1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến tranh lập quốc Israel 2 ppsx

7 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 140,96 KB

Nội dung

Chiến tranh lập quốc Israel 2 Các quốc gia Ả rập đều quyết tâm xé bỏ Hiệp ước 1949 Giải quyết như vậy chưa thể ổn được. Còn nhiều nguyên nhân xung đột quá. Nguyên nhân thứ nhất là lòng tham lam của Israel. Dân số Do Thái lúc đó chỉ bằng nửa dân số Ả Rập ở Palestine, đất đã được chia gấp hai mà họ vẫn thấy còn chật hẹp quá. Nếu họ muốn rằng hết thảy hoặc ba phần tư Do Thái trên thế giới (khoảng hai chục triệu) mà về cả đó thì chật hẹp thật. Nhưng nếu họ nghĩ rằng chỉ cần tiếp thu những đồng bào bị kỳ thị ở các nơi khác thì bấy nhiêu là nhiều rồi. Họ không nghĩ vậy, cứ nhìn những khoảng đất mênh mông của cả khối Ả Rập chưa được khai phá mà thèm thuồng. Tệ hơn nữa, họ cứ nhắc nhau lời Chúa hứa với Abraham trong Thánh kinh: "Ta ban cho con cháu ngươi dải đất nằm từ sông Ai Cập (tức sông Nil) tới sông Cái (tức sông Euphrate)" mà hy vọng mở mang bờ cõi từ núi Taurus (Tiểu Á) tới kênh Suez nghĩa là nuốt trọn xứ Syrie, xứ Liban, xứ Jordani, một phần xứ Iraq, xứ Ả Rập Saudi và xứ Ai Cập nữa. Y như là gia tài tổ tiên họ để lại vậy? Mới có quốc gia mà đã đòi làm thực dân! Mà Hồi giáo cũng chẳng vừa gì: "A! Tụi Do Thái bảo Jahvé của họ là thần chiến tranh ư? Thì chúng ta sẽ cho họ thấy rằng Islam cũng là tôn giáo biết dùng lưỡi kiếm!". Không biết Jahvé và Allah có vinh hãnh vì tín đồ của mình không. Nguyên nhân thứ nhì là tình cảnh tâm lý dân Ả Rập tản cư. Ngay từ đầu chiến tranh họ bỏ hết gia sản, dắt díu nhau qua bên kia biên giới gần hết, trước sau trên nửa triệu. Họ không phải chỉ vì hốt hoảng mà trốn đi: một phần còn vì tinh thần quốc gia, một phần vì những hành động tàn nhẫn của Do Thái. Chỉ một vụ tàn sát của một bọn khát máu - trong chiến tranh nào mà chẳng có bọn khát máu - đủ làm cho những người Ả Rập ở các nơi khác không dám ở lại nữa. Hết chiến tranh, chính quyền Israel chỉ cho một số ít Ả Rập theo Ki Tô trở về, còn những người theo Hồi giáo thì cấm ngặt. Họ cấm là phải, chính phủ nào mà muốn có kẻ địch ở trong nước. Những người theo Hồi giáo mà còn ở lại được là vì trong chiến tranh không tản cư. Dĩ nhiên, họ bị đồng bào nghi kị, khinh rẻ. Vậy có trên nửa triệu người Ả Rập tản cư ở Jordani (sau này gây bao nỗi khó khăn cho quốc vương Hussein xứ đó), 220.000 người ở miền Gaza, 100.000 người ở Liban, 90.000 ở Syrie, tổng cộng non một triệu người. Không rõ hiện nay ra sao chứ năm 1967 họ vẫn ở tạm gần miền biên giới, ngày nào cũng đăm chiêu nhìn về cố hương. Người Do Thái khóc trên bờ sông Danube mà nhớ Sion, thì người Ả Rập than khóc trên bờ con sông Jourdain mà nhớ Tibériade, Nazareth, Beercheva Dòng sông nào trên thế giới mà không pha nước mắt! Những lúc gió sớm trăng tàn họ nhìn rặng liễu bên sông, tủi cho cái cảnh sống nhờ trợ cấp của Liên hiệp Quốc. Mỗi năm mỗi người được lãnh 37 Mỹ kim, mỗi tháng 3 Mỹ kim - 360USD theo hối suất hiện nay[28]. May lắm là không chết đói. Đau ốm không có nhà thương, con cái không có trường học. Có gia đình gồm 15, 20 người chui rúc dưới những tấm bố căng lên che nắng che mưa, bên cạnh những đống rác. Trẻ em thì đánh giày hoặc xách đồ ở chợ, còn người lớn thì không có công việc gì để làm. Người ta đề nghị cho họ di cư lại các miền phong phú mà tái lập sự nghiệp, như lại Dahran, lại Koweit, họ không chịu, cứ ăn vạ ở đó, khăng khăng đòi về cố hương. Họ chịu nhận cái kiếp lang thang tới nay đã hai chục năm. Họ bảo như vậy đã thấm gì, dân tộc Do Thái lang thang non hai ngàn năm, mà non hai ngàn năm, mà còn về được cái miền nhận càn là quê hương kia! Chúa Jahvé của Do Thái đã cứu Do Thái. Còn Chúa Allah của họ bao giờ mới cứu họ? Lịch sử nhân loại sao mà nhiều chuyện bi thảm đến thế. Họ oán các xứ Liban, Jordani, Syrie, Ai Cập đã phản bội họ mà đầu hàng Israel; họ oán Ibn Séoud làm chủ Thánh địa La Mecque, ngày năm lần cầu nguyện Allah mà bỏ rơi con cháu của Allah là họ. Lại thêm cái nỗi một số chính khách Ả Rập cũng không muốn cho họ đi nơi khác, để các dân tộc Ả Rập luôn luôn nhớ cái nhục chung mà đoàn kết nhau lại, thành một khối thống nhất. Quốc vương Jordani là Abdallah, vì không oán Do Thái kịch liệt như các lãnh tụ Ả Rập khác - có lẽ Anh Mỹ đã hứa hẹn gì với ông ta - năm 1950 muốn tìm một giải pháp, thương lượng ngầm với Ben Gourion, Thủ tướng Israel, bị ám sát ngày 21-7-1951 vì tội "phản dân tộc". Thủ tướng Liban là Ryad Solh cũng mất mạng vì muốn điều đình với Israel. Ta nên nhớ Jordanie là xứ nhỏ quá, năm 1948 chỉ có độ 500.000 người, thêm 600.000 Ả Rập ở Palestine, được trên một triệu người, lúc nào cũng sống nhờ viện trợ của Anh hay Mỹ; còn Liban là một xứ chịu ảnh hưởng của phương Tây từ thời Trung cổ, dân một nửa theo Hồi giáo, một nửa theo Ki Tô giáo. Vì hai nguyên nhân trên mà các quốc gia Ả Rập đều quyết tâm xé bỏ hiệp ước 1949. Thủ tướng Syrie tuyên bố trước quốc hội Damas: "Không thể quan niệm rằng có hòa bình với Israel. Chúng ta đã thua keo đầu, chúng ta sẽ tận lực sửa soạn keo sau". Quốc vương Jordani là Abdallah vì thân Israel mà bị ám sát, vậy mà cháu nội ông lên nối ngôi, tức Hussein (cha của Hussein bị bệnh thần kinh, không trị vì được), cũng nói: "Không khi nào có hòa bình mà cũng không thể thương thuyết gì với Israel được". Và quốc vương Ả Rập Saudi là Saud, con của Ibn Séoud ông vua đã đứng ngoài nhìn Do Thái đánh nhau với đồng bào mình, cũng hô hào dân chúng: "Phải bứng cho Israel hết rễ đi. Chúng ta hết thảy là 50 triệu người Ả Rập, nếu cần thì hy sinh mười triệu người để sống yên ổn trong danh dự". Các đế quốc Mỹ, Nga, Anh, Pháp tất nhiên đổ thêm dầu vào lửa hoặc ít nhất cũng lợi dụng cơ hội để bán khí giới cho cả hai bên mà thu về trái cây (cam, quít, bưởi) của Israel, bông vải của Ai Cập, dầu lửa của Iraq Israel phát triển mạnh Trong khi đó Israel cũng tận lực sửa soạn cho keo sau, một mặt tiếp thu thật nhiều đồng bào hồi hương (càng nhiều càng thêm lính để chống với 50 triệu Ả Rập kia mà), một mặt tổ chức và kiến thiết quốc gia cho vững mạnh. Trước năm 1948, mỗi năm số người hồi hương vào khoảng từ 15 đến 20 ngàn, năm 1948 tăng vọt lên 102.000, năm 1949 lên 239 ngàn, hai năm sau, mỗi năm trên dưới 170 ngàn, nghĩa là chỉ trong ba năm 1949 – 1952, số dân Do Thái tăng lên gấp đôi ở Israel. Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đổ về, được chính quyền dạy dỗ, cất cho nhà cửa, phát cho ruộng đất. Các nông trường mọc lên khắp nơi, cả trong sa mạc, và ở đâu có đồn điền là có đồn lính, mỗi nông dân thành một nông vệ. Người Do Thái nào không về (như Do Thái Mỹ) thì gởi tiền về; chính phủ Mỹ viện trợ thêm[29], những số tiền đó cộng với tiền Đức bồi thường chiến tranh, giúp họ kiến thiết quốc gia. Họ kiến thiết rất hăng nhờ có nhiều kỹ thuật gia tài giỏi, nhờ biết tổ chức và nhờ tinh thần ái quốc. Chính phủ Cộng Hoà được thành lập: Tổng thống đầu tiên là Chaim Weizmann, Thủ tướng đầu tiên là Ben Gourion. Có một Quốc hội và trên mười đảng chính trị. Phụ nữ Do Thái và Ả Rập đều được đi bầu. Từ ngữ Hebreu tái sinh, được dạy trong mọi trường học và chỉ trong 15 năm, tỷ số sinh viên đại học của họ gần theo kịp tỷ số ở Pháp. Nhưng họ chú trọng nhất đến kinh tế và võ bị. Các kỹ nghệ điện, điện tử, hoá học, luyện kim đã tiến bộ rõ rệt. Canh nông đạt được những kết quả tốt đẹp nhất, các quốc gia Âu Mỹ phải khen là một phép màu. Họ có những hình thức kinh doanh về canh tác mà không nước nào có, như hình thức cộng đồng bibboutz tôi đã giới thiệu ở một trang trên, hình thức mochav ovedim bán cộng đồng bán cá nhân, hình thức hợp tác mochav chi toufi. Họ gắng sức đào tạo cán bộ và chống nạn thiếu nước. Dân số chỉ vào khoảng hai triệu năm 1963 mà họ có 30 trường canh nông, gồm 5.500 học sinh. Cứ theo tỷ số đó thì nước ta phải có 330.000 – 380.000 học sinh canh nông. Nhờ vậy cứ hai mươi gia đình nông dân được một huấn luyện viên canh nông dắt dẫn. Tới Nga cũng phải thua họ về phương diện đó. Khí hậu ở sa mạc Neguev rất khô khan; càng về phía Nam càng ít mưa. Tại Beercheva mỗi năm còn mưa được 20 phân nước, tại Eilath cực Nam, mỗi năm chỉ mưa được ba phân nước. Nước mưa đổ xuống 60% bốc lên thành hơi, 9% chảy xuống các sông ngòi; chỉ còn 35% thấm vào đất xuống các mạch sâu; cây cối chỉ hút được từ 15 đến 20% nước mưa, nghĩa là mỗi năm chỉ được hưởng của trời từ 4 phân đến 6 li nước, tùy chỗ. Dân xứ đó có tiếng nào như tiếng “cam vũ” của Trung Hoa không nhỉ? Mưa ở đó tất phải “ngọt” như sữa, như mật! Người Israel không nản chí, đào giếng, xây hồ chứa nước, đào kênh dẫn nước từ phương Bắc xuống, ngăn nước mưa trên núi cho khỏi chảy phí, tiết kiệm từng lít nước, nghiên cứu các cách cất nước biển thành nước ngọt (phí tổn còn nặng quá, họ không giàu như Koweit, không thể dùng phương pháp đó được, vì một lít nước như vậy còn đắt hơn một lít dầu xăng). Kết quả là năm 1948–49, diện tích đất cày là 162.000 héc-ta, năm 1962-63 tăng lên 420.000; năm 1947 gặt được 52.000 tấn lúa, năm 1962 được 160.000 tấn; sáu chục triệu cây đã được trồng; một nửa sa mạc Neguev đã mơn mởn. So với các dân tộc Ả Rập ở chung quanh, họ có một sức sống cao hơn nhiều: lợi tức trung bình của mỗi người dân năm 1962 là 3.700 quan Pháp[30] tức 90.000 đồng Việt Nam hiện nay [31]. Con số đó chưa thể so sánh với châu Âu được, nhưng Israel có đặc điểm này là không có sự cách biệt lớn giữa lợi tức các cấp cao và các cấp thấp. Lương Tổng thống chỉ được 100.000 quan cũ mỗi tháng (khoảng 25.000 đồng VN) và quỹ đen chỉ có 2.000 quan mỗi tháng, đủ để mua nửa chai Cognac đãi khách quí. Viên Tổng tham mưu trưởng Moshé Dayan cũng được lãnh 100.000 mỗi tháng nhưng khi nào ở trong trại thì bị trừ lương và chỉ được mang về 18.000 quan. Chả bù với quốc vương Saud của Ả Rập Saudi sống lộng lẫy hơn các vua Ba Tư trong Một ngàn lẻ một đêm: nội cái khoản săn sóc vườn ngự uyển cũng đã tốn hàng chục tỷ quan mỗi năm rồi. Nhưng dân chúng Israel ăn uống sung sướng, trung bình mỗi người dân năm 1962-63 được 34 kg thịt (mỗi ngày non 100 gam), 132 kg trái cây (mỗi ngày khoảng 350 gam), 340 quả trứng (mỗi ngày gần được một quả). Tôi thường tự hỏi có cần áp dụng một chính sách độc tài để cho kinh tế mau phát triển không. Độc tài thì Ai Cập của Nasser độc tài hơn Israel: chỉ có một đảng độc nhất, báo chí bị quốc hữu hóa cũng như mọi kỹ nghệ quan trọng. Vậy mà Israel bỏ xa Ai Cập là tại đâu? Tôi không nói đến Ả Rập Saudi, xứ đó còn chưa ra khỏi thời Trung cổ, nhưng ngay như Ai Cập, cũng có một chương trình xã hội tiến bộ có phần hơn cả Israel mà sao thực hiện không được? Có phải tại trình độ dân chúng kém không? Hay tại thiếu cán bộ, thiếu kỹ thuật gia? Hay tại họ không ở vào tử lộ như Israel nên không cần phải hy sinh, phải tận lực chiến đấu? Israel càng phát triển mạnh thì các dân tộc Ả Rập càng ghen tị, càng ghét, càng lo ngại, càng muốn bứng nó đi. Người ghét nó nhất, cảm thấy nỗi tủi nhục của Ả Rập nhất, là Nasser. . Chiến tranh lập quốc Israel 2 Các quốc gia Ả rập đều quyết tâm xé bỏ Hiệp ước 1949 Giải quyết như vậy chưa. của một bọn khát máu - trong chiến tranh nào mà chẳng có bọn khát máu - đủ làm cho những người Ả Rập ở các nơi khác không dám ở lại nữa. Hết chiến tranh, chính quyền Israel chỉ cho một số ít Ả. trong chiến tranh không tản cư. Dĩ nhiên, họ bị đồng bào nghi kị, khinh rẻ. Vậy có trên nửa triệu người Ả Rập tản cư ở Jordani (sau này gây bao nỗi khó khăn cho quốc vương Hussein xứ đó), 22 0.000

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w