Khỏe đẹp với làn da mẫn cảm Da mẫn cảm thường bị dị ứng. Nhưng làm thế nào để nhận biết mình đang “sở hữu” làn da mẫn cảm và chăm sóc làn da này ra sao? BS Võ Thị Bạch Sương - giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: * Nguyên nhân Người bị rối loạn vận mạch, tiền căn có bệnh về da hoặc người có nước da sáng thường có làn da mẫn cảm. Ngoài ra, stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng không cân đối, hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc các loại thuốc lột da, tẩy trắng (làm da mỏng đi, giảm chức năng bảo vệ của da), cũng là những nguyên nhân khiến da trở nên mẫn cảm. Da mẫn cảm còn xuất hiện khi gặp các yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh, các chất gây kích thích hoặc gây tróc bề mặt da như: xà phòng, acid retinoic (trị mụn), acid trái cây. Bạn có thể biết da mình bị mẫn cảm khi có những biểu hiện bên ngoài như da khô, đỏ và tróc vẩy; da đôi khi nóng và căng đến nỗi nhìn thấy được mạch máu dãn nở bên dưới. Trường hợp nặng, mí mắt có thể bị sưng phù. * Chăm sóc ra sao? Quan trọng nhất là không gây kích ứng da. Sử dụng khăn quá cứng hay massage cũng gây kích ứng cho da. Tốt nhất bạn nên dùng các loại mỹ phẩm ít nguy cơ gây dị ứng (hypoallergénique) hay dành cho da nhạy cảm (for sensitive skin). Tránh dùng các loại xà phòng hay mỹ phẩm gây tróc da. * Lưu ý: Luôn bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng không chứa PABA. - Bổ sung nhiều nước và các chất dinh dưỡng cho da như: biofl avonoids và vitamine C để tăng sự bền vững cho thành mạch và giảm sự kích ứng da. - Luôn thoa chất làm ẩm sau khi tắm: Tình trạng mẫn cảm cũng có thể xảy ra nếu da khô. Đừng quên thoa kem dưỡng tay, dưỡng môi khi thời tiết lạnh. - Thử hàng mẫu bằng cách bôi lên tay, trước khi quyết định dùng một sản phẩm mới. - Chọn mỹ phẩm có hàm lượng dầu thấp, đồng thời ít gây kích ứng da, có hàm lượng cồn dưới 15% và không chứa cồn nếu là sản phẩm dành cho da khô. - Dùng các sản phẩm không chứa chất bảo quản, lanolin cũng như dầu thơm. - Dùng các sản phẩm có chất lượng và độ an toàn giống như dược phẩm. - Rửa mặt với nước hoặc sản phẩm làm sạch không chứa xà phòng. Sử dụng khăn thật mềm hoặc cotton pad, chọn sản phẩm có đường may ép vào mặt vải để hạn chế nguy cơ gây kích ứng da do cọ xát. - Đừng quên cung cấp nước cho da dù da bạn nhờn hay khô. Nếu có điều kiện thì buổi sáng nên xịt nước khoáng, thấm khô (tránh chà xát), bôi cold cream (gồm chất sáp thiên nhiên và dầu khoáng chất) để dưỡng da. Buổi chiều nên rửa mặt bằng sữa, xả sạch bằng nước khoáng, bôi cold cream dưỡng da. * Không nên: - Dùng một sản phẩm nào đó mà không thử lên da trước. - Thoa kem chứa nhiều dầu quá hoặc quá nhiều kem, mặc dù có các lớp sừng trắng và khô xuất hiện trên da bạn. - Che phủ bằng foundation: foundation sẽ tạo gánh nặng cho da, lúc này lớp sừng bảo vệ da sẽ bị phá hủy, mất đi khả năng bảo vệ da. - Rửa mặt bằng bàn chải: sẽ gây kích ứng và làm da bị tổn thương. - Sử dụng các loại mặt nạ lột, sữa rửa mặt có hạt: sẽ làm kích ứng thêm làn da mẫn cảm. . Khỏe đẹp với làn da mẫn cảm Da mẫn cảm thường bị dị ứng. Nhưng làm thế nào để nhận biết mình đang “sở hữu” làn da mẫn cảm và chăm sóc làn da này ra sao? BS Võ Thị. phù hợp hoặc các loại thuốc lột da, tẩy trắng (làm da mỏng đi, giảm chức năng bảo vệ của da) , cũng là những nguyên nhân khiến da trở nên mẫn cảm. Da mẫn cảm còn xuất hiện khi gặp các yếu. căn có bệnh về da hoặc người có nước da sáng thường có làn da mẫn cảm. Ngoài ra, stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng không cân đối, hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp