bệnh trẻ em - VIÊM NÃO TRẺ EM - LỜI CẢNH BÁO ppsx

5 280 1
bệnh trẻ em - VIÊM NÃO TRẺ EM - LỜI CẢNH BÁO ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIÊM NÃO TRẺ EM - LỜI CẢNH BÁO! Tác giả : MINH CHÂU Đến ngày 4/6/2004, đã có 78 trường hợp bệnh nhân nhi phải nhập viện do viêm não. Khác với năm ngoái, năm nay mới chỉ có một số ca được xác định là viêm não Nhật Bản, số còn lại do nhiều nguyên nhân khác đang được điều trị và theo dõi tiếp. Điều đáng nói là đã có 3 ca tử vong và 10 ca bệnh nặng với tình trạng rất xấu, hôn mê ở các mức độ khác nhau, trong đó có một số ca hôn mê sâu. Viêm não trẻ em đã như một lời cảnh báo… Ảnh: Cháu Phạm Văn Thắng bị viêm não đang nằm điều trị tại BV. Nhi TW. Ảnh: Minh Châu. Những đứa trẻ bất hạnh Sáng 4/6/2004, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương (TƯ). Tim chúng tôi như thắt lại khi chứng kiến những bệnh nhi bé bỏng nằm mê man với ống trợ thở cắm sâu trong mũi. Tôi ngồi xuống cạnh giường một bé trai đang nằm bất động nhưng miệng không ngớt ú ớ những câu vô nghĩa, hai mắt mở trừng trừng, đờm dãi chảy ra làm ướt cả vạt áo. Chị Thi - mẹ cháu - thổn thức kể trong nước mắt: Cháu tên Phạm Văn Thắng, 5 tuổi, quê ở Mỹ Hào, Hưng Yên. Hôm 1/6/04, cháu kêu đau đầu dữ dội, bỏ cơm lên giường nằm. Sờ trán con thấy nóng như chảo rang, chị ra vườn vơ vội nắm lá diếp cá vò lấy nước cho cháu uống. Ai ngờ 30 phút sau đó, cháu lên cơn co giật, toàn thân co rút, mắt trợn ngược. Quá kinh hãi, chị vội bế xốc cháu đến trạm xá, rồi trạm xá vội chuyển cháu lên huyện. BV huyện tức tốc chuyển lên BV. Nhi. Chị Thi nấc lên: “Khi vào BV, con tôi đã hôn mê. Tưởng một lúc sẽ tỉnh, ai ngờ đến tận hôm nay chỉ nằm bất động, không nói, không cười, không nhận ra được ai cả ”. Giường bên, chị Nguyễn Thị Thu (quê ở thôn 1, Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đang vỗ về một bé gái người nhỏ thó, đôi mắt thất thần, cháu ưỡn cong người và gào lên những câu ngọng nghịu vô nghĩa. Nhìn vóc dáng tiều tụy, rúm ró của cháu Quỳnh Như, không ai ngờ 1 tháng trước đó, cháu là một cô bé nhí nhảnh, rất đáng yêu. Chị Thu mếu máo: “Thấy cháu sốt và kêu đau đầu, tôi tưởng cháu chỉ bị cảm sốt thông thường nên mua thuốc hạ sốt cho cháu uống. Ai ngờ bệnh ngày càng trầm trọng. Gia đình vội vàng đưa cháu đến bệnh viện. Sau 2 tuần điều trị, thấy bệnh tình có thuyên giảm nên gia đình tự động đưa cháu về nhà. Không ngờ chỉ hai hôm sau, cháu lại sốt mê man. Khi nhập BV. Nhi, cháu đã hôn mê, nay tỉnh rồi nhưng lạ lắm!”. Tôi nhìn vào đôi mắt mở to ráo hoảnh phát ra những tia sáng khác thường của bé Như mà lòng không khỏi xót xa. Còn chị Phương (quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa) mẹ cháu Lê Đình Hải, 8 tuổi nhớ như in cái ngày 28/5 định mệnh ấy. Hải bị sốt cao, đến ngày thứ 2 thì liên tục lên cơn co giật, cổ cứng, mắt trợn ngược, lưng uốn cong cứng đờ. Không kịp mang theo quần áo, tiền bạc, chị Phương ôm con lên bệnh viện tỉnh, lập tức Hải được làm thủ tục chuyển ngay lên đây và phải thở ô xy vì hôn mê. Sau gần hai tuần vật lộn với tử thần, Hải đã bắt đầu tỉnh lại nhưng trở thành một con người khác, tay chân co quắp, mồm méo xệch Nguyên nhân gây bệnh viêm não Bệnh viêm não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Theo thống kê của BV. Nhi TƯ, tính từ 31/05/04 đến 04/06/04, bệnh viện đã tiếp nhận 78 bệnh nhân bị viêm não; Khác với năm ngoái, năm nay chỉ có một số ca được xác định là viêm não Nhật Bản, số còn lại chưa xác định được nguyên nhân. Điều đáng nói là đã có 3 ca tử vong do bệnh quá nặng và 10 ca bị hôn mê ở những mức độ khác nhau. Trao đổi với chúng tôi, BS. Bùi Vũ Huy - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm BV. Nhi TƯ cho biết: Năm nay tỷ lệ bệnh nhi bị viêm não có nhiều diễn biến khác năm ngoái. Nếu như năm 2003, các ca viêm não chủ yếu tập trung ở Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, thì năm nay chỉ có một trường hợp ở Bắc Ninh, còn tập trung cao nhất ở Hà Tây (12 trường hợp), Thanh Hóa (10 trường hợp), Hà Nội (9 trường hợp) Trong đó, bệnh viêm màng não do virus chiếm tỷ lệ khá lớn, nguyên nhân do nhiều chủng virus khác nhau. Khi mắc bệnh, trẻ thường có những biểu hiện như: đột ngột sốt cao 39-400C, buồn nôn, nôn, đau đầu; nặng hơn có thể co giật, mắt trợn ngược, thở khò khè, sau đó đi vào hôn mê. Di chứng của viêm não rất nặng nề với những tổn thương trầm trọng ở não, ảnh hưởng trầm trọng đến tâm thần và vận động. Phần lớn, khi đã bị hôn mê, sau này các cháu sẽ phải chịu di chứng liệt, đần độn, không thể đi lại, nói cười, thậm chí có cháu còn bị lên cơn điên, đập phá điên cuồng. Có thể nói tương lai của các cháu gần như không còn nếu không được điều trị và châm cứu tích cực để hồi phục lại phần nào khả năng vận động và nhận thức. Điều trị và phòng ngừa Trao đổi với những bà mẹ đang chăm con tại BV. Nhi, chúng tôi không khỏi lo ngại trước sự kém hiểu biết của họ về căn bệnh này. Ngay cả những bà mẹ sống tại Hà Nội, là cán bộ, viên chức có trình độ cũng còn rất mơ hồ về bệnh viêm não, nhất là viêm não Nhật Bản. BS. Nguyễn Văn Lộc - Phó Giám đốc BV. Nhi TƯ đã đưa ra lời cảnh báo: “Các trung tâm y tế địa phương cần có chiến dịch truyền thông về dịch bệnh các loại cho các bà mẹ trẻ, hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc trẻ ”. Để đề phòng tình trạng trẻ nhập viện quá muộn, khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh cần đưa ngay đến các cơ sở y tế, không được điều trị tại nhà. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não; Vì vậy các bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng cho bệnh nhân như: Hạ sốt, an thần, chống co giật. Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê hoặc phù não sẽ được điều trị bằng liệu pháp truyền dịch, sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. Theo các chuyên gia về virus của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, các bậc phụ huynh cần có biện pháp chủ động phòng bệnh viêm não bằng nhiều cách như: Tiêm phòng vaccin cho trẻ dưới 5 tuổi theo đúng quy định của Bộ Y tế, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh cá nhân như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để phòng các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa; Không nên đưa trẻ ra ngoài trời nắng; Vệ sinh môi trường xung quanh nhà, tích cực diệt muỗi, nhà cửa cần vệ sinh sắp xếp ngăn nắp, sạch thoáng; Các vật chứa nước đọng như gáo dừa, lon đồ hộp cần được loại bỏ, khai thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, phát quang bụi rậm để diệt nơi trú ẩn và sinh sản của muỗi. Không nên nuôi heo, chim chóc trong nhà vì chúng có thể là những ổ chứa siêu vi viêm não Nhật Bản. Tuyệt đối không để trẻ chơi gần chuồng gia súc, bãi rác, bụi cây; Cho trẻ ngủ màn kể cả ban ngày để tránh bị bọ, muỗi đốt. Đó là những cách phòng ngừa tốt nhất mà chúng ta nên làm để tránh cho các cháu mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này. . VIÊM NÃO TRẺ EM - LỜI CẢNH BÁO! Tác giả : MINH CHÂU Đến ngày 4/6/2004, đã có 78 trường hợp bệnh nhân nhi phải nhập viện do viêm não. Khác với năm ngoái, năm. có một số ca hôn mê sâu. Viêm não trẻ em đã như một lời cảnh báo Ảnh: Cháu Phạm Văn Thắng bị viêm não đang nằm điều trị tại BV. Nhi TW. Ảnh: Minh Châu. Những đứa trẻ bất hạnh Sáng 4/6/2004,. nhân gây bệnh viêm não Bệnh viêm não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Theo thống kê của BV. Nhi TƯ, tính từ 31/05/04 đến 04/06/04, bệnh viện

Ngày đăng: 30/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan