CẤU TẠO CHUNG CỦA SỢI NẤM – Phần 2 3-Mô tissue của hệ sợi nấm: Mô hay tổ chức của hệ sợi nấm thường gặp ở các nấm bậc cao.. Tổ chức này lại chia ra thành hai loại: loại tổ chức sợi xốp
Trang 1CẤU TẠO CHUNG CỦA SỢI NẤM – Phần 2
3-Mô (tissue) của hệ sợi nấm:
Mô hay tổ chức của hệ sợi nấm thường gặp ở các nấm bậc cao Chúng
xuất hiện trong một giai đoạn của vòng đời nấm Loại mô này được gọi là tổ
chức sợi dày (plectenchyma) Tổ chức này lại chia ra thành hai loại: loại tổ chức sợi xốp hay tổ chức tế bào hình thoi (prosenchyma) và tổ chức màng mỏng hay tổ chức nhu mô giả ( pseudoparenchyma) Tổ chức sợi dày gặp ở
thân nấm và mũ nấm ở các nấm bậc cao, nhất là ở ngành Nấm túi và Nấm
đảm Hạch nấm (scleorotium) xuất hiện khi nuôi cấy nấm sợi (nấm bậc thấp)
trên các môi trường già (nuôi cấy lâu ngày) Hạch nấm là hình thức bảo vệ
nấm qua giai đoạn bất lợi Đó còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng cho
nấm Kết cấu tổ chức của hạch nấm gòm lóp ngoài cùng có thành tế bào màu
đen Dưới đó là một lớp biểu bì rỗng Bên trong là tổ chức sợi dày với các
sợi nấm có màng dày Trong cùng là khối tổ chức sợi xốp Thể đệm hay đệm
nấm (stroma) cũng là khối tổ chức sợi nấm dính nhau theo nhiều hướng
Trên hoặc trong thể đệm có các cơ quan sinh sản của nấm.Thể đệm chỉ gặp ở
Nấm túi và Nấm đảm Thừng nấm hay khuẩn sách (rhizomorph) cúng có tổ
chức sợi nấm bện lại theo kiểu tổ chức sợi dày
Trang 2
Hạch nấm (Sclerotium)
Tổ chức sợi xốp (prosenchyma)
Trang 3
Tổ chức màng mỏng (Pseudoparenchyma)-hình phía trong
Thể đệm ( Stroma )
Trang 4
Thừng nấm (Rhizomorph)
4-Các dạng biến đổi của hệ sợi nấm:
4.1-Bào tử áo, bào tử, tế bào phình lớn:
Đôi khi gặp những tế bào sợi nấm phình lớn một cách vô quy tắc Nói
chung khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi nguyên sinh chất co lại, vo tròn
lại, phía ngoài tạo thành lớp màng dày, bên ngoài thường có gai hay các mấu
lồi Kết cấu này được gọi là bào tử áo hay bào tử màng dày
(Chlamydospore) Loại bào tử này không phải loại bào tử sinh sản (vô tính
hoặc hữu tính) giúp phát tán nấm ra môi trường xung quanh Các loại bào tử
này ta sẽ xem xét tới ở phần dưới
Trang 54.2-Sợi hút (haustorium):
Sợi nấm ký sinh trên bề mặt tế bào cây chủ rồi mọc ra sợi nấm đâm
sâu vào phía trong và tạo nên các sợi hút đâm vào các tế bào để hút chất dinh
dưỡng của cây chủ Sợi hút có thể có các hình dạng khác nhau : hình sợi,
hình ngón tay, hình cầu…Nói chung các nấm ký sinh bắt buộc đều là những
loài có sợi hút
Khi xuyên vào tế bào cây chủ một số sợi hút không làm rách được
màng nguyên sinh chất mà chỉ làm cho màng này lõm vào Nhiều khi sợi hút
phân ra khá nhiều nhánh bên trong tế bào để tăng diện tích hấp thu chất dinh
dưỡng
Sợi hút
Trang 6
4.3- Sợi áp (appressorium) và đệm xâm nhiễm (infection
cushion):
Từ một bào tử nấm nẩy mầm trên bề mặt vật chủ (thường là lá cây) sẽ
mọc ra một sợi nấm và tiết ra chất nhầy để áp sát bề mặt này Đầu sợi nấm
phình to lên như chiếc đĩa và tạo thành sợi áp Từ sợi áp mọc ra sợi hút đâm
sâu vào tế bào vật chủ để hút chất dinh dưỡng Mô ở vật chủ bị tiêu hủy dần
dưới tác dụng của các enzym thủy phân của sợi áp Đệm xâm nhiễm là một
dạng mạng sợi phân nhánh và gắn với nhau như một tấm đệm ở tế bào vật
chủ, đầu sợi nấm thường phình to lên Việc hình thành đệm xâm nhiễm
thường do cơ chế khống chế nội sinh và ảnh hưởng kích thích của môi
trường
Trang 7
4.4- Sợi nấm bắt mồi (traps):
Một số nấm sống trong đất có cơ chế bắt mồi (giun tròn-nematode,
amip-amoeba ) Chúng hình thành nên những cấu trúc có dạng những cái bẫy và
vì vậy được gọi là nấm bẫy mồi (trapping fungi) Có thể có mấy kiểu sợi
nấm bẫy mồi sau đây:
- Bọng dính (adhesive knobs): Sợ nấm phát sinh những nhánh
ngắn ,thường thẳng góc với sợi nấm chính Đỉnh các nhánh này
phình to lên thành những bọng hình cầu các bọng này tiết ra
chất dính có thể giữ chặt lấy con mồi Sau đó từ bọng mọc ra
sợi nấm xuyên qua vỏ con mồi Cuối sợi này phồng lên thành
Trang 8bọng nhỏ bên trong con mồi và tiếp tục phân nhánh thành các
sợi hút
- Lưới dính (sticky nets): Các nhánh mọc ra được nối mạng
với nhau thành dạng lưới Bên ngoài lưới cũng phủ đầy chất
dính để bẫy mồi Sau đó một tế bào của lưới sẽ phát triển thành
bọng nhỏ bên trong con mồi và từ bọng mọc ra các sợi hút
- Vòng thắt ( constricting rings): Sợi nấm mọc ra các nhánh
đặc biệt với các vòng thắt cấu tạo bởi 3 tế bào Khi mặt trong
của các tế bào này tiếp súc với con mồi thì không bào sẽ phình
to lên và thắt chặt con mồi lại Sau đó sẽ mọc ra các nhánh
xuyên vào con mồi, rồi mọc ra các sợi hút nói trên
- Bào tử dính (Sticky spores): Có các bào tử phủ đầy chất dính
và có tác dụng bẫy mồi tương tự như các trường hợp nói trên
Các chi nấm thường có sợi nấm bẫy mồi là Arthrobotrrys,
Daxtylaria, Daxtylella, Trichothecium… Một số loài nấm như Zoopage phanera, Arthrobotrys anomala tiết ra chất dính trên toàn
bộ mặt ngoài sợi nấm và cũng có tác dụng bẫy mồi như các trường
hợp nói trên
Trang 11
4.5- Rễ giả (rhizoid) và Sợi bò (stolon):
Sợi bò là đoạn sợi nấm khí sinh không phân nhánh phát sinh từ các sợi nấm
mọc lên từ cơ chất, chúng có dạng thẳng hay hình cung Phần chạm vào cơ
chất phát triển thành những rễ giả ngắn cắm vào cơ chất Do sự phát triển
của sợi bò mà các nấm này lan rộng ra xung quanh, về cả mọi phía, kẻ cả
Trang 12trên thành của hộp lồng (hộp Petri) Rễ giả và thân bò đặc trưng cho các nấm
thuộc chi Rhizopus (rễ giả mọc ngay chỗ cụm sợi nấm khí sinh), Abssidia (rễ
giả không mọc dưới chõ cụm sợi nấm khí sinh) Rễ giả còn gặp ở nhiều loài
nấm thuộc các chi Rhizidiomyces, Sclerotinia…
Trang 13
Nấm Rhizopus
Trang 14
Nấm Absidia