Bệnh lưỡng cực và các thiên tài Khi nữ tài tử nổi tiếng Catherine Zeta Jones công khai xác nhận là bị chứng bệnh tâm thần lưỡng cực ( Bipolar disorder ) thì đã làm cho dư luận quần chúng chú ý đến một chứng bệnh rất phổ biến và đã từng có những ảnh hưởng rất to lớn lên lịch sử thế giới vì rất nhiều nhân tài xuất chúng có mang tật này và đôi khi chính nhờ thế nên đã có những phát minh, cống hiến về văn học, nghệ thuật vô cùng vĩ đại cho nhân loại. Catherine , 41 tuổi và chồng là Michael Douglas vừa được chữa trị về chứng bệnh ung thư cuống họng, cho biết là chính vì biến cố này đã làm cho Catherine bị trầm cảm (mental depression) nặng khiến phải vào một bệnh viện tâm thần tại New Canaan (Connecticut) để được điều trị trong vòng gần 1 tuần lễ để rồi sau đó được xuất viện trở về thực hiện nốt hai cuốn phim đang đóng tại Louisiana. Cả hai người Catherine và Michael đều cho biết là đã đến lúc cần phải làm sáng tỏ cho dư luận quần chúng hiểu rõ hơn về căn bệnh này và không nên có những thành kiến sai lạc như là một điều gì xấu xa hay tạm gọi là bệnh tầm thần hay bệnh điên. Bệnh lưỡng cực hay bipolar disorder Căn bệnh này còn có tên là Bipolar hay Manic depressive tức là vừa hưng cảm / trầm cảm và rất phổ biến, tổng số trên cả nước Mỹ có thể lên tới trên 3 triệu người hay cao hơn, nghĩa là trên 1 % và có trên khắp thế giới, bất kể quốc gia nào hay văn hóa nào Đông hay Tây đều có cả. Sau khi các nguyên nhân và triệu chứng được sắp xếp và định bệnh chính xác bởi các cuộc khảo cứu về tâm thần thì các sử gia cũng như khoa học gia đã truy nguyên ra được nhiều trường hợp của một số nhân tài trước đây đã có chứng bệnh này và khi ở vào thời kỳ hưng cảm thì đã có những lúc xuất thần tạo nên được những kỳ công mà một người bình thường không thể nào làm được. Nhưng khi những người này bị lâm vào chu kỳ trầm cảm ( depression) thì lại có những trạng thái chán đời, u uẩn khiến đôi khi tự hủy mình như trường hợp của họa sĩ lùng danh Vincent van Gogh hay đại văn hào Ernest Hemingway. Một số khá lớn thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng nhất, khoảng 40 %, cũng mang căn bệnh này và những tác phẩm của họ đã trở thành những khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau làm gương nhưng không thể nào theo kịp như Lord Byron, Emily Bronte (Anh), Paul Verlaine, Victor Hugo, Chateaubriand (Pháp), Mark Twain, Virginia Woolf, Emily Dickinson (Mỹ). Đặc biệt nhất là Emily Dickinson sau khi từ trần thì các tác phẩm mới được hậu thế biết đến và khâm phục. Con số những thiên tài trong mọi lãnh vực có chứng lưỡng cực không thể kể hết ra được và cũng có giả thuyết cho rằng chính nhờ có những chu kỳ hưng cảm nên những nhân tài đó mới thực hiện được những công trình có một không hai như bức tranh vẽ “đêm trăng sao” (Starry night) của Van Gogh với những hình ảnh lạ lùng, quái đản mà chỉ có những khối óc phi thường mới thực hiện được. Biến đau thương thành hành động Van Gogh đã thực hiện kiệt tác này trong khi đang dưỡng bệnh tại nhà thương St Remy và hiện nay bức tranh này được dùng làm mẫu nhiều nhất trong lịch sử hội họa. Winston Churchill là người được thế giới ca ngợi là nhờ những bài diễn văn hùng hồn đã giúp cho dân chúng Anh Quốc có được sự can đảm và chịu đựng phi thường để chiến thắng Đức Quốc Xã trong những lúc đen tối nhất và sau này ông đã chỉ mất đúng 15 ngày để viết xong tập khảo cứu gồm 4 cuốn dày hàng ngàn trang “Lịch sử dân tộc nói tiếng Anh” và ông đã được giải thưởng Nobel văn chương 1953 nhờ vào lúc ông ở vào một chu kỳ hưng cảm (mania), không ăn, không ngủ để hoàn tất tác phẩm để lại cho mai sau. Tập hồi kỳ 6 cuốn về Đệ Nhị thế chiến cũng được hoàn tất trong một thời gian ngắn kỷ lục. Ngoài tài viết văn thì Churchill còn là một họa sĩ nổi tiếng vì một số khá lớn họa sĩ cũng có chứng lưỡng cực như Picasso, Andy Warhol và một số họa sĩ nhóm impressionist. Có thể là vì những người này nhờ lúc hưng cảm nên đã có những nhãn quan khác thường mà người bình thường không thể có được. Churchill đã từng nói “những trở ngại của tôi không làm cho tôi bị trở ngại ” Chứng lưỡng cực xảy ở tất cả mọi thành phần trong xã hội nhất là trong giới nghệ thuật, văn học, hội họa, âm nhạc (Mozart, Schumann, Rosemary Clooney) và cả khoa học gia, chính trị gia (Teddy Roosevelt, Churchill). Theo khảo cứu của BS Kay Jamison của Đại Học Johns Hopkins thì chính vì những hưng cảm nên những nhân tài kể trên mới đạt được những thành quả đó và bà đã ghi lại trong cuốn sách “touched by fire” về kinh nghiệm bản thân ! Triệu chứng và nguyên nhân Ngày nay cơ chế của chứng lưỡng cực đã được khảo cứu rất nhiều trong đó nguyên nhân di truyền đã được xác nhận vì chứng này hay xảy ra trong một gia đình và gần đây những khảo sát bằng DNA cũng đã tìm ra được một số gên của chứng lưỡng cực. Nguyên nhân do những thay đổi các hóa chất neuro transmitter trong não bộ làm cho tâm tình thay đổi lên xuống thất thường. Một vài khảo cứu bằng CT, MRI scan cũng cho thấy có một vài điểm khác thường trong não bộ. Những người có chứng lưỡng cực được sắp làm nhiều loại như 1 và 2 tùy theo triệu chứng nặng hay nhẹ. Những lúc hưng cảm (mania) thì hoạt động và nói năng mau lẹ và dồn dập (pressure of speech), tư tưởng thay đổi thất thường không nhất định gọi là flight of ideas. Còn những lúc trầm cảm (depression) thì khép kín, không tiếp xúc với bên ngoài, chán nản bỏ ăn bỏ ngủ hoặc đôi khi ngủ quá nhiều và ở những trường hợp nặng như Van Gogh, Hemingway thì có thể đi đến tự hủy mình. Những giai đoạn trầm cảm hay hưng cảm thường hay xảy ra khi người bệnh bị stress như trường hợp của Catherine Zeta Jones hay vì một biến cố bất thường nào đó. Những cơn hưng cảm hay trầm cảm cũng thường hay xảy ra vào tháng 4 và tháng 5 và có thể liên hệ tới ánh nắng hay thời tiết thay đổi và ảnh hưởng lên não bộ. Một số người bị nhẹ thì được gọi là hypomania và thường có một năng xuất về trí tuệ hơn mức bình thường và theo lời BS Jamison thì họ là những người thành công trong đời nhưng có những thay đổi bất thường trong đó có thói hay tiêu xài bừa bãi phí phạm và bài bạc như trường hợp của Lord Byron khiến hay dễ mắc nợ, khánh kiệt tạm gọi là thói hay bốc đồng, nhất là trong giới văn nghệ sĩ. Một số vì không ý thức về căn bệnh này nên có thể bị mắc phải chứng ghiền rượu (Edgar Allan Poe) hoặc ma túy hay hút thuốc lá, cần sa như Paul Verlaine và có thể gần đây trường hợp của Michael Jackson chăng. Rất có thể trong giới nhạc sĩ Việt Nam cũng có một số thiên tài có chứng lưỡng cực nên đã có một sức sáng tạo mãnh liệt lên tới cả ngàn bản nhạc chăng ? Bệnh lưỡng cực có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi và có thể sớm ở lứa tuổi thanh thiếu niên cũng như trễ hơn vào thời trung niên và có thể kéo dài cả đời. Nếu không mắc phải những tật đi kèm như hút thuốc, uống rượu và được chữa trị đúng mức thì dự hậu (prognosis) rất tốt và như lời BS Jamison thì một số có thể là những thiên tài với những khả năng khác thường và đóng góp nhiều cho xã hội. Một vài nhà tỷ phú như Ted Turner có tật này và đã có sáng kiến lập ra đài CNN làm thay đổi chính trị của cả thế giới bằng hình thức thông tin mau lẹ chính xác 24/ 24. Rất có thể TT Richard Nixon cũng có chứng này vì lịch sử ghi lại ông hay có những thời kỳ trầm cảm, tâm tư u uẩn cũng như có lúc làm việc hăng say khác thường. Chứng lưỡng cực ngày nay có thể chữa trị dễ dàng với thuốc lithium là căn bản và một số thuốc khác như lamotrigine và một số thuốc an thần hoặc điều biến tâm trạng (mood moderator) hoặc chống co giật như sodium valproate giúp cho sinh hoạt bình thường. Những phương pháp tâm lý như liệu pháp nhận thức (cognitive therapy) cũng rất có lợi nhưng không quan trọng bằng dùng dược phẩm vì ngày nay cơ chế do sinh hóa đã được xác nhận rõ ràng. Chủ trương trước đây chỉ điều trị bằng cố vấn tinh thần hay phân tâm học không còn được chấp nhận nữa. Gần đây đã có một vài trường hợp của một số người vì lý do tín ngưỡng không chịu để cho người thân được chữa trị bằng thuốc mà chỉ tin vào cầu nguyện bùa chú vì cho rằng bị ma quỷ ám ảnh và đã bị truy tố và trừng phạt bởi pháp luật. Theo lời BS David Miklowitz của Đại Học UCLA thì ngoài việc chữa trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu thì cần tránh những nguyên nhân stress gây ra tạo nên một chu kỳ trầm cảm hoặc hưng cảm và nhất là cần phải được sớm điều trị hoặc vào bệnh viện như trường hợp của Catherine Zeta Jones thì chỉ mất vài ngày thì bình phục và trở lại làm việc như bình thường. Theo lời ông thì ngày nay Y học đã có những khám phá về bệnh lưỡng cực mà cách đây 20 năm chưa mấy ai biết tới như trường hợp của Thượng Nghị Sĩ Thomas Eagleton thuộc bang Missouri khi bị khám phá có bệnh trầm cảm thì đã bị loại ra khỏi danh sách tranh cử của TNS McGovern bị thua Richard Nixon vào lúc đó. BS Miklowitz cũng đồng ý với BS Jamison là có một liên hệ rõ ràng giữa chứng lưỡng cực và khả năng sáng tạo xuất chúng (creativity) nên một số nhân tài về âm nhạc, hội họa, văn chương có mang trong người căn bệnh này hay đúng hơn những gene đặc biệt của những thiên tài Nhưng cơ chế khoa học của chứng lưỡng cực chưa được hiểu rõ trước đây như trường hợp của Van Gogh, cả đời nghèo khổ và từ trần trong một dưỡng trí viện trong khi ngày nay thì mỗi bức tranh có thế bán được hàng chục triệu USD BS Vũ văn Dzi, . Bệnh lưỡng cực và các thiên tài Khi nữ tài tử nổi tiếng Catherine Zeta Jones công khai xác nhận là bị chứng bệnh tâm thần lưỡng cực ( Bipolar disorder ) thì đã. Việt Nam cũng có một số thiên tài có chứng lưỡng cực nên đã có một sức sáng tạo mãnh liệt lên tới cả ngàn bản nhạc chăng ? Bệnh lưỡng cực có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi và có thể sớm ở lứa tuổi. Dickinson sau khi từ trần thì các tác phẩm mới được hậu thế biết đến và khâm phục. Con số những thiên tài trong mọi lãnh vực có chứng lưỡng cực không thể kể hết ra được và cũng có giả thuyết cho