1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cổ Tích – An nam chỉ lược ppsx

10 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 111,72 KB

Nội dung

Cổ Tích – An nam chỉ lược Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vơng mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao- Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thủy-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An-Dương-Vương, nhân đó trú lại huyện Võ-Ninh, khiến Thái-Tử Thủy làm chước tá hàng để tính kế về sau. Lúc Cảo-Thông đi, nói với vua An-Dương-Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước". An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thủy lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thủy xem, Thủy xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa 5, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn. Lưu-Chiêu nói: Giao-Chỉ tức là nước An-Dương. Mã-Phục-Ba đời Hán dẹp yên giặc ở Giao-Chỉ, rồi dựng trụ đồng để làm giới hạn cho nhà Hán. Đời nhà Đường, Mã-Tống làm chức An-nam đô-hộ, lại dựng hai cái trụ đồng, vì Tống là con cháu của Phục-Ba. Xưa có truyền lại rằng: ở nơi động Cổ-Sum, tại Khâm- Châu có cái cột đồng của Mã-Viện và lời thề rằng: "Hễ cái trụ đồng nầy gãy, thì nước Giao-Chỉ tiêu-diệt", vì thế, người Giao-Châu, mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá, ngói, ném vào dưới chân cột đồng, nên chẳngbao lâu, nơi ấy hóa thành gò. Đổ-Phủ có câu thơ rằng: "Vũ lai đồng trụ bắc, ý tẩy Phục-Ba quân" nghĩa là: "mưa phía Bắc đồng trụ, muốn rửa quân Phục-Ba". Ở cương-giới nước Chiêm-Thành cũng có cột đồng. Mạnh-Hạo-Nhiên có câu thi: "Đồng trụ Nhật-Nam đoan", nghĩa là cột đồng đứng đầu đất Nhật- Nam. Sách Cửu-Vực-Chí nói: "cái giếng tại Giao-Châu không phải người đào". Mã-Viện khi đã dẹp yên Giao-Chỉ, có làm trâu bò, lọc rượu để đãi quân-sĩ, trong lúc yến tiệc, Viện thong thả nói với liêu thuộc rằng: "Người em họ của ta tên là Thiếu-Du thường hay thương tôi khẳng khái có chí lớn và nói: "kẻ sĩ sinh ở đời, miễn sao vừa đủ ăn mặc, đi cái xe tầm thường, cỡi con ngựa xấu xí, làm chức lại thuộc trong quận, giữ phần mộ của tổ-tiên, làng xóm cho là người hiền-lành, như vậy thì đủ rồi. Còn như ham muốn cho dư dũ, thì chỉ là tự mình làm khổ cho mình đó thôi". Hồi ta ở giữa Lãng-Bạc và Tây-Lý, chưa diệt được giặc, dưới thì nước lụt, trên thì khói mù, khí độc hừng hực, xem lên thấy diều bay là là xuống nước, nhớ lại lời nói bình thời của Thiếu-Du, ta tiếc không làm sao được như vậy". Uy-Vũ-Miếu: Tô-Đông-Pha chép rằng: "nhà Hán có hai ông Phục-Ba đối với dân Lĩnh-Nam đều có công-đức. Ông Phục-Ba trước là Bì-Ly Lộ-Hầu, ông Phục-Ba sau là Tân-Tức Mã-Hầu. Nước Nam-Việt từ đời Tam-Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246-207 trước công nguyên), tuy có đặt quan-chức cai-trị, song rồi trở lại tình trạng man-di. Bì-ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông-Hán, lại có người con gái là Trưng-Trắc, khởi binh rung động hơn sáu mươi thành. Đương thời vua Thế-Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đã mõi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc-Quan từ tạ Tây-Vực. Phương chi Nam-Việt là chỗ hoang viễn, không đáng phiền- lụy đến quân đội nhà vua, nếu không phải Tân-Tức (hầu) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ. Do đấy hai Phục-Ba đáng được miếu thờ tại Lĩnh-Nam. "Ở trên bể có nhà thờ Phục-Ba, trong niên-hiệu Nguyên-Phong (1078-1085), có lời chiếu chỉ của vua (Thần-Tông nhà Tống), phong làm Trung-Hiển- Vương. Hễ có ghe thuyền qua biển đều tới chỗ ấy mà bói, khi nào quẻ bói tốt, nói đi được, mới đi, hễ quẻ xấu thì thôi, sự linh ứng khiến người ta phải tin, đúng đắn như đo-lường, cân chỉ thăng bằng, không hề sai chạy. "Than-ôi! không phải là người có đức cao dày, thì đâu được như thế? Tôi nhân có tội bị đày qua Đàm-Nhĩ ba năm, nay lại trở về bể Bắc, qua lại đều gặp gió xuôi, không lấy gì đền đáp ơn thần, bèn lập bia và làm bài minh như sau: "Sóng gió khôn lường nỗi hiểm nguy, Cá rồng lặng lẽ dữ hơn chi, Tin cậy hai ông đã phù trì, Nước sâu muôn sải thuyền tỉ-ti. Từ đây qua Nam cởi lòng nghi, Vỗ về lương tâm song suốt đi, Từ đây về Bắc thẳng mình mi. Lúc đạt lúc cùng cứ giữ nghi; Sống là anh-kiệt, thác hùng uy, Thần tuy không nói, ý mình suy". Xung-Thiên-Miếu: Tại làng Phù-Đổng, hồi xưa trong nước rối loạn, chợt thấy một người có uy có đức, dân đều về theo, người ấy bèn cầm quân dẹp loạn, rồi bay lên trời đi mất, hiệu là Xung-Thiên- Vương, dân lập đền miếu để thờ. Cổ-Châu-Phật: trong mùa xuân, mưa như xối, lụt to ở núi chảy xuống Trung-Châu, chảy quanh tại một chỗ, dân thấy lạ ra coi, trong nước có hòn đá giống như ông Phật; dân tới cầu đảo có thần nghiệm, bèn đem gỗ khắc ra tượng Phật để thờ, gặp khi đại hạn, đến cầu thì mưa liền, cho nên người ta nói là "pháp vấn pháp võ", (nghĩa là mây mưa của phép Phật). Báo-Thiên-Tự-Tháp: Xưa Lý-Thánh-Vương đánh Chiêm-Thành, được người thợ giỏi, bảo xây một ngôi tháp cao mười ba tầng, đặt là "Thiên-Tư- Vạn-Thọ-Thấp", lại lấy đồng đúc cái biển-ngạch gọi là "Đao-Lợi-Thiên", bị sét đánh mất, không biết rơi nơi nào. Sau có người làm ruộng thấy được, đem dựng lại, sét đánh mất một lần nữa. Cửu-Trùng-Đài: Xưa Lý-Nhân-Vương làm một cái đài ở trên bờ ao Thủy- Tinh. Khi gần xong, bị sét đánh hư, làm lại cũng bị sét đánh nữa. Sau nghe tiếng giông pháp ra, Nhân-Vương lấy vuông lụa điều trùm lên đầu, mang gươm lên đài, đốt hương mà khấn vái rằng: "Nếu trời không cho tôi là ngay thật thì nên trách bảo tôi, còn cái đài này chẳng có tội gì". Khấn xong một lát thì trời tạnh, đài ấy bèn làm xong. Người cháu ba đời là Lý-Cao-Vương, khi nào nghe sấm sét thì sợ gần như chết. Các quan hầu hiến một chước rằng: "Khi nào có sấm sét thì lấy tay ôm cánh tay ông Phật, sẽ khỏi lo sợ". Phấn-Dịch-Đình: Theo tục người ta vì nắng nực, làm nhiều nhà trạm ở dọc đường để cho người đi đường ghé nghỉ mát. Ông tổ họ Trần lúc còn hàn-vi, hay ghé nghỉ tại đình trạm ấy, có nhà sư nói rằng: "Anh (họ Trần), đến ngày sau nên bậc đại-quý", nói xong nhà sư biến đi đâu mất. Kịp đến lúc họ Trần dựng được nước nhà, liền khiến trong nước chỗ nào có đình tạm thì làm một pho tượng Phật để thờ mà báo ơn. Kim-Bài-Châu: Có một ông già ở bên sông, người con đi ra bắt được một cái trứng đem về. Ông già nuôi cái trứng ấy nở ra một con rắn, lại càng yêu chuộng nuôi nấng, sau con rắn lớn lên, rồi xuống sông, thường đêm đem cá bỏ trong sân. Khi ông già chết, ngày cúng tế, con rắn ấy tới dưới sân bò quanh rồi đi; sau bên ông đất cát bồi đắp mãi thành một cái bãi, con cháu ông ấy được lợi đời đời. Người ta nói: "Đó là con rắn báo ơn". Trong niên-hiệu Khai-Hy (1205-1207) vua Ninh-Tông nhà Tống, có Trương-Hiệp, được vua ban tên Thuỵ là Văn-Hiến, nguyên làm chức Triều- Thỉnh-Lang, trực Bữu-Chương-Các, có soạn bộ sách Lịch Đại-quận-huyện- địa-lý-thư 30 quyển, có chép các châu quận nguyên thuộc An-nam đô-hộ phủ đời Đường. Về sau có thay đổi không giống nhau, nay chép lại tạm để tiện việc tham-khảo: An-nam lộ gồm có: Tống-Bình, Thái-Bình, Giao-Chỉ, Châu-Diên, Long- Biên, Bình-Đạo, Võ-Bình. Phong-Châu gồm có: Gia-Ninh, Tân-Xương, Thừa-Hóa, Cao-Sơn, Chu- Duyên (Đường thư chép là Thù-Lục (?)). Tương-Châu gồm có: Tương-Giang, Ba-Linh, Hộc-Sơn, Hoằng-Viễn. Nham-Châu gồm có: Thường-Lạc, Tư-Phong, Cao-Thành, Thạch-Nham. Điền-Châu gồm có: Đô-Cứu, Huệ-Giai, Võ-Long, Hoành-Sơn, Như-Lại. Ái-Châu gồm có: Cửu-Chân, An-Thuận, Sùng-Bình, Nhật-Nam, Quân-Ninh, Trường-Lâm. Hoan-Châu gồm có: Cửu-Đức, Phổ-Dương, Việt-Thường, Hoài-Hoan. Lục-Châu gồm có: Ô-Lôi, Hoa-Thanh, Ninh-Hải. Lộc-Phúc-Châu (Đường thư chép là Phúc-Lộc) gồm có: Nhu-Viễn, Đường- Lâm, Phúc-Lộc. Trường-Châu gồm có: Văn-Dương, Đồng-Thái, Trường-Sơn, Kỳ-Thường. Thang-Châu gồm có: Thang-Tuyền, Lục-Thủy, La-Thiều. Diễn-Châu gồm có: Trung-Nghĩa, Long-Trì. Lâm-Châu gồm có: Kim-Long, Hải-Giới. 15 An Nam Chí Lược - Quyển Đệ Nhất Cảnh-Châu gồm có: Bắc-Cảnh, Châu-Ngô, Do-Văn. Sơn-Châu gồm có: Long-Trì, Bồn-Sơn. Cổ-Châu gồm có: Lạc-Sơn, Lạc-Hưng, Cổ-Thư. Lung-Châu gồm có: Võ-Lặc, Võ-Lễ, La-Long, Phù-Nam, Long-Ngạch, Võ- Quan, Võ-Giang. Hoàn-Giang gồm có: Chính-Bình, Phước-Linh, Long-Nguyên, Nhiêu-Miễn, Tư-Ân, Võ-Thạch, Ca- Lương, Đô-Mông. Võ-Nga-Châu gồm có: Võ-Nga, Võ-Lao, Võ-Duyên, Lương-Sơn. Việt-Châu gồm có: Long-Thủy, Nhai-Sơn, Đông-Tỷ, Thiên-Hà. Bình-Cầm-Châu gồm có: Dung-Sơn, Hoài-Nghĩa, Phúc-Dương, Cổ-Phù. Đức-Hoá-Châu gồm có: Đức-Hoá, Quy-Nghĩa. Võ-An-Châu gồm có: Võ-An. Lang-Mang-Châu gồm có: Lang-Mang, Cổ-Dõng. La-Võ-Châu gồm có: Long-Khâu, Phúc-Võ. . Cổ Tích – An nam chỉ lược Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vơng mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy. gồm có: Dung-Sơn, Hoài-Nghĩa, Phúc-Dương, Cổ- Phù. Đức-Hoá-Châu gồm có: Đức-Hoá, Quy-Nghĩa. Võ -An- Châu gồm có: Võ -An. Lang-Mang-Châu gồm có: Lang-Mang, Cổ- Dõng. La-Võ-Châu gồm có: Long-Khâu,. gồm có: Long-Trì, Bồn-Sơn. Cổ- Châu gồm có: Lạc-Sơn, Lạc-Hưng, Cổ- Thư. Lung-Châu gồm có: Võ-Lặc, Võ-Lễ, La-Long, Phù -Nam, Long-Ngạch, Võ- Quan, Võ-Giang. Hoàn-Giang gồm có: Chính-Bình, Phước-Linh,

Ngày đăng: 30/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w