Coi chừng mất răng do lấy tuỷ 'oan' Không ít bệnh nhân sâu răng bị điều trị lấy tuỷ khi không thực sự cần thiết, khiến chiếc răng bị "chết oan", trở nên dễ vỡ, gãy Chị Thu Thủy (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) gần đây thấy hơi ê răng mỗi khi nhai hay uống đồ lạnh. Mặc dù không nhức nhưng cảm giác ê răng cũng làm cho chị ăn uống không ngon miệng. Đi khám tại một phòng nha gần nhà, chị được chẩn đoán sâu răng và chỉ định lấy Ảnh minh họa tủy. Thủy rất phân vân vì nghe nói khi đã lấy tủy, răng sẽ không bền, dễ bị gãy, mẻ. Cực chẳng đã mới lấy tuỷ răng Bác sĩ Khuất Huy Chức, Trung tâm Nha khoa Răng Xinh (150A Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết cấu tạo của răng phía ngoài là men, bên trong là ngà, trong cùng là vùng mô mềm, chính là tủy răng. Vùng mô mềm này gồm có động mạch, tĩnh mạch, các dây thần kinh và các mao mạch bạch huyết. Trong đó, ống tủy chân răng là những nhánh rất nhỏ kéo dài từ buồng tủy phía trên xuống tận chóp chân răng. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng quyết định răng còn “sống” hay đã “chết”. Khi răng bị tổn thưởng bởi các vết gãy, vỡ, bị sâu đục làm hở ra vùng mô mêm này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm, trước hết là gây đau đớn cho người bệnh và sau đó có thể gây hoại tử răng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thìn trạng phải điều trị tủy là sâu răng. Lúc đầu có thể chỉ sâu ở phía ngoài, dần dần nếu không được điều trị sẽ ăn sâu vào phía trong, phá hủy men và ngà răng cho đến khi thông với hệ thống ống tủy. Ngoài ra, tình trạng chấn thương răng, miếng trám hở, nứt răng, bệnh nha chu và tật nghiến răng quá mức… đều có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Theo bác sĩ Khuất Huy Chức, hiện tất cả các phương pháp điều trị bệnh về răng theo xu thế mới đều cố gắng bảo tồn tuỷ đến mức tối đa. Các bác sĩ luôn phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có lấy tuỷ răng hay không. Vì nếu đã lấy tủy thì đồng nghĩa với việc chiếc răng đó là “răng chết” vì nó không còn được tủy nuôi dưỡng. Mức chịu lực, độ bền, chắc của răng không thể bằng các răng còn tủy, răng sẽ giòn và dễ gẫy hơn. Đã có không ít người do đi khám ở những nha sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc trách nhiệm, thấy sâu răng là cho diệt tuỷ, khiến những cái răng của bệnh nhân bị "chết oan". Với những trường hợp răng bị các bệnh lý như sâu, mẻ, vỡ… nhưng chưa lộ tủy; khi nhai thức ăn hay uống nước nóng, lạnh, người bệnh chỉ thấy hơi ê chứ chưa đến mức nhức buốt thì hoàn toàn không cần lấy tủy. Bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật để cố gắng giữ lại “sự sống” cho răng, chẳng hạn dùng dung dịch sát khuẩn chấm vào chỗ bị sâu, tái khoáng phần răng bị sâu bằng dung dịch cacium, phosphate, florine đổ vào lỗ răng sâu, hoặc hàn lỗ sâu. Trường hợp như chị Thủy, theo bác sĩ Chức là chưa cần phải điều trị lấy tủy răng vì sâu mới chỉ ăn nông. Răng lấy tủy cần chăm sóc tốt Với những trường hợp răng bị sâu ăn thông vào tủy gây viêm, nhiễm trùng tủy; răng gãy hở tuỷ mà người bệnh cảm thấy rõ sự nhức, buốt, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ, chụp phim trước khi quyết định hướng điều trị. Nếu hình ảnh phim cho thấy tổn thương đã chạm đến ống tủy trong răng, đặc biệt khi phần tủy đã bị viêm, nhiễm trùng thì không còn cách nào khác là phải lấy tủy rồi hàn kín ống tủy để cứu răng, vì trường hợp này tủy không còn khả năng phục hồi. Nếu không được điều trị lấy tủy, vùng viêm, nhiễm trùng sẽ lan rộng, tiếp đến vùng xương quanh răng sẽ bị thoái hóa, chỉ còn cách nhổ bỏ chiếc răng đi. Một bệnh nhân của bác sĩ Chức là anh Tuấn, làm việc trong một công ty xây dựng tại Hà Đông, đến khám khi mức tổn thương răng chưa quá sâu. Nhưng vùng bị viêm vẫn đang tiếp tục phát triển, anh Tuấn lại sắp phải đi công tác ở vùng núi một thời gian nên bác sĩ vẫn chỉ định lấy tủy. Tuy nhiên, vì sợ chiếc răng sẽ thành “răng chết” nên anh Tuấn không đồng ý. Kết quả là sau chuyến công tác vài tháng trở về, anh phải nhổ bỏ chiếc răng vì vùng nhiễm trùng đã lan quá rộng, làm hỏng hoàn toàn chân răng. Theo bác sĩ Chức, mặc dù phải hạn chế tối đa việc lấy tủy răng nhưng đối với những trường hợp như anh Tuấn, khi vùng viêm có thể chưa chạm tủy nhưng lại có xu hướng tiếp tục lan nhanh và bệnh nhân sắp phải công tác hay sinh sống dài ngày tại nơi không có đủ điều kiện y tế để điều trị tốt thì nên lấy tuỷ trước để bảo tồn răng, tránh phải nhổ bỏ, vì việc trồng răng mới sẽ tốn kém, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên sau lấy tuỷ, răng mất đi độ bền, chắc nên người bệnh cần khám định kỳ 6 tháng một lần để các bác sĩ chăm sóc, làm sạch răng, sớm phát hiện tình trạng bất thường của răng và có phương pháp xử lý kịp thời. Nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, răng lấy tủy vẫn có thể tồn tại được từ 20 đến 30 năm. Bác sĩ Chức cũng lưu ý, việc lấy tủy răng cần được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề vững, vì đây là một phương pháp tương đối khó. Một số thủ thuật thẩm mỹ, chỉnh hình răng như mài nhiều mô răng khi làm phục hình cố định cũng gây nguy hiểm cho tủy răng. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định bất cứ một hình thức tác động nào lên răng. . Coi chừng mất răng do lấy tuỷ 'oan' Không ít bệnh nhân sâu răng bị điều trị lấy tuỷ khi không thực sự cần thiết, khiến chiếc răng bị "chết oan",. tế để điều trị tốt thì nên lấy tuỷ trước để bảo tồn răng, tránh phải nhổ bỏ, vì việc trồng răng mới sẽ tốn kém, phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên sau lấy tuỷ, răng mất đi độ bền, chắc nên người. định lấy Ảnh minh họa tủy. Thủy rất phân vân vì nghe nói khi đã lấy tủy, răng sẽ không bền, dễ bị gãy, mẻ. Cực chẳng đã mới lấy tuỷ răng Bác sĩ Khuất Huy Chức, Trung tâm Nha khoa Răng