1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bán đảo Ả Rập doc

6 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 160,73 KB

Nội dung

Bán đảo Ả Rập Nguyễn Hiến Lê Lời tựa Bán đảo Ả Rập là đế quốc của Hồi giáo mà cũng là đế quốc của dầu lửa vì dầu lửa chi phối nó cũng như Hồi giáo, còn mạnh hơn Hồi giáo. Hồi giáo xuất hiện thế kỷ thứ VII, phải dùng mấy trăm ngàn quân trên một thế kỷ mới chinh phục được một đế quốc tuy là rộng lớn nhất thời cổ nhưng cũng chỉ gồm miền Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Nam Âu, tức khu ven Địa Trung Hải, Hồng Hải, vịnh Ba Tư, từ Đại Tây Dương tới sông Indus. Dầu lửa mới xuất hiện ở tây bắc bán đảo Ả Rập (Mésopo-tamie) từ sau Thế chiến thứ nhất - hiện nay ở Kirkuk du khách còn được trông thấy cái mà giếng dầu đầu tiên của Iraq, cũng có thánh giá, cũng có mộ bia ghi ngày sinh 15-10-1927 và ngày tử 28-8-1940 - mà chỉ trong ba bốn chục năm đã chinh phục được ba phần tư thế giới, châu Âu, châu Á, châu Phi và còn phát triển nữa vì người ta đã tính dầu ở bán đảo Ả Rập chiếm 80% dầu trên thế giới. Hồi giáo hiện nay, sau 13 thế kỷ phát triển bằng gươm súng, kinh sách, nghệ thuật, mới có được khoảng 400 triệu tín đồ, một phần sáu nhân số trên địa cầu; còn dầu lửa Ả Rập thì đã “ban phước lành” cho ít nhất là một tỷ rưỡi người. Nó còn linh thiêng hơn Mohamed: các chính khách, kinh tế gia lỗi lạc nhất Tây phương: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Hà Lan, bây giờ lại thêm cả Nhật, chỉ đánh thấy cái hơi của nó thôi cũng đủ mê man, nhẩy tưng tưng lên, hoa chân múa tay như bị vía Cô vía Bà nhập vậy. Ngay như người Mỹ trung thành rất mực với “the american way of life” (lối sống Mỹ) mà cũng chịu nhìn whisky soda, coca cola, nước cà chua, thịt bò áp mà ăn chà là, uống nước giếng, cải trang làm Ả Rập đi lang thang trong sa mạc để đánh hơi dầu lửa. Sức mạnh của dầu lửa kinh khủng, cả Hồi giáo, Ki Tô giáo, Phật giáo chống lại cũng không nổi. Ta cứ ví dụ rằng bao nhiêu kinh sách của các tôn giáo đó bỗng mất hết và tất cả các tu ni trên thế giới bỗng ăn cháo lú, quên hết những lời Chúa dạy, Phật dạy thì nhân loại có thể kém văn minh một chút, nhưng nhất định là vẫn tồn tại. Nhưng nếu các giếng dầu trên thế giới bỗng nhiên chết “bất tử” như giếng Kirkuk năm 1940 thì chẳng những cả nền văn minh vĩ đại của chúng ta sụp đổ mà nhân loại sẽ chết đói, chết rét đến một nửa là ít. Không có dầu lửa thì không có điện, xe hơi, máy bay, máy cày, máy lạnh, máy sưởi, vân vân, kỹ nghệ sẽ chết đứng và canh nông sẽ ngắc ngoải. Đã xây mả cho dầu lửa thì tại sao người ta không nghĩ dựng tượng cho dầu lửa? Muốn cho xứng thì tượng phái cao lớn gấp hai tượng Thần Tử Do ở New York. Vì Tự Do chỉ là một đứa con đĩnh ngộ của văn minh cơ giới ngày nay - người ta bảo vậy - mà dầu lửa mới chính là cha của văn minh đó. Và tôi xin đề nghị cũng dựng nó ở cửa sông Hudson cho hợp tình hợp lý. Ngay trên bán đảo Ả Rập chúng ta cũng thấy dầu lửa thắng Hồi giáo. Hồi giáo khó khăn lắm mới liên kết được các quốc gia Ả Rập ba lần, 1948, 1956, 1967 trong các chiến tranh với Do Thái giáo, mà tội nghiệp quá, lần nào cũng lụi đụi. Có bảy quốc gia: Ai Cập, Syrie, Liban, Jordani, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen thì chỉ có ba quốc gia Ai Cập, Syrie, Jordani là phất cờ Mohamed mà tiến quân còn các quốc gia kia đứng ngoài hô hào suông; trong bốn quốc gia này, Liban, Yemen nhỏ quá không đáng kể; Ả Rập Saudi và Iraq giàu, lớn, mạnh mà cũng lơ là với Thánh chiến là tại sao? Chỉ tại họ có dầu lửa. Tôi không dám bảo rằng vì họ thờ Thần dầu lửa mà phải tội với Allah! Allah đâu có cho họ thờ thần nào khác. Dầu lửa chia rẽ Ả Rập: Ả Rập Saudi chống Ai Cập, Iraq chống Syrie, Koweit tách ra khỏi Iraq đều là vì dầu lửa cả. Họ chia rẽ nhau vì kẻ có dầu lửa nghi kẻ không có dầu lửa nuôi dã tâm chia nguồn lợi dầu lửa của mình. Họ chia rẽ nhau về chính thể, cả về ý thức hệ nữa mà nguồn gốc cũng chỉ tại dầu lửa. Hễ có hơi dầu lửa ở đâu thì có Anh, Pháp, Mỹ ở đó. Anh, Pháp là những nước dân chủ, nhưng lại thích “dân bản xứ” cứ giữ chế độ quân chủ; còn Mỹ không thích chế độ quân chủ nhưng có bệnh nhạy cảm: hễ dân bản xứ mà đòi cải cách xã hội thì la bải hải rằng họ cộng sản, phải cúp viện trợ. Thành thử ở Ả Rập, các nước dầu lửa đều là quân chủ hoặc thủ cựu; các nước không dầu lửa trái lại ham dân chủ, cấp tiến. Sự tranh chấp giữa các đế quốc Đông, Tây làm cho tình hình càng thêm rối, thêm thảm. Tây có mỏ dầu ở Ả Bập, dĩ nhiên ủng hộ giật dây các nước có dầu lửa; Đông không có mỏ Dầu ở Ả Rập thì ủng hộ, giật dây các nước không có dầu lửa, nhưng cũng cố gây ảnh hương ở các nước có dầu lửa và thế cờ nhiều lúc biến chuyển rất bất ngờ. Do đó mà trong ba bốn chục năm nay, ở bán đảo Ả Rập xảy ra không biết bao nhiêu xung đột: xung đột giữa các đế quốc, xung đột giữa các quốc gia Ả Rập, xung đột giữa các đảng phái trong mỗi quốc gia. Có chiến tranh đế quốc, chiến tranh độc lập, chiến tranh chính trị - tức chiến tranh xôi thịt - có chiến tranh dầu lửa, và từ khi có quốc gia Do Thái, thì thêm chiến tranh nòi giống, tôn giáo nữa, nhưng chiến tranh nào truy nguyên ra cũng không trực tiếp thì gián tiếp liên quan tới dầu lửa. Chỉ có chiến tranh cơm áo của dân nghèo là mới lấp ló thì đã bị lợi dụng, nhưng chẳng lâu đâu, nó sẽ bùng nổ ghê gớm hơn cả các chiến tranh khác. Dân nghèo sẽ không than thở như Vũ Trọng Phụng: “Ôi con người mà có được cơm ăn thì sướng quá!”. Đổ mồ hôi như Chúa đây mà không có cơm ăn thì họ sẽ đổ máu để giành lấy cơm ăn. Không năm nào không có biến cố lớn hoặc nhỏ: lớn thì như cách mạng Ai Cập, vụ kênh đào Suez, chiến tranh Ả Rập - Do Thái, cách mạng Iraq; nhỏ thì là cuộc đảo chánh, cải tổ nội các ở Syrie, Jordani, Iraq. Ở Syrie trong mười bốn năm có đầy cuộc đảo chánh, ở Jordani, vua Hussein ba lần suýt toi mạng, lại có lần chỉ trong 8 ngày 4 nội các bị giải tán. Bán đảo Ả Rập là Thiên đường của Ki Tô giáo (vườn Eden trong Thánh kinh nằm trên bờ hai sông Tigre và Euphrate ở Mésopotamie) mà cũng là Thiên đường của các sử gia. Ai có tài như Will Durant, tác giả bộ sử vĩ đại The Story of Civilisation (Một nhà xuất bản ở Pháp đã in thành 32 cuốn, mỗi cuốn khoảng 500 trang khổ 13x18) mà viết về lịch sử bán đảo Ả Rập từ Thế chiến thứ nhất tới nay thôi, tất sẽ được một bộ dày gấp ba bộ Đông Chu liệt quốc là ít. Cũng ly kỳ như Đông Chu: cũng em giết anh, bề tôi giết vua (chuyện này ở thời đại chúng ta thường quá rồi), bạn bè phản nhau, cũng những cảnh trận dội bom mà cổ nhân không được biết, lời cảnh quân lính ùa vào hoàng cung giết trọn hoàng tộc, cảnh các hồ tắm ngào ngạt dầu thơm Chanel, cảnh các sứ thần qua lại nườm nượp các kinh đô, chỉ khác hồi xưa họ cho từng xe vàng thì ngày nay họ ôm một cái cặp chứa một xấp chi phiếu. Cũng có đủ các nhân vật kỳ dị: anh hùng cái thế như Hạng Võ thì có Ibn Séoud: chỉ có 40 cây súng tồi, 40 con lạc đà ghẻ mà chinh phục được bán đảo Ả Rập; chính khách lừng danh thì có Nasser: tôi không biết nên ví ứng với nhân vật nào thời Chiến Quốc vì có nhà coi ông là Tần Thuỷ Hoàng, có nhà lại so sánh ông với Quản Trọng. Có ông vua chỉ ham xây cất cung điện, sử không chép ông ta có bao nhiêu bà phi chỉ biết hồi năm mươi tuổi, ông đã có bốn mươi người con; có ông vua bôn ba như ông vua nước Đằng, nay qua nước này mai qua nước khác để cầu viện và rất ham lái xe hơi Hoa Kỳ chạy như bay. Có vị Thủ tướng (tức như Tể tướng quốc thời Đông Chu) thờ ba triều vua, giữ chức được ba chục năm, hét ra lửa mà rồi thây bị một chiếc xe máy dầu kéo lê đi khắp thành Bagdad, da thịt rơi từng mảng trên đường, còn rùng rợn hơn cảnh Thương Ưởng bị xé thây nữa. Rồi lại có một Thân Bao Tự tân thời: Ben Gourion qua Paris năn nỉ Guy Mollet giúp sức để diệt Ai Cập. Mà cũng có một Lỗ Trọng Liên: Thủ tướng Nehru. Cũng như trong Đông Chu, sân khấu luôn luôn dời chỗ: từ Rhyad ở giữa sa mạc chuyển qua Koweit rồi Le Caire trên bờ con sông Nil, từ Le Caire qua Amman, Damas, Bagdad nơi mà chim cu đua nhau gáy trong những vườn hồng rực rỡ, ngào ngạt, có khi người ta tụ về La Mecque hoặc Jérusalem, những đất thiêng nhất của thế giới, có hồi người ta tản ra trên bán đảo Sinai, trên bờ sông Jourdain. Cho nên chúng tôi phải dùng thuật chép truyện của Đông Chu, không ghi theo niên đại - sợ mất tính cách liên tục của sử - mà gom nhiều việc chung quanh một biến cố chính, nhiều nhân vật chung quanh một vai trò quan trọng. Tài liệu gom góp được tuy chưa thấm vào đâu mà chúng tôi còn phải bỏ đi rất nhiều, không thể dùng hết được vị chi tiết chằng chịt nhau, sự sắp đặt cực kỳ khó khăn. Muốn cho sáng sủa và nhất quán, chúng tôi dùng sự xung đột về Tôn giáo và sự tranh chấp của thực dân về dầu lửa làm sợi dây của Ariane để độc giả khỏi lạc lối trong mê hồn trận Ả Rập, vì như trên chúng tôi đã nói, lịch sử hiện đại của bán đảo Ả Rập bị Hồi giáo và dầu lửa chi phối, chỉ nắm được hai đầu dây đó là lần ra được các mối khác. . Bán đảo Ả Rập Nguyễn Hiến Lê Lời tựa Bán đảo Ả Rập là đế quốc của Hồi giáo mà cũng là đế quốc của dầu lửa vì dầu lửa. thích chế độ quân chủ nhưng có bệnh nhạy cảm: hễ dân bản xứ mà đòi cải cách xã hội thì la bải hải rằng họ cộng sản, phải cúp viện trợ. Thành thử ở Ả Rập, các nước dầu lửa đều là quân chủ hoặc. trong ba bốn chục năm nay, ở bán đảo Ả Rập xảy ra không biết bao nhiêu xung đột: xung đột giữa các đế quốc, xung đột giữa các quốc gia Ả Rập, xung đột giữa các đảng phái trong mỗi quốc gia.

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

w