BỆNH TẮC PHỔI KINH NIÊN pdf

8 143 0
BỆNH TẮC PHỔI KINH NIÊN pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH TẮC PHỔI KINH NIÊN Ở Mỹ, 14 triệu người mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease, hay được gọi tắt COPD). COPD là bệnh nổi danh trên đất Mỹ, vì trong các bệnh hay gây tử vong ở Mỹ, nó đứng hàng thứ tư. Nhưng, với người Việt chúng ta, có lẽ các bác sĩ hay gọi trại đi là bệnh suyễn cho dễ hiểu (một phần do bệnh gây những triệu chứng giống suyễn, cách chữa trị cũng không khác mấy), nên nhiều người chúng ta còn xa lạ với tên bệnh này. Gọi vậy không đúng. Bệnh tắc phổi kinh niên làm các ống dẫn không khí vào phổi hẹp lại, người bệnh hít thở kém hữu hiệu, không có đủ dưỡng khí (oxygen) cần thiết cho cơ thể. Khác với suyễn (asthma), gây tắc phổi cấp tính, nhất thời, xong rồi thôi, lúc lên cơn suyễn thì khổ, lúc cơn suyễn biến mất, người bệnh khỏe lại như thường, tắc phổi kinh niên khiến người bệnh không mấy khi hoàn toàn dễ thở, và căn bệnh cứ từ từ tiến triển nặng hơn. Hai bệnh hay đưa đến tình trạng phổi tắc kinh niên là "viêm ống phổi kinh niên" (chronic bronchitis) và "phế thủng" (emphysema). Bệnh viêm ống phổi kinh niên khiến người bệnh ho, khạc đàm, ít nhất 3 tháng mỗi năm, trong 2 hay nhiều năm liên tiếp. Bệnh phế thủng tàn phá các nang (acinar structures) trong phổi (có nhiệm vụ hấp thu dưỡng khí trong không khí ta hít vào phổi), khiến chúng nở to, mất khả năng hấp thu dưỡng khí. Người ta thấy, phổi những người mang bệnh tắc phổi kinh niên, khi mổ ra để xem, thường có cả viêm ống phổi kinh niên lẫn phế thủng, chỉ có nhiều ít khác nhau: người bị viêm ống phổi kinh niên nhiều hơn, vị bị phế thủng nhiều hơn. Cả hai dạng bệnh viêm ống phổi kinh niên và phế thủng cùng đưa đến sự hẹp tắc kinh niên, sự chữa trị hai bệnh khá giống nhau, nên người ta gọi chung hai bệnh này là "bệnh tắc phổi kinh niên". Nguyên nhân Đa số (80-90%) các trường hợp tắc phổi kinh niên do hút thuốc lá. Càng hút sớm, hút lâu năm, hút nhiều, càng dễ bị tắc phổi kinh niên. Người không hút, song phải thường xuyên ngửi khói thuốc lá người khác hút, sau cũng dễ mang bệnh. Có một ít người không may, mang bệnh di truyền, sanh ra đã thiếu chất "alpha1-antitrypsin", một chất có tác dụng làm bền vững các cơ cấu trong phổi, cũng dễ bị tắc phổi kinh niên. (Bình thường, lượng "alpha1- antitrypsin" trong máu 150-350 mg/dL, người có "alpha1-antitrypsin" trong máu dưới 80 mg/dL dễ mang bệnh). Những người không may này hay mang bệnh trước tuổi 50, sớm hơn người bị bệnh gây do hút thuốc. Các yếu tố khác dễ đưa đến tắc phổi kinh niên: ô nhiễm không khí do sống trong vùng kỹ nghệ, tuổi đời càng cao, đàn ông (male gender), nghèo (lower socioecomonic status), làm việc trong những môi trường có nhiều chất bụi hóa học hoặc hơi độc, hồi nhỏ nhiễm trùng đường hô hấp nặng. Tuy vậy, khói thuốc lá, hít vào phổi năm này sang năm khác, là yếu tố hàng đầu đưa đến bệnh tắc phổi kinh niên, đặc biệt cho những người có thêm những yếu tố kể trên. Nên, có thể nói, gần như tắc phổi kinh niên là bệnh riêng của những người hút thuốc. Trong khi suyễn xảy ra cả ở người hút thuốc lẫn không hút thuốc. Triệu chứng Khác với suyễn gây tắc phổi cấp tính, nhất thời, tấn công cả các trẻ em, bệnh tắc phổi kinh niên (tức COPD, tên tắt các bác sĩ hay dùng), thường chỉ xuất hiện ở người lớn, đã hút thuốc khoảng 30 năm. Nhưng một khi nó xảy ra, thường nó sẽ từ từ tiến tới, trở nặng dần. Đa số người bệnh bắt đầu đi thăm bác sĩ trong khoảng tuổi 40-50, vì ho có đàm. Thế rồi, đến tuổi 50, 60, họ cứ vận động một chút, lại thấy khó thở. Rồi lâu lâu bệnh lại trở nặng: ho, khạc đàm đặc vàng, khò khè như suyễn, khó thở, nóng sốt. Căn bệnh hiện nguyên hình. Bỏ thuốc lá sẽ khiến căn bệnh tiến triển chậm lại nhiều lắm. Không bao giờ quá muộn để bỏ thuốc lá. Khi bệnh nặng dần, các cơn trở nặng (ho, khạc đàm vàng, khò khè, ngồi chơi không thôi cũng khó thở), không còn lâu lâu mới xảy ra nữa, nhưng xảy ra luôn. Người tắc phổi kinh niên do viêm ống phổi kinh niên, có triệu chứng xảy ra sớm hơn người phế thủng, ho ra đàm đặc, vàng nhiều hơn, nhưng ít khó thở hơn người phế thủng. Người viêm ống phổi kinh niên trông mập mập, tai tái. Ngược lại, người tắc phổi kinh niên do phế thủng có triệu chứng muộn hơn người viêm ống phổi kinh niên khoảng 10 năm. Khi triệu chứng xảy ra, họ ho ít hơn, song khó thở nhiều hơn, có khạc ra đàm, đàm không đặc, vàng nhưng trăng trắng, trong như nhớt. Người phế thủng trông còm, gầy, hồng hồng. Có điều, việc đời thường không trắng ra trắng, đen ra đen rõ như vậy. Đa số người tắc phổi kinh niên vừa có viêm ống phổi kinh niên, vừa có phế thủng trộn lẫn. Có người còn bị cả suyễn. Nên triệu chứng nhiều khi cũng không rõ rệt hẳn như tả trên, bác sĩ cần tinh ý, dựa vào sự thăm khám kỹ, đồng thời dựa vào các phương tiện định bệnh như phim ngực (chest X-ray, hay bị gọi không đúng là "phim phổi"), hoặc đo cơ năng phổi (pulmonary function test) để phân biệt. Định bệnh Người tắc phổi do viêm ống phổi kinh niên, như đã nói, trông mập mập và tai tái, xanh xanh (cyanosis). Trông họ có vẻ bình tĩnh, không khó thở, cũng không thở nhanh. Khám phổi nghe thấy những tiếng khò khè, lúc to lúc nhỏ, lúc nghe thấy ở chỗ này, lúc lại hiện diện chỗ khác, nếu bảo họ thở sâu và ho. Người tắc phổi do phế thủng trông gầy gầy, hồng hồng. Trông họ như phải dùng sức để thở, mỗi hơi hít vào là một khó khăn, các bắp thịt ở cổ, ở ngực gồng cả lên, cố giúp phổi nở ra để hút lấy dưỡng khí quí báu vào phổi. Họ thở nhanh, môi chúm lại (pursed lips), mỗi lần thở ra lại gừ lên một tiếng nhẹ. Ngực người phế thủng khám thấy to phình, khi hít thở, không chuyển động nhiều như ngực người bình thường. Ngực gõ nghe bung bung như tiếng trống (hyperresonant). Hít vào thở ra có hai thì: thì hít vào (inspiratory phase) và thì thở ra (expiratory phase). Thì thở ra ở người phế thủng dài hơn bình thường, tiếng động phổi lại nghe xa xôi, mơ màng có chút khò khè với âm giai cao (high-pitch rhonchi) vào cuối thì thở ra. Vì ngực người phế thủng phình to, khiến tim bị đẩy lui vào sâu bên trong ngực, nên khi khám tim, tiếng tim cũng thoang thoảng xa xôi. Phim ngực (chest X-ray) cũng cho thấy nhiều điểm khác biệt. Phim ngực người viêm ống phổi kinh niên cho thấy bóng các ống phổi và mạch máu (bronchovascular markings) tăng nhiều bất thường ở đáy phổi, bóng tim to lên. Trong khi phim ngực của người phế thủng cho thấy ngực phình to như thùng tô-nô (barrel chest), phổi trong bất thường, ít các bóng ống phổi và mạch máu, tim lại dài ra, thỏn nhỏ. Còn phim ngực của người bệnh suyễn (thỉnh thoảng ho, khò khè, khó thở, nhưng ngoài những lúc ấy, họ trở lại bình thường)? Phim ngực của người bệnh suyễn trông bình thường, không có những dấu chứng của viêm ống phổi kinh niên hoặc phế thủng. Thế nên, tắc phổi kinh niên, do viêm ống phổi kinh niên hoặc phế thủng, không phải là suyễn, với rất nhiều điểm khác biệt. Những khác biệt này cũng được chứng minh bởi máy đo cơ năng phổi (spirometry). Máy đo cơ năng phổi còn giúp ta tiên đoán dự hậu (prognosis) căn bệnh, tương lai của người tắc phổi kinh niên. Trong các trị số cho bởi máy đo cơ năng phổi, có một trị số quan trọng được đặt tên FEV1 (forced expiratory volume in 1 second: khối lượng khí thở ra thực mạnh trong 1 giây), tính theo phần trăm (%), so với trị số của một người bình thường. Người bình thường có FEV1 từ 75% trở lên. Dựa vào trị số này, Hiệp hội Bệnh ngực Hoa-kỳ (American Thoracic Society) chia bệnh tắc phổi kinh niên thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng: - FEV1 còn trên 50%: tắc phổi kinh niên mức độ I (stage I). - FEV1 từ 35% đến 49%: tắc phổi kinh niên mức độ II (stage II). - FEV1 dưới 35%: tắc phổi kinh niên mức độ III (stage III). Người tắc phổi kinh niên mức độ I và II khó thở khi vận động hay làm nặng. Người tắc phổi kinh niên mức độ III tất nhiên nặng nhiều, đi thăm phòng cấp cứu luôn và nhiều lúc cần được chữa trị trong bệnh viện. Khi FEV1 xuống dưới 25%, bệnh rất nặng, gây khó thở thường xuyên. Khi bệnh đã sang mức độ II hoặc III, bác sĩ thường đo nồng độ dưỡng khí (oxygen) trong máu (arterial blood gas) để xác định xem người bệnh có cần dưỡng khí để thở ở nhà hay không. Bình thường, nồng độ dưỡng khí trong máu từ 80 đến 100 mg Hg. Nếu lúc nghỉ ngơi, chẳng làm gì nặng, mà nồng độ dưỡng khí vẫn dưới 55 mg Hg, người bệnh cần có oxygen để thở liên tục ở nhà. Người tắc phổi kinh niên tuổi càng cao, có FEV1 càng thấp, nồng độ dưỡng khí trong máu cũng thấp, xuống cân nhiều, tương lai không sáng sủa lắm. Xin hẹn bạn đọc bài tuần tới, chúng ta sẽ bàn về các cách chữa bệnh tắc phổi kinh niên. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức . 49%: tắc phổi kinh niên mức độ II (stage II). - FEV1 dưới 35%: tắc phổi kinh niên mức độ III (stage III). Người tắc phổi kinh niên mức độ I và II khó thở khi vận động hay làm nặng. Người tắc phổi. hai bệnh này là " ;bệnh tắc phổi kinh niên& quot;. Nguyên nhân Đa số (80-90%) các trường hợp tắc phổi kinh niên do hút thuốc lá. Càng hút sớm, hút lâu năm, hút nhiều, càng dễ bị tắc phổi kinh. BỆNH TẮC PHỔI KINH NIÊN Ở Mỹ, 14 triệu người mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease, hay được gọi tắt COPD). COPD là bệnh nổi danh trên đất

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan