CHÀM DỊ ỨNG (DERMAITE ATOPIQUE) Từ lâu ta biết rằng eczéma và ngứa được cải thiện nếu ta làm giảm khô da, dấu hiệu đặc trưng của chàm dị ứng (dermatite atopique). Nhưng chỉ từ vài năm nay ta mới hiểu rõ hơn các cơ chế gây bệnh. “Từ lâu ta đã nghĩ rằng chàm dị ứng là biểu hiện da, cái đích, của các dị ứng thức ăn. Thật ra, đúng hơn là điều trái lại: đó là một bệnh da (maladie cutanée), có thể có những hậu quả ở xa. Vậy đó là một đảo ngược của quan niệm”, GS Jean-François Nicolas đã ghi nhận như vậy. Một sự đảo ngược quan niệm chủ yếu là do việc nhận diện một biến dị của filagrine, được tìm thấy nơi 30% các bệnh nhân. Protéine này đóng một vài trò quan trọng trong sự kết dính của biểu bì. “Lớp sừng ngoài (couche cornée externe) được tạo thành do sự chồng lên nhau của 5 đến 7 lớp kératinocyte. Những tế bào này đổi mới thường xuyên từ màng căn bản. Filagrine là một thành phần quan trọng của “natural moisteing factor”, yếu tố này đảm bảo tính chất kín (étanchéité) của biểu bì. Khi filagrine bị biến dị, nước, thay vì lăn trên biểu bì như trên một film plastique, sẽ đi vào bên trong như qua một giấy thấm.” Da tạng dị ứng (peau atopique) khi đó trở nên 100 lần dễ thẩm thấu hơn, để di qua những phân tử lớn hơn nhiều như các protéine, và cũng đánh mất nước 10 lần hơn bình thường. “Da tạng dị ứng cũng chế tạo các peptides kháng khuẩn da ít hơn và có một khuẩn chí (flore microbienne) mất cân bằng, với các tụ cầu khuẩn vàng và các loại nấm không có trên da bình thường, GS Taeib đã xác nhận như vậy. Trong những điều kiện này, các dị ứng nguyên được cấu tạo bởi protéine, ví dụ vi khuẩn, bình thường bị chận lại ở da, có thể đi vào nhờ sự phá vỡ của hàng rào da này và gây nên một phản ứng miễn dịch.” Điều này giải thích tại sao những người bị chàm dị ứng cũng sản xuất nhiều kháng thể IgE chống lại các protéine này. “Những kháng thể này làm khởi phát phản ứng viêm, sau đó những phản ứng viêm này rất giống với phản ứng của chàm do tiếp xúc, Vậy ta có thể xem chàm dị ứng như là một dị ứng tiếp xúc với protéines, GS Nicolas đã nhấn mạnh như vậy. Sự thiếu hụt filagrine này cũng làm dễ cho sự phát sinh của bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Nơi động vật, các thí nghiệm đã cho thấy rằng một phần của các tín hiệu có khuynh hướng gây viêm (signal pro-inflammatoire), sinh ra trong da tạng dị ứng, tác động ở xa lên biểu mô phế quản và mũi. Vậy da điều biến không những đáp ứng miễn dịch tại chỗ mà còn ở xa nữa.” Những biến dị khác đang được nghiên cứu chắc chắn can thiệp vào trong sự phá vỡ hàng rào da này, và người ta chưa biết tại sao chàm dị ứng lại giảm bớt khi đứa trẻ lớn lên. “Sự trưởng thành của các tế bào lympho T điều hòa (lymphocytes T régulateurs) ngay khi đứa trẻ tiếp xúc hơn với các nhiễm trùng có lẽ can thiệp để làm gia tăng sự dung nạp miễn dịch (tolérance immunitaire) của nó”, GS Taieb đã nhấn mạnh như vậy. Cũng còn phải hiểu rõ hơn stress làm dễ các đợt bộc phát eczéma như thế nào. Nhưng những công trình này xác nhận vai trò của việc chống lại sự khô da để tái tạo một hàng rào da hiệu quả. Ngoài các thuốc làm dịu (émollient) hiện nay, các kết quả đáng lưu ý đã đạt được với các kem có chất cơ bản là cholestérol. Một đường hướng khác, còn trong tương lai xa, đó là phát trực tiếp filagrine vào da dưới dạng chất có thể đưa vào cơ thể. Sau cùng, đó là chưa kể những hướng khác còn đang được thăm dò trong các phòng nghiên cứu. . CHÀM DỊ ỨNG (DERMAITE ATOPIQUE) Từ lâu ta biết rằng eczéma và ngứa được cải thiện nếu ta làm giảm khô da, dấu hiệu đặc trưng của chàm dị ứng (dermatite atopique). Nhưng chỉ. bị chàm dị ứng cũng sản xuất nhiều kháng thể IgE chống lại các protéine này. “Những kháng thể này làm khởi phát phản ứng viêm, sau đó những phản ứng viêm này rất giống với phản ứng của chàm. xem chàm dị ứng như là một dị ứng tiếp xúc với protéines, GS Nicolas đã nhấn mạnh như vậy. Sự thiếu hụt filagrine này cũng làm dễ cho sự phát sinh của bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng.