Hội chứng sâu răng do bú bình Ngày nay, tỷ lệ trẻ bị hội chứng sâu răng do bú bình ngày càng giảm đi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều ở các trẻ 2 - 4 tuổi (khoảng 11%). Hội chứng bú bình gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tại chỗ cũng như toàn thân. Điều trị cho các trẻ nhỏ có hội chứng bú bình rất khó khăn và phức tạp. Do đó, chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề dự phòng, không để hội chứng bú bình xảy ra. Hội chứng sâu răng do bú bình là gì? Hội chứng sâu răng do bú bình là một tình trạng sâu răng sớm nhiều răng, thường gặp ở các trẻ nhỏ 2-4 tuổi, đặc trưng là sâu răng tiến triển và lan nhanh, có liên quan đến thói quen bú bình với các sản phẩm có đường liên tục và kéo dài. Theo định nghĩa của Viện Hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD), sâu răng sớm ở trẻ em là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu (có thể đã hình thành lỗ sâu hoặc chưa), mất răng (do sâu răng), các mặt răng sâu đã được trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ em 17 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Sâu răng sớm trầm trọng là tình trạng xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu sâu răng mặt nhẵn nào ở trẻ em dưới 3 tuổi Vì sao bú bình lại gây sâu răng? - Trẻ bú bình liên tục với các sản phẩm có đường như sữa hoặc các nước có ga như Coca- cola. Các chất đường này sẽ liên tục được chuyển hóa thành acid bởi các vi khuẩn trong miệng, làm cho môi trường miệng có độ pH thấp, kết quả men răng sẽ bị tiêu khoáng tạo thành các lỗ sâu. - Vệ sinh răng miệng kém, trẻ thường không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ hoặc sau khi ăn, nhiều cháu liên tục ngậm bình sữa trong miệng trong suốt thời gian trước và trong khi đi ngủ. Sâu răng do bú bình có biểu hiện như thế nào? Sâu răng lan nhanh: Theo định nghĩa của Massler năm 1945, sâu răng lan nhanh là dạng sâu răng xuất hiện đột ngột, lan rộng trên nhiều răng, tổn thương tiến triển nhanh chóng đến tủy răng và xảy ra trên cả các răng thường được cho là miễn nhiễm với sâu răng dạng thông thường. Vị trí tổn thương: Thường bắt đầu ở các răng cửa và răng nanh sữa hàm trên, ở mặt tiền đình và mặt bên, vùng cổ răng ít gặp hơn. Đối với các răng hàm sữa thì thường bị ở mặt nhai trước. Nếu không điều trị kịp thời các răng ở dưới cũng bị tổn thương. Các răng cửa dưới được bảo vệ bởi lưỡi và có thể được làm sạch nên ít bị tổn thương hơn. Tổn thương lan rộng theo bề mặt và chiều sâu. Đau: Đau nhiều, đau tăng lên trong các bữa ăn. Trẻ còn nhỏ nên không thể xác định được chính xác vị trí đau, đôi khi chỉ biết diễn đạt bằng sự sợ hãi, giận dữ và các rối loạn hành vi khác. Có thể phân thành 5 giai đoạn (xem hình): 0: Không có tổn thương. 1: Đốm trắng ở mặt tiền đình, chưa hình thành lỗ sâu. 2: Mất khoáng hình thành lỗ sâu. 3: Lan sâu vào ngà, tủy. 4: Giai đoạn biến chứng Sâu răng do bú bình tiến triển rất nhanh làm phá hủy hết thân răng, thân răng bị gãy cụt chỉ còn lại các chân răng, răng mất chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bệnh không chỉ gây ra các biến chứng tại chỗ mà còn có thể gây biến chứng toàn thân. - Biến chứng tại chỗ: Viêm mô tế bào, hội chứng vách, thiểu sản men răng, rối loạn mọc răng do răng bị mất sớm, mất kích thước dọc tầng mặt dưới, răng 6 di gần, độ rộng cung răng giảm - Biến chứng toàn thân: Viêm nội tâm mạc, đái tháo đường không ổn định, các bệnh về thận Điều trị như thế nào? Thay đổi các hành vi xấu: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng báng răng, điều chỉnh lại chế độ ăn đường, bỏ thói quen bú bình. Điều trị sâu răng: Tùy theo mức độ tổn thương mà chọn các giải pháp phù hợp như bôi flour, phục hồi lại thân răng bằng các vật liệu thông thường như GIC, composit hoặc chụp nhựa có sẵn cho các răng cửa, chụp thép có sẵn cho các răng hàm; điều trị tủy các răng có bệnh lý tủy, nhổ các chân răng có nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng bên dưới Bôi flour, trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng cho các răng đang mọc. Dự phòng bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ - Tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú. - Vệ sinh răng sạch ngay từ khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. - Động viên trẻ uống nước bằng cốc ngay từ lần sinh nhật đầu tiên để trẻ bỏ dần thói quen bú bình vào lúc 12-18 tháng tuổi. - Không nên cho trẻ bú bình khi trẻ đã có thể uống bằng thìa hoặc cốc. Khi tìm hiểu cách nuôi dưỡng cho các trẻ có hội chứng bú bình này, người ta thường thấy trẻ được cho bú khi đi ngủ với bình sữa hoặc các loại chất ngọt khác để ru ngủ. Khi trẻ ngủ, sữa hoặc chất ngọt chứa carbonhydrat này chảy quanh các răng tạo nên một môi trường thuận lợi tuyệt vời cho các vi khuẩn lên men thành acid. Hơn thế nữa, dòng chảy nước bọt giảm đáng kể khi ngủ làm giảm khả năng làm sạch tự nhiên. Do đó, không nên ru ngủ trẻ bằng cách cho bú, khi cho trẻ bú thì không nên đặt nằm, với những trẻ ngủ khi đang bú thì nên vỗ cho trẻ ợ hơi rồi mới đặt nằm ngủ. - Không để trẻ bú bình trong lúc ngủ. . chứng bú bình xảy ra. Hội chứng sâu răng do bú bình là gì? Hội chứng sâu răng do bú bình là một tình trạng sâu răng sớm nhiều răng, thường gặp ở các trẻ nhỏ 2-4 tuổi, đặc trưng là sâu răng. Hội chứng sâu răng do bú bình Ngày nay, tỷ lệ trẻ bị hội chứng sâu răng do bú bình ngày càng giảm đi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều ở các trẻ 2 - 4 tuổi (khoảng 11%). Hội chứng bú bình. ngủ. Sâu răng do bú bình có biểu hiện như thế nào? Sâu răng lan nhanh: Theo định nghĩa của Massler năm 1945, sâu răng lan nhanh là dạng sâu răng xuất hiện đột ngột, lan rộng trên nhiều răng,