Thuốc nào trị thuyên tắc phổi hiệu quả? Thuyên tắc (an embolism) - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ "émbolos" nghĩa là vật chặn hay nút chặn - chỉ trạng thái khi có một vật được hình thành tại một phần nào đó trong cơ thể, lưu thông trong cơ thể nhờ hệ tuần hoàn, rồi sau đó gây cản trở dòng máu chảy qua lòng mạch của một bộ phận khác. Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism) xuất hiện khi có một vật gây tắc nghẽn làm cản trở dòng máu chảy qua động mạch phổi. Thuyên tắc phổi là gì? 90% trường hợp thuyên tắc phổi xuất phát từ cục máu đông hình thành ở chân hoặc tay (trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu). Khoảng 80% các cục máu đông này sẽ tự tan biến, 20% còn lại có thể di chuyển đến tĩnh mạch chậu đùi và bị vỡ, cho phép một cục máu đông di chuyển lên tĩnh mạch chủ dưới và sau cùng lên phổi. Nhưng kích thước của nó quá lớn để có thể qua được những mạch máu nhỏ ở phổi nên sẽ gây ra sự tắc nghẽn tại đó. Thuyên tắc phổi cũng có thể gây ra bởi những vật tắc nghẽn tạo thành từ giọt chất béo do tiêm thuốc dầu vào mạch, dịch màng ối do biến chứng thai nghén, bọt khí khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đi vào máu. Tuy nhiên, những trường hợp này hiếm gặp hơn. Triệu chứng của thuyên tắc phổi là gì? 80% các trường hợp không có triệu chứng, 20% còn lại có các triệu chứng không đặc trưng như: đau ngực; nhịp tim nhanh hoặc không ổn định; chóng mặt; khó thở hay nhịp thở nhanh; ho hoặc ho ra máu. Đôi khi, có một số triệu chứng dễ thấy ở đầu chi, biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu như: sưng; đau hoặc tăng cảm giác; đầu chi ấm hơn; da đỏ, xanh hoặc nhợt nhạt. Một số trường hợp thuyên tắc phổi nặng có thể gây shock, bất tỉnh, ngừng tim hay tử vong. Có những cách để giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối như: rèn luyện, luyện tập thể dục thường xuyên. Thuốc trị thuyên tắc phổi Phác đồ điều trị thuyên tắc phổi nhằm mục đích làm tan cục máu đông, ngăn cục máu đông phát triển to hơn và ngăn cục máu đông mới tạo thành. Bước đầu tiên trong điều trị thuyên tắc phổi là điều trị shock và cung cấp ôxy. Các thuốc chống đông máu như heparin, wafarin được sử dụng để ngăn sự tạo thành cục máu đông. Heparin có tác dụng chống đông máu nhanh cả bên trong và ngoài cơ thể. Heparin được dùng dự phòng và điều trị các bệnh do huyết khối: dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu; điều trị thuyên tắc do huyết khối; dự phòng thành lập cục máu đông trong chạy thận nhân tạo; kết hợp trong điều trị hội chứng mạch vành cấp. Mặc dù heparin thường là một thuốc đã được sử dụng từ lâu và có ưu điểm là giá thành rẻ. Nhưng hiện nay, nó đã dần được thay thế bằng các heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin, nadroparin) trong một số trường hợp do những ưu điểm nổi bật của chúng. Enoxaparin tiện dụng hơn do có thể tiêm dưới da, trong khi heparin thường phải tiêm tĩnh mạch; thời gian bán thải của enoxaparin dài hơn heparin thường 2-3 lần nên chỉ cần dùng 1 lần/ngày. Enoxaparin tác dụng chọn lọc lên yếu tố Xa nên tác dụng ổn định, có thể dùng liều cố định theo cân nặng; còn heparin thường phải điều chỉnh liều theo tác dụng chống đông. Hơn nữa, hiệu quả của enoxaparin bằng hoặc hơn heparin thường, mà tác dụng phụ như chảy máu hay giảm tiểu cầu cũng ít gặp hơn. Các thuốc tiêu sợi huyết (làm tan cục máu đông đã hình thành) cũng có thể được sử dụng, nhưng chúng gây ra nguy cơ chảy máu cao cho bệnh nhân nên thường chỉ được dùng trong những trường hợp nặng. Ngoài ra, những bệnh nhân yếu và huyết áp tụt có thể dùng thêm thuốc như dopamin để tăng huyết áp. Phòng bệnh Do không có hoặc các triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, các xét nghiệm cũng gặp phải những khó khăn trong chẩn đoán thuyên tắc phổi nên việc đánh giá mức độ nguy cơ bệnh nhân đang có, từ đó biết được xác suất mắc bệnh để có biện pháp dự phòng là cách tiếp cận tốt nhất. Bệnh nhân có nguy cơ cao có nhiều cách để phòng bệnh như dùng các thuốc chống đông máu (heparin, enoxaparin, wafarin), sử dụng tất băng nịt tránh tạo thành cục máu đông bằng cách đẩy dòng máu tới những tĩnh mạch sâu và giảm lượng máu ứ đọng. Ngoài ra có những cách để giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối như: rèn luyện, luyện tập thể dục thường xuyên; không nên nằm lâu ngày sau khi phẫu thuật bụng, khớp, sau tai biến mạch máu não; sản phụ cần đi lại, nằm đúng tư thế để tránh cho thai không gây chèn ép tĩnh mạch chậu. 90% thuyên tắc phổi bắt nguồn từ huyết khối tĩnh mạch sâu, do vậy nên đến bác sĩ chuyên khoa khám nếu thấy dấu hiệu sưng to bất thường một chân, nặng chân, đau chân, cũng có thể đến bệnh viện lớn để làm siêu âm Doppler nếu có điều kiện. Tại sao thuyên tắc phổi lại nguy hiểm Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Các nghiên cứu dịch tễ học ở Hoa Kỳ cho thấy, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây tử vong hàng năm nhiều hơn tử vong do bệnh AIDS, ung thư vú và tai nạn giao thông cộng lại. Bệnh gặp khó khăn trong chẩn đoán do triệu chứng lâm sàng không điển hình, dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân khác, các xét nghiệm sinh học không thể xác minh, cần phải nhờ đến chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao mới xác định được. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có 100.000 - 200.000 trường hợp tử vong do bệnh này mỗi năm và chỉ có 30% trường hợp được chẩn đoán trước khi chết, còn lại chỉ được phát hiện sau khi xét nghiệm tử thi. Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc, có 33,6% - 43,6% trường hợp thuyên tắc phổi bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như bệnh mạch vành, suy tim, viêm phổi, bệnh màng phổi. DS. Ngô Thị Thu Trang . Thuốc nào trị thuyên tắc phổi hiệu quả? Thuyên tắc (an embolism) - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ "émbolos" nghĩa. kiện. Tại sao thuyên tắc phổi lại nguy hiểm Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Các nghiên cứu dịch tễ học ở Hoa Kỳ cho thấy, thuyên tắc huyết khối. thuyên tắc phổi Phác đồ điều trị thuyên tắc phổi nhằm mục đích làm tan cục máu đông, ngăn cục máu đông phát triển to hơn và ngăn cục máu đông mới tạo thành. Bước đầu tiên trong điều trị thuyên tắc