Ai đến Bắc Mỹ đầu tiên? docx

9 153 0
Ai đến Bắc Mỹ đầu tiên? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hạm đội vua nhà Minh , cuộc xây dựng kinh đô Bắc kinh và chiến thắng của Lê Lợi Từ trước tới nay, theo sử tây phương, chúng ta vẫn được cho biết Christopher Columbus là người khám phá ra Châu Mỹ, đặt chân lên đảo Bahamas ngày 12 tháng năm 1492. Đương nhiên, ai cũng biết người Da Đỏ đã đến trước lục địa này cả hơn chục ngàn năm nay , có lẽ qua ngả eo biển Bering và Alaska Từ Châu Âu, hiện có những bằng chứng lịch sử cho thấy người Viking xuất phát từ Bắc Âu từng qua phía Bắc Châu Mỹ trước cả thời Christopher Columbus. Gần đây xuất hiện một số tài liệu cho thấy có thể người Trung Hoa cũng đã có mặt trên Châu Mỹ trước Columbus. Thuyết này được tình bày trong cuốn sách tựa đề "1421 THE YEAR CHINA DISCOVERED AMERICA (Transworld Publishers, 2002) của một học giả người Anh tên Gavin Menzies. Ông sinh ra và lớn lên ở Trung hoa, từng phục vụ trong Hải Quân Hoàng Gia của Anh Quốc . Ông không phải là một sử gia chuyên nghiệp, nhưng công trình sử học này rất có giá trị, ngoài kiến thức chuyên môn về hàng hải của mình ,để khảo cứu cho cuốn sách của mình, ông đã từng đi đến 120 nước, 900 thư viện và bảo tàng viện và hầu hết mọi hải cảng của thời Trung cổ. Menzies để tâm nghiên cứu vấn đề này khoảng đầu thập niên 1990 khi ông tìm thấy trên một bản đồ của Ý trên đó có ghi tên hai đảo khá lớn có thể là Puerto Rico và Guadeloupe nằm trong biển Caribbean, mà bản đồ này lại được vẽ từ năm 1424, đến 24-25 năm trước khi Columbus ra đời. Những khảo cứu sau đó giúp cho tác giả kết luận là bản đồ đó dựa trên những khám phá rút tỉa từ những cuộc thám hiểm của những hạm đội Trung Hoa dưới quyền điều khiển của Zheng He (鄭 和 Trịnh Hòa), một hoạn quan theo đạo Hồi (muslim) thời nhà Minh, hồi đầu thế kỷ thứ 15. Theo Siu-Leung Lee, người đã từng dịch trực tiếp từ sử nhà Minh, tư lịnh hạm đội Zheng He (1371-1435) chỉ huy đóng được 1622 chiếc tàu và đi ít nhất là bảy chuyến trong khoảng thời gian từ 1405 đến 1430, đến tận Somalia và có thể đến luôn châu Âu (Pháp, Hòa lan và Portugal hiện nay). Mỗi chuyến đi gồm 27.800 người và dùng trên 300 chiếc tàu, 62 chiếc là tàu lớn,dài 475 bộ, rộng 193 bộ , mỗi chiếc chuyên chở trên 1000 người, 6 lần lớn hơn chiếc tàu Santa Maria của Columbus (75x25 feet) Sử nhà Min h ghi là lộ trình đi qua các xứ như Java, Sumatra, Vietnam,Xiêm (Thái lan), Campuchia, Philippines, Bangladesh, Ấn độ, Yemen, Arabia, Somalia, Mogadishu. Những con hươu cao cổ và những con sư tử đem về Trung Hoa là bằng chứng hiển nhiên là ông ta đến tận Châu Phi.(Người Trung Hoa hồi đó tưởng con hươu cao cổ là con kỳ lân, lại càng tăng thanh thế của vua ). Lịch sử chính thức nhà Minh cũng nhắc đến "Franca" là nước Pháp và Portugal hiện nay. Nếu thật sự Zheng He có đến nước Pháp thời đó, thì chỉ bằng cách duy nhất là đi vòng đường biển xuống mũi Đô đốc Zheng He 鄭 和 phía cực nam của châu Phi (Mũi Hảo Vọng/Cape of Good Hope) vì hồi đó chưa có kinh đào Suez để đi tắt vào Địa Trung Hải. Theo Menzies, cuộc thám hiểm lớn nhất và quan trọng nhất mà cũng là chuyến đi cuối cùng khởi hành vào năm 1421 và trở về nước vào mùa hè và mùa thu năm 1423. Những khảo cứu của Menzies khiến ông ta tin tưởng rằng những chiếc tàu của hạm đội Trung Hoa đã đến tận châu Mỹ và Châu Úc (Australia) và lập nên những cộng đồng di dân ở Nam Mỹ cũng như đem đến đấy những giống thảo mộc cũng như những bịnh (sán đủa, sán móc) đặc biệt của vùng Đông Nam Á Châu. Ông Menzies tin rằng một số DNA (phân tử di truyền) của người Tàu được tìm thấy trong máu những thổ dân châu Mỹ, một số di tích lịch sử như ngôi tháp hình tròn ở Newport (Rhodes Island), những cái neo bằng đá hình tròn ngoài bờ biển California là dấu vết của những cuộc thám hiểm của người Trung hoa trong các chuyến đi vĩ đại này. Ông còn đi đến kết luận là người Trung hoa đã đến thám hiểm luôn Antarctica (vùng đất ở nam cực).Tuy nhiên, giới khoa học chuyên về khảo cỗ vẫn còn nghi hoặc về những kết luận của ông, một số khoa học gia hoàn toàn bác bỏ các kết luận của ông cho rằng các hạm đội của Zheng He đã khám phá ra châu Mỹ trước cả Columbus. Chuyến đi đầu tiên khởi hành năm 1405 và Zheng He chết trên tàu mình trong chuyến đi thứ thứ bảy (theo báo Time vào năm 1433). Đến lúc những chiếc tàu cuối cùng trở về nước, chánh sách của triều đình nhà Minh đảo ngược lại, những quan niệm bảo thủ của Khổng giáo được thịnh hành, những người hoạn quan bị các nho sĩ khinh thường và óc phiêu lưu, cởi mở, hướng về phương tây của họ không còn được khả năng thi thố nữa. Xã hội Trung hoa trở nên khép kín, thương mãi trên những con kinh nội địa được Tàu của Trung hoa thời trung cổ Để đi xuyên qua Ấn độ dương, Zheng He phải dùng la bàn từ tính đã được phát minh tại Trung quốc trong thời nhà Song phát triển thay vì thương mãi trên những đại dương xa xôi. Chính quyền Trung hoa không còn muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài nữa, những bản đồ cũng như tài liệu vết tích của những cuộc thám hiểm trước đây cố tình bị ra lịnh huỷ. Những bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của những nhà thám hiểm và ngoại giao Trung hoa đầu tiên trên châu Mỹ hầu như thất lạc hoàn toàn. Như vậy, nếu họ có khả năng vẽ những bản đồ của toàn thế giới hồi đó, những nhà hàng hải Trung hoa thời đó đã có khả năng đi vòng quanh quả địa cầu (circumnavigated the globe), định phương hướng trên biển qua vị trí các ngôi sao (astro-navigation), khắc phục được việc tính toán chính xác các kinh tuyến và vĩ tuyến (longitudes and latitudes). Chuyện thám hiểm thế giới của người Tàu đầu thế kỷ thứ 15 có những điểm khá thú vị dính líu đến Việt nam chúng ta. Người Việt nam chúng ta hầu như ai cũng phải học về chuyện Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam sơn và mười năm kháng chiến chống đô hộ của nhà Minh (1418-1427) sau khi Trương Phụ của nhà Minh hoàn tất cuộc xâm chiếm nước ta năm 1414. Ở Trung hoa, lúc này là triều đại của vua Minh Thành tổ , gọi là Zhu Di ( (朱 棣 Chu Đệ) trong Anh ngữ, hiệu là Yong Le ( 永 樂 Vĩnh Lạc, chúng ta sẽ dùng tên Zhu Di cho tiện) (1403-1424). Trước đó, năm 1368, Minh Thái Tổ (Zhu Yuanzhang) diệt nhà Nguyên (Mông Cổ)năm 1368 , đóng đô ở Nanjing , lúc đó Zhu Di mới tám tuổi. Sau đó Zhu Di tham gia tiêu diệt những tàn dư của nhà Nguyên ở Vân Nam và Côn Minh. Một trong những biện pháp trừ hậu hoạ của nhà Minh thời đó là giết hết những người nhà Nguyên thất trận và thiến tất cả những người con trai phe nhà Nguyên chưa đến tuổi dậy thì. Theo Menzies, những người con trai gốc Mông cổ bị thiến này, sau lớn lên nhờ tướng mạo cao lớn , khôi ngô cũng như biệt tài sẽ trở thành một số hoạn quan được tin cậy và đóng vai trò trọng yếu trong cung cấm nhà Minh. Mặc dù Zhu Di có chiến công lớn, khi người anh trưởng mất vua cha vì nghi kỵ Zhu Di không phải con thật của mình, không cho Zhu Di lên ngôi mà lập người cháu của Zhu Di là Zhu Yunwen lên kế vị mình. Zhu Yunwen quyết tâm trừ khử Zhu Di. Sau này , Zhu Di nhờ sự phò tá của một số cận vệ thuộc thành phần bị hoạn trứơc đây (eunuch), đứng đầu là Zheng He, tập trung lực lượng ở Bắc Kinh và sau đó đuổi Zhu Yunwen ra khỏi Nam Kinh và lên ngôi hiệu là Yong Le (Vĩnh Lạc). Zheng He sẽ là nhân vật then chốt trong câu chuyện thám hiểm châu Mỹ sau này. Năm 1404, bắt đầu cuộc dời đô nhà Minh từ Nam Kinh về Bắc kinh. Theo sách của Menzies, đây là công trình phức tap nhất và vĩ đại nhất của suốt triều đại nhà Minh. Hàng trăm ngàn lao động được đem lên phía bắc để xây dựng thủ đô mớI, 335 sư đoàn bộ binh được tái phố trí để canh gác những người này. Lúc lúa mì địa phương không đủ để nuôi dưỡng lực lượng nhân công vĩ đại này, Zhu Di ra lệnh sửa sang con kinh vĩ đại (the Grand Canal) dài 1800 km, được xây dựng từ năm 486 trước tây lịch và hiện nay vẫn là con kinh dài nhất thế giới. Có lẽ trong 6 triệu người tham gia xây con kinh này, 3 triệu người đã bỏ mạng. Con kinh được trùng tu là một trục Nam Bắc tiếp tế thực phẩm bằng hàng vạn tàu xà lan (barges) nuôi sống lực lượng lao đông xây thành Bắc kinh. Tem Zheng He Tượng Zheng He Một công trình vĩ đại khác là sự thành lập một hạm đội khổng lồ mà chúng ta đã nhắc đến ở trên. Zhu Di ra lịnh đóng 1681 chiếc thuyền, trong đó có những chiếc khổng lồ có chín cột buồm (nine masted treasure ship) chuyên chở những lượng hàng hóa khổng lồ . Ngoài ra còn có trên 6000 tàu đủ loại khác như tàu chiến bảo vệ , tàu tuần tiễu, tàu chở nước,… Hạm đội của nhà vua có nhiệm vụ giăng buồm đi thám hiểm các đại dương trên thế giới và vẽ bản đồ các nơi đó, làm cho các vua chúa ngoại quốc phải nể sợ và bắt buộc toàn thế giới phải chấp nhận hệ thống triều cống của Trung quốc (bringing the entire world into China "tribute system"). Ngày 2 tháng 2 năm 1421, hạm đội vĩ đại này đem về Bắc kinh những vua chúa cũng như sứ thần từ các nước Á châu, Á rập , châu Phi và Ấn độ dương về chầu vua nhà Minh trong ngày khai trương cung cấm của thành Bắc kinh. Sau khi được đón tiếp long trọng và chứng kiến tận mắt sự xa hoa, vĩ đại của thủ đô Trung quốc, các phái đoàn ngoại giao được hạm đội khổng lồ đưa về quê quán ngày 3 tháng 3 năm 1421. Đứng đầu là Đô đốc Zheng He, người hoạn quan trung thành của vua nhà Minh đã ngang nhiên trở nên nhà hàng hải tài ba. Phái đoàn mấy chục ngàn người này còn có đủ cả thông dịch viên cho hàng chục thứ tiếng, bác sĩ, các bác học thuộc đủ các tôn giáo Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, các nhà toán học , thiên văn học, luyện kim học (metallurgists), kỹ sư, kiến trúc sư. Ngoài ra , còn có cả các nàng hầu non (concubine) tuyển mộ từ các nhà điếm đi theo phục vụ các vi quốc khách trên đường hồi hương, và họ có thể giữ luôn các nàng hầu nếu muốn. Sau khi đem các nhà ngoại giao về nguyên quán , những phương tiện trên tàu được biến thành những phòng khảo cứu cho các nhà khoa họctrong công cuộc thám hiểm thế giới. Như vậy, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ thứ 15, nhà Minh ở Trung hoa huy động một lực lượng nhân công và nguyên liệu khổng lồ để xây dựng kinh đô Bắc kinh, phát triển con kinh đào trục lộ nam bắc (Grand Canal), trùng tu hàng trăm dặm của Vạn lý trường thành và xây dựng đại hạm đội (armada) gây uy thế cho Trung hoa trên trường ngoại giao quốc tế, một hiện tượng làm chúng ta nghĩ đến tình hình của Trung hoa hiện nay đang xây dựng ào ạt và tiêu thụ một phần rất lớn của nguyên liệu xi măng, sắt thép, gỗ, xăng dầu thế giới, có tham vọng trở thành một siêu cường quốc trong công cuộc xây dựng hạ tầng kinh tế, cũng như gây thanh thế bằng cách tổ chức thế vận hội Bắc kinh sắp tới đây. Tác dụng của các nỗ lực khai thác tài nguyên và nhân lực hồi đó ảnh hưởng tới chính sách ở Việt nam như thế nào? Theo Trần Trọng Kim trong Việt nam Sử lược (VNSL) thì, sau khi Trương Phụ hoàn tất công cuộc chiếm Việt nam năm 1414 và trở về Tàu, "Hoàng Phúc ở lại khai thác tối đa các nguồn tài nguyên, cố tình xóa bỏ văn hoá và văn chương bản xứ và sửa sang các việc trong nước để khiến người An Nam đồng hóa với người Tàu (trang 211) ("Phàm những chỗ nào có mỏ vàng mỏ bạc thì đặt quan ra để đốc dân quân đi khai mỏ. Những chỗ rừng núi thì bắt dân đi tìm ngà voi, sừng tê, ở chỗ gần bể, thì bắt dân phải đi mò ngọc trai. Còn những thổ sản như hồ tiêu, hương liệu Cung cấm Băc kinh cũng bắt cống nộp"). Sau khi thắng quân Minh, trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã nêu : "Bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn, nặng khoa liễm, vét không sơn trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu, nào hố bẩy hươu đen, nào lưới dò chim sả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc; nheo nhóc thay quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán " Theo Gavin Menzies, sự khai thác rừng gỗ lim ở Việt nam (the felling of the vast hardwood forests in Vietnam, trang 79) đã gây ra những cuộc nổi loạn ở Việt nam, trước của Hồ Quí Ly và sau đó của Lê Lợi. Menzies cho rằng ngườii Trung hoa thất bại và mất Việt nam là vì những phung phí khoảng đầu thế kỷ thứ 15 đã làm Trung hoa yếu đi một cách trầm trọng và những thất bại sau đó đã làm nhụt ý chí của Zhu Di. [Zhu (朱) Di (棣)] Ông lý luận rằng đáng lẽ nếu vua Trung hoa Zhu Di còn đang ở trong thời cực thịnh của mình thì đã giải quyết được các cuộc nổi dậy một cách hữu hiệu và tàn nhẫn (ruthless efficiency). Mặc dù Lê Lợi chỉ thực sự dành độc lập từ năm 1428, trên thực tế từ tháng 7 năm 1421 (là năm Zhu Di khánh thành thủ đô Bắc Kinh), nhà Minh đã từ bỏ quyền cai trị Việt nam.( “Zhu Di had effectively abandoned Vietnam by July 1421”, trang 80).Tháng 5 năm 1421, sét đánh và gây hỏa hoạn thiêu hủy ngai vàng và cung điện mới xây của Bắc kinh. Người thiếp yêu nhất của vua chết vì ưu phiền. 174000 người chết vì bịnh dịch ở Phúc kiến, nhân dân ta than oán. Chính vua Zhu Di cũng bị tai biến não (strokes) nhiều lần cùng những phương thuốc chứa thạch tín (arsenic) và thủy ngân làm nhà vua suy nhược. Những việc xui xẻo này làm Zhu Di đi đến quyềt định chấm dứt các cuộc du hành tốn kém ra nước ngoài và không gởi những hạm đội kho tàng (treasure fleet) đi thám hiểm các đại dương nữa. Năm 1424, con của Zhu Di lên ngôi, ngưng hẳn các hoạt động hàng hải tốn kém , đóng cửa các nhà máy đóng tàu , áp dụng chính sách kinh tế tiết kiệm để phục hồi nền kinh tế đã bị kiệt quệ do những chi tiêu phóng túng dưới thời cha mình , nhưng cũng chấm dứt một thời vàng son của hàng hải Trung quốc. Hoàng đế Zhu Di 朱 棣 Cuối cùng, cũng nên nhắc đến một thái giám tài hoa khác thời nhà Minh có liên quan đến Việt nam và Bắc Kinh. Theo tiến sĩ sử học Quỳnh Cư (http://vietsciences.free.fr), thì năm 1437 vua Minh ra lịnh cho bộ công xây dựng lại thành Bắc kinh vì quá nhỏ hẹp. Một người Việt nam tên Nguyễn An , quê Hà đông có biệt tài kiến trúc từng xây dựng cung vua Trần và được Trương Phụ chọn dâng cho vua Minh. Nguyễn An được phong chức thái giám và làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc kinh. Sách Kinh Thành Ký Thắng của Dương Sĩ Kỳ nói về chuyện xây dựng thành Bắc Kinh có kể về tài hoa và công trình của Nguyễn An. Ngoài ra Nguyễn An còn đóng góp trong những công trình trị thủy, chống lụt của sông Hoàng Hà. . xuất phát từ Bắc Âu từng qua phía Bắc Châu Mỹ trước cả thời Christopher Columbus. Gần đây xuất hiện một số tài liệu cho thấy có thể người Trung Hoa cũng đã có mặt trên Châu Mỹ trước Columbus rằng những chiếc tàu của hạm đội Trung Hoa đã đến tận châu Mỹ và Châu Úc (Australia) và lập nên những cộng đồng di dân ở Nam Mỹ cũng như đem đến đấy những giống thảo mộc cũng như những bịnh. được 1622 chiếc tàu và đi ít nhất là bảy chuyến trong khoảng thời gian từ 1405 đến 1430, đến tận Somalia và có thể đến luôn châu Âu (Pháp, Hòa lan và Portugal hiện nay). Mỗi chuyến đi gồm 27.800

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan