotdog, tay cầm lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football, lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi". Họ có những loại rượu chỉ bán tại Pháp mà thôi, không có dư để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne, Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu và Frapin Chateau de Fontpinot. Riêng 2 loại sau cùng Croizet Inconnu và Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Đôi khi mừng sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra về vì nghe đồn có thằng cha nào điện thoại từ Madrid mua hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước thì tức ngàn năm vương hận. Danh từ Age Inconnu: có nghĩa là không biết tuổi, muốn đoán ra sao thì đoán, y như tuổi cũa mấy cô ca sĩ Saigon vậy, lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi cũng nói em đôi mươi. Thiệt là Age Incconnu, đừng hỏi tuổi em là gì? . Lịch sử Cognac – Phần 1 Cognac là tên một tỉnh lỵ của Pháp nằm trong 3 tỉnh lớn là Angousmois, Saintonage. Thời gian cho rượu Cognac trưởng thành dài hay ngắn tuỳ theo chất lượng yêu cầu của Cognac sản phẩm. Tối thiểu là 18 tháng, tối đa thì vô kể, có khi tới 50 -70 năm. Loại Cognac lâu năm nhất,. Brandy của Pháp gồm hai loại nổi tiếng nhất là Cognac và Armagnac Cognac là loại brandy tốt nhất trên thế giới, là brandy chuẩn của các loại brandy. Vùng Cognac nằm ở phía Tây bờ biển Atlantic của