Nga – Mỹ và hoạt động của Liên hiệp quốc (UN) 2 Tòa án quốc tế có 15 thẩm phán do Đại hội đồng bầu ra (với sự đồng ý của Hội đồng bảo an). Trong tòa án này, các quốc gia kiện tụng lẫn nhau. Hội đồng ủy trị LHQ là cơ quan thứ sáu được xác định bởi Hiến chương LHQ nhưng hội đồng này đã ngừng hoạt động vào năm 1994. Nhiệm vụ của Hội đồng ủy trị là giám sát lãnh thổ như những vùng lãnh thổ thu được từ những nước bại trận trong Thế chiến thứ hai. Lãnh thổ cuối cùng hoặc trở thành một quốc gia hoặc sát nhập với một nước khác vào năm 1994. Tài chính của LHQ do các nước thành viên đóng góp. Đại hội đồng có trách nhiệm duyệt chi ngân sách và quyết định mỗi nước thành viên sẽ phải đóng góp bao nhiêu vào hệ thống. Số tiền này được chia thành ba nhóm: • Ngân sách hoạt động định kỳ của LHQ. • Ngân sách gìn giữ hòa bình. • Đóng góp tình nguyện phần lớn dành cho các hoạt động nhân đạo. Theo Bộ Ngoại giao của Mỹ: • Trong năm 2001, Mỹ chi 612 triệu đôla cho ngân sách hoạt động, 716 triệu đôla cho việc gìn giữ hòa bình và 2,2 triệu đôla đóng góp tình nguyện. • Trong ngân sách hoạt động, số tiền Mỹ đóng góp chiếm 22% ngân sách. Những nước có đóng góp lớn khác như Nhật (19,6%), Đức (9,8%), Pháp (6,5%), Anh (5,6%), Ý (5,1%), Canađa (2,6%) và Tây Ban Nha (2,5%). Liên Xô từng có tới 3 ghế tại Liên Hiệp Quốc Ngày 4/2/1945, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và lãnh tụ Liên Xô - Nguyên soái Iosif Stalin tổ chức Hội nghị Yalta tại thành phố Yalta thuộc Krym và quyết định thành lập Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ). Từ khi LHQ được thành lập năm 1945 đến khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraina và Belarus đều là thành viên của LHQ. Hai nước này đều là thành viên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. do vậy Liên Xô có tới 3 chỗ tại LHQ nên còn được gọi là "một nước 3 phiếu". Tháng 2/1945, thất bại của phát xít đã trở nên rõ ràng. Từ ngày 4 đến 11/2/1945, lãnh đạo 3 nước Anh, Mỹ và Liên Xô đã họp tại Yalta (Krym - nay thuộc Ukraina). Trong Hội nghị Yalta, Liên Xô lại đưa ra vấn đề về quyền đại biểu tại LHQ của những nước thành viên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xôviết. Theo đó, trong số 16 thành viên của Liên Xô phải có 3 nước (Ukraina, Belarus và Litva) hoặc tối thiểu có 2 nước (Ukraina và Belarus) là nước thành viên sáng lập LHQ bởi vì những nước này đã có rất nhiều cống hiến trong cuộc chiến chống phát xít Lễ ký Tuyên ngôn LHQ năm 1942. Tổng thống Mỹ Roosevelt tỏ ra khó khăn trước việc này. Ông cho rằng: "Nếu chúng ta dành cho mỗi quốc gia hơn một phiếu quyền đại biểu thì đã vi phạm vào quy định theo đó mỗi quốc gia chỉ được duy nhất một phiếu quyền biểu quyết”. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Churchill cũng muốn dành cho những vùng tự trị thuộc Anh quyền đại biểu nên đã tỏ thái độ ủng hộ yêu cầu của phía Liên Xô. Trên phương diện pháp lý, một vài khu vực tự trị thuộc Anh như Ấn Độ, khi đó vẫn chưa là quốc gia độc lập Thái độ của Churchill đã đẩy Roosevelt vào tình thế bị cô lập. Thêm vào đó Roosevelt hy vọng Liên Xô đưa lực lượng quân đội tấn công Nhật Bản nên đã buộc phải đồng ý cho Ukraina và Belarus tư cách quốc gia thành viên sáng lập LHQ. Tuy nhiên, Roosevelt cũng tranh thủ giành được quyền tương đương có thêm 2 ghế đại biểu cho nước Mỹ nhưng do không lựa chọn được bang nào trong số 48 bang của nước Mỹ (Alaska và Hawaii khi đó vẫn chưa trở thành đơn vị hành chính cấp bang của nước Mỹ) nên quyền này đã không được tận dụng. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho đến nay, trên website của Quốc hội Mỹ giới thiệu về quá trình hình thành LHQ vẫn dẫn rằng: "Nước Mỹ vẫn bảo lưu quyền được tăng thêm 2 ghế đại diện tại LHQ vào thời điểm thích hợp". Ngày 25/4/1945, tại San Fransisco, đại biểu của 50 nước đã tham dự cuộc họp quan trọng có tên là Hội nghị các quốc gia liên hiệp về các tổ chức quốc tế (United Nations Conference on International Organizations). Các nước đã soạn thảo một văn bản Hiến chương gồm 111 điều khoản và được ký ngày 26/6/1945. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 và từ đó cả thế giới lấy ngày này kỷ niệm ngày thành lập LHQ. Hội nghị này cũng đã mời Ukraina và Belarus tham dự. Do những cống hiến đặc biệt của Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít nên Liên Xô có vị thế không cần phải bàn cãi so với những nước trung bình và nhỏ tham gia hội nghị. Ngày 25/6, đại biểu của Ukraina và Belarus đã ký vào bản Hiến chương LHQ và trở thành nước thành viên sáng lập LHQ. Lễ ký Hiến chương LHQ năm 1945. Xét về phương diện pháp lý thì việc Liên Xô có tới 3 ghế đại biểu tại LHQ không hề vi phạm Hiến chương của tổ chức này cũng như Hiến pháp Liên Xô. Toàn văn của Hiến chương LHQ không hề có nội dung nào quy định quốc gia thành viên phải là nước độc lập. Bên cạnh đó, Hiến pháp Liên Xô được thông qua năm 1936 quy định mỗi nước cộng hòa thành viên độc lập thực hiện quyền quốc gia và chủ quyền đó được Liên Xô bảo vệ. Bản Hiến pháp này còn quy định các nước cộng hòa thành viên có quốc kỳ, quốc huy, hiến pháp riêng và được bảo lưu quyền tự do rút khỏi liên bang. Ngày 2/2/1944, Liên Xô đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1936. Theo đó, điều 16 của Hiến pháp được sửa đổi như sau: "Mỗi nước cộng hòa thành viên đều có quyền phát triển quan hệ trực tiếp, ký kết hiệp định và trao đổi đại diện lãnh sự, ngoại giao với nước ngoài". Ngoài ra, bản Hiến pháp Liên Xô năm 1944 còn dành cho các nước cộng hòa thành viên quyền xây dựng lực lượng vũ trang riêng. Thêm vào đó những cống hiến và mất mát của Ukraina và Belarus trong cuộc chiến chống phát xít đều rất lớn. Trên thực tế, trước khi Liên Xô giải thể, đại biểu của 2 nước này luôn thể hiện sự nhất trí với Liên Xô trong những cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an hay các cơ cấu trực thuộc LHQ. Hiện nay, nhiều ý kiến cũng cho rằng sự có mặt của Ukraina và Belarus tại LHQ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh thực ra chỉ là để tăng thêm 2 phiếu cho Liên Xô. . Nga – Mỹ và hoạt động của Liên hiệp quốc (UN) 2 Tòa án quốc tế có 15 thẩm phán do Đại hội đồng bầu ra (với sự đồng ý của Hội đồng bảo an). Trong tòa án này, các quốc gia kiện. giao của Mỹ: • Trong năm 20 01, Mỹ chi 6 12 triệu đôla cho ngân sách hoạt động, 716 triệu đôla cho việc gìn giữ hòa bình và 2, 2 triệu đôla đóng góp tình nguyện. • Trong ngân sách hoạt động, . động, số tiền Mỹ đóng góp chiếm 22 % ngân sách. Những nước có đóng góp lớn khác như Nhật (19,6%), Đức (9,8%), Pháp (6,5%), Anh (5,6%), Ý (5,1%), Canađa (2, 6%) và Tây Ban Nha (2, 5%). Liên Xô từng