Làn da nhạy cảm Khi sở hữu làn da quá nhạy cảm, khổ chủ lúc nào cũng phải nhìn trước, ngó sau, kiêng cữ đủ thứ. Đi ngang qua khu đổ rác hay dùng kem chống nắng cũng khiến làn da bị dị ứng. Đây là nỗi khổ của nhiều người Khi sở hữu làn da quá nhạy cảm, khổ chủ lúc nào cũng phải nhìn trước, ngó sau, kiêng cữ đủ thứ. Nếu không kiêng khem, làn da của họ có thể đứng trước các nguy cơ: nổi mề đay, đỏ toàn thân, bong tróc da. Nặng hơn, da có thể nổi các mụn nước. Điều đó khiến cho khổ chủ thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, mất ngủ về đêm và có nguy cơ bị nhiễm trùng vì gãi quá nhiều gây trầy xước. Vì sao da quá nhạy cảm? Bác sĩ Trần Quốc Long, chuyên khoa Da liễu cho biết, những biểu hiện về da như trên là một dạng viêm da dị ứng. Một số người mắc chứng này từ nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Chị Nguyễn Thùy Dương, 22 tuổi, nhân viên bưu điện tại Q.8, TP. HCM, là một người như vậy. Chị bị dị ứng da từ nhỏ và nó đã trở thành nỗi ám ảnh của chị đến tận bây giờ. Lúc nhỏ, mẹ chị phải nấu nước với lá sả, lá bưởi, lá trà để con gái tắm, gội vì mỗi khi chị tắm bằng xà phòng, da lại nổi mẩn ngứa cả tuần lễ. Lớn lên, làn da của chị Dương vẫn không bớt mẫn cảm. Mỗi lần giặt quần áo hoặc có việc phải đụng đến xà phòng là da tay, da chân chị bắt đầu ngứa, khô, đóng vảy và nứt nẻ đến tứa máu. Khi ở trong môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc ẩm mốc, toàn thân chị nổi mề đay. Có lần đi ngang qua bãi rác, về nhà toàn thân ngứa ngáy, phải đi khám và uống thuốc một thời gian mới khỏi. Theo các bác sĩ da liễu, tình trạng của chị Dương là thể viêm da tiếp xúc. Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là dị ứng và kích ứng. Ở cơ chế thứ nhất, phản ứng viêm da là do các kháng nguyên hoạt động tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Cơ chế thứ hai gây phản ứng viêm da là do độc tính từ các loại hoá chất như kiềm, a-xít và một số loại dung môi tác động trực tiếp lên da. Ngoài ra, còn có một tình trạng việm da khác thường gặp ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn Một số yếu tố khác có tác động đến bệnh như: thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm, nhiễm trùng da hoặc mặc quần áo bẩn. Với trẻ nhỏ, bệnh biểu hiện qua ban đỏ hoặc mụn nước ở các vùng nhất định như: mặt, vùng quấn tã, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Ở người lớn, ban đỏ thường xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, khuỷu tay và khoeo chân. Giải pháp đối phó với bệnh Để xác định các yếu tố gây viêm da và giúp cho việc điều trị hiệu quả, bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Việc điều trị bao gồm thuốc uống, dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc chiếu tia cực tím. Ngoài ra, việc điều trị cần chú ý đến các yếu tố: hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hoá chất. Bạn nên đeo găng tay khi giặt quần áo, rửa bát. Để vệ sinh cơ thể, bạn nên dùng các sản phẩm trung tính, ít độ tẩy hoặc các sản phẩm từ thiên nhiên như chanh, bồ kết Khi muốn dùng một loại mỹ phẩm mới, cần bôi thử một ít lên vùng da nhỏ, để trong vài giờ. Nếu không thấy có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy, bạn mới sử dụng loại mỹ phẩm đó. Ở những vùng da bị tổn thương, bạn cần dùng bông thấm nước đê rlàm mát và giảm ngứa, tránh gãi quá nhiều gây sẹo. . Làn da nhạy cảm Khi sở hữu làn da quá nhạy cảm, khổ chủ lúc nào cũng phải nhìn trước, ngó sau, kiêng cữ đủ thứ. Đi ngang qua khu đổ rác hay dùng kem chống nắng cũng khiến làn da. là nỗi khổ của nhiều người Khi sở hữu làn da quá nhạy cảm, khổ chủ lúc nào cũng phải nhìn trước, ngó sau, kiêng cữ đủ thứ. Nếu không kiêng khem, làn da của họ có thể đứng trước các nguy cơ:. gãi quá nhiều gây trầy xước. Vì sao da quá nhạy cảm? Bác sĩ Trần Quốc Long, chuyên khoa Da liễu cho biết, những biểu hiện về da như trên là một dạng viêm da dị ứng. Một số người mắc chứng này