1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi văn số 17 pptx

6 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 199,44 KB

Nội dung

Đề 17 Câu 1: Hãy trình bày cách hiểu biết của em về thành phần phụ chú ? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Đoạn văn Mùa xn người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xn người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xơn xao (“Mùa xn nho nhỏ” –Thanh Hải) Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Câu 3: Từ bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương , em hãy cho biết người cha rong bài thơ muốn nói với con điều gì ? Câu 4 : Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa cuối hạ sang đầu thu trong bài thơ “Sang thu”. Gợi ý làm bài Câu1: Thành phần phụ chú có tác dụng là : +Thành phần phụ chú được dùng để giải thích cho những từ ngữ khác. +Dùng để nêu xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hồn cảnh được sử dụng. Ví dụ : - Thành phần biệt lập trong đoạn thơ: Cơ bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương q đi thơi) (Giang Nam – Q hương) là thành phần phụ chú : “có ai ngờ” , “thương thương q đi thơi” nhằm nêu thái độ ( cử chỉ , hành động) kèm theo lời nói của người nói chứ khơng trình bày việc cơ gái làm (vào du kích) hoặc miêu tả đơi mắt cơ gái (mắt đen tròn) . -Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói : ngạc nhiên trước việc cơ gái tham gia du khích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đơi mắt đen tròn của cơ gái. (Có ai ngờ-> thể hiện sự ngạc nhiên của tác giả; thương thôi ->thể hiện cảm xúc của tác giả về đôi mắt.) Câu 2: 1- Về hình thức: -Trình bày đúng u cầu của đoạn văn -Số câu khoảng 8 (+ -2) -Khơng mắc lỗi diễn đạt 2-Về nội dung : -Chỉ rõ các điệp ngư trong đoạn (Mùa xn , lộc, tất cả) -Vị trí điệp ngữ :đầu câu. -Cách điệp ngữ : cách nhau và nối liền nhau. -Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu. Câu3 : Xây dựng đoạn văn (hoặc một văn bản ngắn), đảm bảo các nội dung sau: - Khái quát vài nét về tác giả Y Phương và bài thơ “Nói với con” - Qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương , ngời cha trong bài thơ muốn nói với con: + Nói với con về tình cảm gia đình: Mái ấm hạnh phúc gia đình , ngày cưới của cha mẹ Mong con hãy cảm nhận mái ấm gia đình là hạnh phúc , là cội nguồn cho mọi tình cảm. Qua ngày cưới của cha mẹ , cha dạy dỗ con về tình cảm gia đình, về truyền thống của dân tộc. + Nói với con về tình làng xóm :Hình ảnh đơn sơ mộc mạc “Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát ” gần gũi với đời sống người dân, thể hiện tình cảm làng xóm sâu sắc + Nói với con về sức sống bền bỉ , mãnh liệt của quê hương: Sống gian khổ , lên thác xuống ghềnh nhưng luôn có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn. Cha nhắc con can trường dũng cảm, ý chí vượt lên gian khổ gắn bó với quê hương Người đồng mình chân chất khỏe mạnh tự chủ trong cuộc sống lao động sáng tạo, ý chí vượt khó, cha mong con không bé nhỏ phải có khí phách, không bị khó khăn vùi dập. - Nghệ thuật : sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc ==> Nội dung thể hiện tình cảm, hạnh phúc gia đình , những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình,. Đồng thời nêu cao đạo lý làm người phải mạnh mẽ, bền bỉ, sống xứng đáng với truyền thống quê hương. Câu 4: I/ Tìm hiểu đề : - Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ còn có những suy ngẫm sâu xa về đời người , nhưng đề bài này chỉ yêu cầu tập trung phân tích những đặc điểm về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ . Làm bài cần chú ý điều này. - Cần phân tích những đặc điểm giao mùa được thể hiện qua nhiều hình ảnh đặc sắc và gợi cảm; cùng một số từ ngữ diễn tả trạng thái, cảm giác của nhiều giác quan về sự vật và tâm hồn. - Bố cục bài viết nên theo trình tự từng khổ thơ, chú ý cách sắp xếp các dấu hiệu mùa thu ngày một rõ nét của nhà thơ. II/ Dàn ý chi tiết: A- Mở bài : -Đề tài mùa thu trong thi ca xưa nay rất phong phú (Ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến :Thu vịnh , Thu ẩm, Thu điếu ; Đây mùa thu tới của Xuân Diệu ). Cùng với việc tả mùa thu , cảnh thu, các nhà thơ đều ít nhiều diễn tả dấu hiệu giao mùa. -“Sang thu” của Hữu Thnhr lại có nét riêng bỡi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển gia mùa. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế. B- Thân bài : 1. Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa - Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác: gió mùa thu nhẹ, khô và hợi lạnh) mang theo hương ổi bắt đầu chín (khứu giác) - Hương ổi ; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh (vì hương ổi không nồng nàn mà rất nhẹ); ở đây có sự bất ngờ và cũng có chút khẳng định (phả:tỏa ra thành luồng); bàng bạc một hương vị quê. - Rồi bằng thị giác : sương đầu thu nên đến chầm chậm , lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý. - Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như thu đã về”. Chính sự không rõ rệt này mới hấp dẫn mọi người - Ngoài ra, từ “bỗng” , và từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng 2 . Những dấu hiệu mùa thu đã dần rõ hơn, cảnh vật được tiếp tục cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu , rất êm: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu - Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên nước sông thong thả trôi (Sông dênh dàng như con người được lúc thư thả) - Trái lại , những loài chim di cư bắt đầu vội vã (cái tinh tế là ở chữ bắt đầu) - Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh : Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến) mà vẫn còn mây vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô , sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hóa thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu thì thật tuyệt. 3 . Tiết thu đã lấn dần thời tiết hạ : - Nắng còn cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt màu dần; đã ít đi những cơn mưa (mưa lớn, ào ạt, bất ngờ ) ; sấm không nổ to, không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình (cách nhân hóa giàu sức liên tưởng thú vị). - Sự đổi thay nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ ngữ chỉ mức độ rất tinh tế : vẫn còn, đã vơi, cũng bớt. C- Kết bài: -Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chứ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ. Cái tài của nhà thơ là đã khiến bạn đọc liên tiếp nhận ra những dấu hiệu chuyển mùa thường vẫn có mà mọi khi ta chẳng cảm nhận thấy. Những dấu hiệu ấy lại được diễn tả rất độc đáo. - Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc. *Bài phân tích tham khảo : Phân tích bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh Gợi ý Bài làm I- MB: - Giới thiệu đặc điểm những bài thơ thu của Hữu Thỉnh (viết nhiều, hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu) -Giới thiệu bối cảnh thời gian, không gian của bài “Thu sang”(Thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ) -Khái quát nội dung, nghệ thuật:(cảnh giao mùa, sự hòa nhập của thiên nhiên và con người, sự biến đổi của đất trời , tuổi tác , hình ảnh đặc sắc, gợi cảm). II-TB: * Kết cấu của bài thơ: (ngũ ngôn, 3 khổ, mỗi khổ 4 câu :cảm nhận từ mơ hồ (k1:buổi đàu thu) > những biểu hiện rõ ràng (k2: thu I-MB: Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” được tác giả sáng tác vào gần cuối năm 1977. Bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ Đây là cảnh giao mùa trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó, ta thấy được sự hòa nhập của thiên nhiên và con người, sự biến đổi của đất trời cũng là sự bién đổi của tuổi tác. II-TB: * “Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn, gồm ba khổ thơ, mỗi khổ có bốn câu là một nét đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu, thu mới về, thu chợt đến. mới về) > thu đến(k3). *Phân tích: a/ Khổ 1: -Giới thiệu khổ thơ (chép khổ thơ đầu) -Nhà thơ nhận ra những tín hiệu chuyển mùa nào?(hương ổi, sương chùng chình) -Cảnh vật mơ hồ về thu thể hiện qua những cảm quan nào? (khứu giác (hương ổi) xúc giác (vận động của gió), thị giác (sương chùng chình). -Từ nào cho thấy nhà thơ nhận thấy thu sang một cách đột ngột với những biểu hiện chưa rõ ràng. Tại sao những cảm nhận đầu tiên- đột xuất lại là hương ổi, là gió là sương? (từ bỗng, hình như: sự cảm nhận còn mơ hồ vì cũng chỉ mới trực cảm qua một vài biểu hiện tác động trực tiếp hoặc gần gũi nhất(sương trước ngõ,gió qua nhà, hương ổi trong vườn ) +Khi phân tích cần kết hợp các yếu tố trên (từ ngữ, hình ảnh >cảm nhận) b/ Khổ 2:Thu đã đến với sự biểu hiện rõ ràng hơn : -Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng như thế nào? ( (mở rộng tầm cảm quan lên chiều cao, chiều rộng (sông, mây) và cả thính giác (tiếng chim), đặc biệt là các hình ảnh vận động có tính chất người (vội vã, vắt nửa mình) thể hiện sự đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang thay đổi). -Trong khổ thơ thứ 2, hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bừng những hình ảnh, chi tiết nào? (Chim vội vã, sông dềnh dàng, mây ) +Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã?(sợ lạnh, đỉ tránh rét; không còn những cơn mưa mùa hạ ) +Hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” nên hiểu như thế nào? Có thật có đám mây như thế không?(mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời ,buông thõng xuống- đây là đám mây liên tưởng, tưởng tượng của tác giả “mây vắt mình” > *Phân tích: a/ Khổ 1: -Khổ thơ đầu của bài thơ là sự cảm nhận vè cảnh vật chuyển sang thu còn mơ hồ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về -Mở đầu là từ “ bỗng” thể hiện sự đột ngột , bất ngờ, cái bất ngờ thật nên thơ! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về. Đó là “hương ổi” thoang thoảng trong gió se –hơi lạnh và hơi khô Hương ổi “phả”, từ “phả” có thể thay các từ khác như thổi, bay, đưa ,nhưng những từ ấy không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ. Từ “phả” còn gợi được hương thơm như sánh lại, sánh vì hương đậm, vì gió se. -Còn sương thì “ chùng chình”. Tác giả đã nhân hóa làn sương.Nó bay (đi) qua ngõ nhà chậm chạp, như muốn dừng lại, khác với mọi ngày. Có cái gì đó duyên dáng, yểu điệu của một làn sương +Đã nhận ra hương vị của ổi qua khứu giác, vận động của gió qua xúc giác (phả vào người, hơi se lạnh), sự vận động của sương qua thị giác. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đã hiện diện. Thế mà tác giả lại viết “hình như thu đã về”. Từ ngữ “bỗng nhận ra” biểu lộc cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Cái bảng lãng , mơ hồ chính là cảm giác “ hình như” đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lúc thu sang. +Khẳng định rằng chỉ có người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê và gắn bó với quê hương đất nước mới có được những cảm nhận tinh tế như thế. b/ Khổ 2:Bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến để nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước mùa thu: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu -Không gian nghệ thuật của bức tranh “sang thu” được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, chiều dài của dòng sông và cả thính giác vơi nghe tiếng chim,đặc biệt là các hình ảnh vận động có tính chất người “vội vã, vắt nửa mình”. -Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta thường đầy, trong xanh, êm đềm trôi. Sông nước đầy, không còn những cơn mưa mùa hạ lũ về nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm lại. -Chim bay “vội vã”, đó là những đàn chim tránh rét khi đổi mùa,từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam .Trong bài “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến cũng có hình ảnh đàn chim “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”. Từ “bắt đầu” rất độc đáo. Bắt đầu vội vã thôi, chứ chưa phải đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới coa thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay. Dù có sự vội vã của chim (mới bắt đầu) không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng: Có đám mây mùa hạ gợi cảm giác chuyển mùa thật đẹp ,thật nên thơ) c/ Khổ cuối: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ: -Tính giao mùa được thể hiện rõ nét như thế nào qua khổ thơ cuối? (Biểu hiện của “nắng còn”, của “mưa vơi”, “sấm bớt” . Đó là những biểu hiện rõ nhất của thời kỳ từ hạ sang thu qua cách cảm nhận tinh tế và chính xác của nhà thơ). -Phân tích tính ẩn dụ trong 2 câu cuối? (sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ , khó khăn-Hai câu cuối còn mang hàm nghĩa khẳng định bàn lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ , khó khăn của đất nước.) III KL : Khẳng định giá trị bài thơ: “Sang thu” , khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý. Bài thơ đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho ths hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. Vắt nửa mình sang thu -Nhà thơ có một liên tưởng bất ngờ , một cách dùng từ độc đáo.Hữu Thỉnh không dùng từ (mây) lang thang, lơ lửng,bồng bềnh, nhẹ trôi mà lại dùng từ “vắt”.Mây như kéo dài ra, vắt lên , đặt ngang trên bầu trời, buông thỏng xuống. Đây là một hình ảnh liên tưởng sáng tạo thú vị. Sự thật, không hề có đám mây nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời như thế. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây lững lờ, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là khêu gợi hồn thơ. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo . *Hình ảnh nào cũng bắt được cái hồn của thiên nhiên từ hạ sang thu. Trong các câu thơ những chữ “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt ” đã thổi hồn vào thiên nhiên đang đến gần nhẹ êm mà mỗi lúc một rõ dần thể hiện sự đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang thay đổi. c/ Khổ cuối: Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi -Tính giao mùa được thể hiện rõ nét dần qua những biểu hiện của “nắng rớt”,, của “mưa rơi”, của “sấm lặng”. Đó là các biểu hiện rõ nhất của thờ kỳ từ hạ sang thu qua cách cảm nhận tinh tế và chính xác của nhà thơ. Nắng mưa lúc sang thu cũng không giống như hồi giữa hạ. Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang, gay gắt. Mưa cũng đã ít đi, không còn những trận mưa rào ầm ầm , ào ạt. Bỡi vậy sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn không còn bất ngờ cho hàng cây. -Các từ ngữ gần như đồng nghĩa gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật , của thiên nhiên : “Vẫn còn” diễn đạt cái hết là nhiều, cái còn là ít ; “đã vơi” di ễn đạt cái hết nhiều hơn cái còn, “cũng bớt” diễn đạt cái hêt mới bắt đầu, cái còn vẫn nhiều. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn đến mùa thu, vương vấn hàng cây và đất trời -Sang thu đậm chất dân gian làng quê dân dã, mang đậm hơi thở của ruộng đồng nhưng vẫn rõ nét triết lý: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Có hai tầng nghĩa: tả thực và ẩn dụ :sấm mùa hạ ít đi khi sang thu. Bỡi vậy hàng cây không còn mấy bị giật mình đột ngột. Nhưng đó còn là âm vang , ba động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. Và ở con người từng trải, đứng tuổi thì tất nhiên sẽ vững vàng, trầm tĩnh hơn, càng không bị bất ngờ, giật mình trước những tác động của ngoại giới, dù là những tiếng sấm đầu thu. Hai câu cuối còn mang hàm nghĩa khẳng định bàn lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ , khó khăn của đất nước. III KL : “Sang thu” , khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý. Bài thơ đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. . Đề 17 Câu 1: Hãy trình bày cách hiểu biết của em về thành phần phụ chú ? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Đoạn văn Mùa xn người cầm súng Lộc giắt đầy. vách nhà ken câu hát ” gần gũi với đời sống người dân, thể hiện tình cảm làng xóm sâu sắc + Nói với con về sức sống bền bỉ , mãnh liệt của quê hương: Sống gian khổ , lên thác xuống ghềnh nhưng. phải mạnh mẽ, bền bỉ, sống xứng đáng với truyền thống quê hương. Câu 4: I/ Tìm hiểu đề : - Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ còn có những suy ngẫm sâu xa về đời người , nhưng đề bài này chỉ yêu

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w