Hàm răng chắc khoẻ Để đứa con yêu của bạn có một hàm răng trắng khoẻ, bạn cần chăm sóc những chiếc răng của bé từ khi mới nhú. Bên cạnh đó, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ thường xuyên. Thức ăn, bánh kẹo là những chất dễ tạo cho vi khuẩn hại răng bé nhất. Chỉ cần lơ là một chút thôi, hàm răng sữa của bé sẽ bị ăn mòn bởi những vi khuẩn ấy. Lâu ngày sinh ra các bệnh về rau như sâu răng, nha chu Khi đứa bé bú sữa hoặc uống sữa xong, bạn hãy cho bé uống vài thìa nước lọc. Lấy khăn gạc mỏng, thấm ướt để lau lưỡi và lợi của bé thật sạch. Cho bé uống vài thìa nước lọc sau khi lau. Không cho bé ăn kẹo và uống nước ngọt có gas. Sau khi cho bé ăn bánh ngọt, bột ngũ cốc, trái cây, tập cho bé súc miệng, sau đó đánh răng bằng loại kem dành riêng cho trẻ em. Nếu bé quá nhỏ, cho bé uống nước và làm quy trình lau răng như lúc uống sữa xong. Kiểm tra răng bé mỗi ngày. Đứa bé đến nha sĩ để khám răng định kỳ 3 tháng/lần. Với trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn. Không để bé ngậm miếng cơm cuối cùng quá lâu vì điều này rất có hại cho răng. Can thiệp lúc sinh không gây hại cho não trẻ Chứng xuất huyết não ở trẻ trên 1 tháng tuổi không phải do những thủ thuật can thiệp lúc sinh gây nên, các nhà khoa học Anh khẳng định. Nó có thể là hậu quả của một cú va đập mạnh vào đầu của trẻ. Nhận định trên của nhóm nghiên cứu đến từ Bệnh viện Hoàng gia Hallamshire đã phản bác lại luận điệu trước đây của các luật sư trong các vụ kiện tụng liên quan đến sự lạm dụng trẻ nhỏ. Bằng chứng là các hiện tượng xuất huyết não do các thủ thuật can thiệp lúc sinh nở (sử dụng forcep, dụng cụ hút ) thường tự động biến mất khi trẻ được 4 tuần tuổi. Bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ não, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 9 trẻ bị xuất huyết não lúc sinh nở trong số 111 bé sơ sinh. Hiện tượng này còn gọi là chứng tụ huyết dưới màng cứng. Tuy nhiên, các kết quả chụp não khi số trẻ trên được 4 tuần, 6 tháng và 2 tuổi cho thấy, hiện tượng xuất huyết đã biến mất hoàn toàn khi các em được 1 tháng tuổi và không để lại biến chứng nào. Điều đáng nói là trong số 9 em bị xuất huyết não lúc sinh có 5 em phải sử dụng forcep, 1 em phải nhờ đến dụng cụ hút, và chỉ có 3 bé được sinh tự nhiên qua đường âm đạo. Không em nào phải qua điều trị xuất huyết sau khi sinh. Điều này chứng tỏ chứng xuất huyết não ở trẻ trên 1 tháng tuổi không phải là do các thủ thuật can thiệp trong quá trình sinh nở gây nên. Theo giới chuyên gia, nó có thể do sự va đập mạnh vào đầu, hoặc do trẻ bị lắc quá mạnh. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh Như mọi năm, cứ bắt đầu vào mùa nóng là các bệnh liên quan đến thời tiết lại tăng mạnh và gia tăng chủ yếu ở đối tượng trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất cần thiết. Nên quan tâm và chăm sóc dinh dưỡng như thế nào khi trẻ bị bệnh? 1. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa với thức ăn loãng hơn Đối với trẻ dưới 4 tháng đang bú sữa mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa bình thường nhưng tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Với trẻ từ 5 tháng trở lên thì ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và ăn từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ để tăng cường vitamin và chất khoáng. Trẻ bị tiêu chảy, tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu. Các loại súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. 2. Ăn uống của trẻ sau khi khỏi bệnh Khi trẻ khỏi bệnh, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng. Chăm sóc làn da bé yêu Da có thể là đường vào của nhiều bệnh nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng máu (từng đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong sơ sinh). Ở trẻ nhỏ, diện tích da/cân nặng rất lớn: 700 cm2/kg, gần gấp 3 so với người lớn, nên các bệnh về da càng dễ gây nguy hiểm. Bác sĩ Vũ Thanh Hương thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Hà Nội cho biết, da trẻ có độ đàn hồi rất thấp so với người trưởng thành, lại rất mỏng manh nên dễ rách. Sự tạo chất melanin và mỡ cũng còn thấp nên khả năng điều nhiệt không cao. Vì vậy, trẻ rất dễ bị sốt cao hay lạnh cóng. Việc tiết nhiều mồ hôi qua da khiến trẻ dễ bị mất nước. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém ở trẻ khiến làn da rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan toả, ảnh hưởng đến toàn thân. Vì những lý do trên, việc bảo vệ da có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ; không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận Để da bé luôn sạch sẽ, cần tắm bé hằng ngày, kể cả mùa đông. Dùng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ, đã được kiểm nghiệm về độ dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Tránh dùng các sản phẩm quá đậm đặc, chứa nhiều nước hoa hoặc chất kháng khuẩn mạnh. Với trẻ dưới 6 tháng, nên tắm bằng nước đun sôi để nguội nhằm tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Làm sạch tỉ mỉ các vùng da có nếp gấp và bộ phận sinh dục, nhất là với bé gái. Sau khi lau khô người, nên thoa phấn rôm rồi mới mặc quần áo, chú trọng những nơi ra nhiều mồ hôi hoặc phải cọ xát nhiều như bẹn, nách, cổ Phấn rôm vừa có tác dụng hút ẩm, chống nhiễm khuẩn vừa làm giảm ma sát, giúp da bé không bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không rắc trực tiếp lên da mà cho vào tay rồi chuyển 1 ít sang tay kia, xoa 2 tay với nhau rồi mới xoa lên da bé. Không xoa phấn rôm lên vùng da trầy xước hay vết thương hở, không để phấn dính vào mũi, mắt và miệng trẻ, không thoa vào rốn trẻ sơ sinh. Nếu bạn mặc bỉm (tã giấy) cho bé, nên thay thường xuyên, tối đa 6 tiếng một lần. Nếu để lâu, vùng da đóng bỉm dễ bị hăm do vi khuẩn phát triển. Vùng da này cần được chăm sóc kỹ hơn bằng cách giữ sạch, khô thoáng, thoa phấn rôm sau khi tắm và trước khi đóng bỉm. Vào mùa hè, da bé rất dễ bị rôm sảy do nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo bác sĩ Hương, chứng rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nặng hơn như mụn nhọt. Nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể đi vào máu hoặc cầu thận, rất nguy hiểm. Vì vậy, nên cho trẻ mặc quấn áo rộng rãi bằng chất cotton để thấm mồ hôi, thoa phấn rôm và tắm cho trẻ ngày vài lần. Nên sử dụng các loại "lá mát" và có tác dụng diệt khuẩn để tắm bé, chẳng hạn như sài đất, mướp đắng, lá kinh giới Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng 10h30 đến 14h30 vì có thể làm bé ngứa ngáy khó chịu. . Hàm răng chắc khoẻ Để đứa con yêu của bạn có một hàm răng trắng khoẻ, bạn cần chăm sóc những chiếc răng của bé từ khi mới nhú. Bên cạnh đó, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ thường. đánh răng bằng loại kem dành riêng cho trẻ em. Nếu bé quá nhỏ, cho bé uống nước và làm quy trình lau răng như lúc uống sữa xong. Kiểm tra răng bé mỗi ngày. Đứa bé đến nha sĩ để khám răng định. Khi trẻ bị bệnh, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất cần thiết. Nên quan tâm và chăm sóc dinh dưỡng như thế nào khi trẻ