1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TỔ CHỨC SỐNG CỦA CƠ THỂ ĐA BÀO pps

6 743 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 127,4 KB

Nội dung

Màng không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong, ngăn cách các tế bào, mà qua đó còn thực hiện sự trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào với môi trường trong quanh tế bào.. b C

Trang 1

TỔ CHỨC SỐNG CỦA CƠ THỂ ĐA BÀO

1 Tập đoàn đơn bào

Tập đoàn đơn bào là cầu nối giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là các tập đoàn đơn bào, gồm có tập đoàn tảo Panđôrina và tập đoàn vônvôc

2 Sự phức tạp hoá trong tổ chức cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào có sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể: Toàn bộ cơ thể là một khối thống nhất gồm nhiều hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau

3 Cấu tạo tế bào của cơ thể đa bào

Tế bào trong cơ thể đa bào có cấu trúc và chức năng như sau:

a) Màng sinh chất:

Trang 2

Được cấu tạo bằng những phân tử prôtêin nằm giữa những phân tử lipit, dài khoảng 70 – 120Å (1Å=10-7mm) Màng không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong, ngăn cách các tế bào, mà qua đó còn thực hiện sự trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào với môi trường trong (quanh tế bào)

b) Chất nguyên sinh và các bào quan:

Chất nguyên sinh gồm nội chất (ở gần nhân) và lớp ngoại chất (ở gần màng) Trong chất nguyên sinh có nhiều bào quan thực hiện các hoạt động sống của tế bào

* Ti thể: có dạng hình sợi, hình que hay hình hạt Các tế bào có cường độ

trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thì có nhiều ti thể (mỗi tế bào có tới 2000 ti thể) Trong ti thể có hệ enzim bảo đảm cho quá trình hô hấp của

tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của chúng

* Lạp thể: Chỉ có ở tế bào thực vật, gồm có lục lạp, sắc lạp và bột lạp Trong

đó lục lạp có cấu trúc khá phức tạp và giữ vai trò quan trọng trong quang hợp

* Trung thể: Chỉ có ở tể bào động vật, nằm gần nhân và có vai trò quan

trọng trong sự phân chia tế bào

Trang 3

* Thể Gôngi: Có dạng túi dẹt, nằm ở gần nhân Nó tập trung các chất tiết,

chất cặn bã trong hoạt động sống của tế bào cũng như các chất độc từ ngoài đột nhập vào cơ thể để loại ra khỏi tế bào

* Lưới nội chất (màng nội nguyên sinh): Gồm hệ thống các xoang và ống

phân nhánh, nối màng với nhân và các bào quan với nhau Thành xoang và ống có cấu tạo như màng sinh chất, gồm hai loại lưới nội chất: Lưới nội chất không hạt (trơn) và lưới nội chất có hạt, có các ribôxôm đính trên màng

Lưới nội chất tham gia vào quá trình trao đổi chất và là nơi tổng hợp nên các phân tử prôtêin

* Lizôxôm: Có dạng túi nhỏ, chứa nhiều enzim thuỷ phân, có chức năng hoà

tan các chất tiêu hoá các bào quan hỏng

* Thể vùi: Có cấu tạo dạng hạt, chứa các chất dự trữ

c) Nhân:

Có màng ngăn cách chất nhân với chất nguyên sinh Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ, đường kính 300 – 400 Å , qua đó thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với chất nguyên sinh Trong nhân có các nhân con và chất nhiễm sắc

Trang 4

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, nơi lưu giữ thông tin di truyền; nhân con tạo ra ribôxôm cho tế bào

4 Sự phân bào trong cơ thể đa bào

Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào thông thường và phổ biến nhất của mọi tế bào (trừ tế bào sinh dục) trong cơ thể đa bào (kể cả tế bào thực vật va` động vật) đảm bảo cho cơ thể lớn lên

Quá trình nguyên phân trải qua 5 kì

a) Kì trung gian

Nhiễm sắc thể (NST) ở dạng sợi mảnh tự tổng hợp nên một NST mới, giống hệt nó tạo thành một NST kép đính nhau ở tâm động ở kì này trung thể cũng tự nhân đôi để chuẩn bị cho sự phân chia

b) Kì đầu

Các NST xoắn lại, co ngắn, màng nhân biến mất Trung thể tách đôi và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành, nối 2 trung thể ở 2 cực

c) Kì giữa

Trang 5

Các NST kép dần dần tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc NST xoắn lại, co lại đến mức ngắn nhất và có hình dạng đặc trưng cho từng loài, đa số có dạng hình chữ V NST đính với các sợi của thoi vô sắc tại chỗ gấp khúc (tâm động) và quay đầu tự do ra ngoài

d) Kì sau

Các crômatit trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, di chuyển về 2 cực tế bào

e) Kì cuối

Tại mỗi cực, các NST tháo xoắn và duỗi ra dưới dạng sợi mảnh như ở kì trung gian Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện tạo thành

2 nhân mới, có số NST bằng nhau và bằng số NST của tế bào mẹ

Ở tế bào động vật, tế bào mẹ thắt dần ở phần giữa để tạo thành 2 tế bào con Ở tế bào thực vật xuất hiện một vách ngăn chia thành 2 tế bào con với màng xenlulôzơ bao ngoài

Như vậy nhờ cơ chế tự nhân đôi của NST và phân chia đều đặn về 2 cực tế bào nên bộ NST đặc trưng cho loài vẫn được giữ nguyên

Ngày đăng: 30/07/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w