Bạn cảm nhận cái đau như thế nào Đau là một trải nghiệm phổ biến. tuy nhiên, mức độ đau mà bạn cảm nhận được và cách bạn phản ứng với nó lại là hệ quả của bản chất sinh học, tâm lý và văn hóa của riêng bạn. Việc trải qua những chấn thường hoặc bệnh tật gây đau trong quá khứ cũng có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của bạn đối với đau. Khi đau tồn tại dai dẳng vượt quá thời gian dự kiến để lành vết thương hoặc khỏi bệnh, nó có thể trở thành một chứng bệnh mạn tính. Lúc này đau không còn được xem là triệu chứng của một bệnh khác, mà tự nó đã trở thành một căn bệnh. Về cơ bản đau là hậu quả của một loạt những trao đổi bao gồm 3 thành tố chính: dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và não. Dây thần kinh ngoại biên Các dây thần kinh ngoại biên bao gồm một mạng lưới những sợi thần kinh phân nhánh khắp cơ thể. Gắn vào mỗi nhánh này là những đầu mút thần kinh đặt biệt có thể cảm nhận một kích thích không dễ chịu, như vết đứt, bỏng hoặc sự dè ép gây đau. Những đầu mút thần kinh này được gọi là những thụ thể đau (nociceptor). Bạn có hàng triệu thụ thể đau ở da, xương, khớp và cơ và ở lớp màng bảo vệ xung quanh các cơ quan nội tạng. Các thụ thể đau tập trung ở những vùng dễ bị chấn thương, như ở đầu ngón chân ngón tay. Đó là lý do tại sao vết đứt ở đầu ngón tay lại đau hơn vết đứt ở lưng hay vai. Có chừng 200 thụ thể đau trên mỗi cm 2 da. Cơ, được bảo vệ dưới da, có ít đầu mút thần kinh hơn. Và các cơ quan nội tạng, được bảo vệ bởi da, cơ và xương, còn có ít hơn. Một số thụ thể đau cảm nhận vết cắt rạch, một số khác cảm nhận kích thích nhiệt. Một loại cảm nhận thay đổi áp lực, nhiệt độ và hóa chất. Các thụ thể đau cũng có thể phát hiện viêm do chấn thương, bệnh hoặc nhiễm trùng. Khi các thụ thể đau phát hiện thấy kích thích có hại, nó sẽ chuyển tiếp tín hiệu đau ở dạng xung điện theo dây thần kinh ngoại vi tới tuỷ sống và não. Tuy nhiên, tốc độ truyền tín hiệu có thể thay đổi. Cảm giác đau dữ dội được truyền hầu như ngay lập tức có. Cảm giác đau âm ỉ nhức nhối như đau dạ dầy hoặc đau tai được truyền trong dây thần kinh với tốc độ chậm hơn. Tuỷ sống Khi tín hiệu đau tới tuỷ sống, nó sẽ gặp các tế bào thần kinh đặc hiệu đóng vai trò như người gác cổng, lọc tín hiệu đau trên đường tới não. Đối với đau dữ dội có liên quan tới tổn thương về thể xác, như khi chạm vào một vật nóng, “cổng” được mở rộng và tín hiệu đi theo đường hỏa tốc tới não. Các tế bào thần kinh trong tuỷ sống cũng phản ứng với tín hiệu khẩn cấp bằng cách bắt các phần khác của hệ thống thần kinh hoạt động, như các dây thần kinh vận động. Các dây thần kinh vận động báo hiệu cho cơ để bạn rụt tay ra khỏi vật nóng. Tuy nhiên, các tín hiệu đau yếu hơn, chẳng hạn như vết xước, có thể được lọc hoặc chặn lại ở cổng Trong tuỷ sống, tín hiệu cũng có thể thay đổi. Những cảm giác khác có thể mạnh hơn và làm giảm tín hiệu đau. Điều này xẩy ra khi bạn xoa bóp hoặc ép chặt vùng bị thương. Kết quả là tín hiệu cảnh báo được gửi bởi các dây thần kinh ngoại vi bị hạ xuống mức ưu tiên thấp hơn. Các tế bào thần kinh trong tuỷ sống cũng có thể giải phóng những hóa chất khuyếch đại hoặc thu nhỏ tín hiệu, ảnh hưởng tới cường độ của tín hiệu đau đi tới não. Não Khi tín hiệu đau tới não, chúng tới vùng đồi thị, trạm phân loại và chuyển thông tin nằm sâu trong não. Đồi thị nhanh chóng diễn giải các tín hiệu như tín hiệu đau và đồng thời chuyển tiếp chúng tới 3 vùng đặc thù của não: vùng cảm giác vật lý (vỏ não cảm giác bản thể), vùng cảm xúc, (hệ lưới) và vùng tư duy (vỏ não thùy trán). Như vậy nhận thức của bạn về đau là một trải nghiệm phức tạp gồm cảm giác, cảm xúc và tư duy. Não của bạn phản ứng với đau bằng cách gửi đi các tín hiệu thúc đẩy quá trình liền vết thương. Ví dụ, nếu bạn cắt vào ngón tay, nó báo hiệu cho hệ thống thần kinh tự động, hệ thống này sẽ điều chỉnh lưu lượng máu, gửi thêm máu và chất dinh dưỡng tới khu vực bị thương. Nó cũng giải phóng các chất giảm đau và gửi tín hiệu ngừng đau tới nơi bị thương. Phản ứng với đau Khi các tín hiệu đau tới não, 2 thành tố sẽ quyết định cách phản ứng của bạn. Cảm giác vật lý: Đau diễn ra ở nhiều hình thái: Đau nhói, đau buốt, đau như dao đâm, đau rát, đau nhức, đau như kiến đốt, đau quặn, đau âm ỉ, đau nhức nhối. Đau cũng thay đổi từ nhẹ tới nặng. Đau nặng thu hút sự chú ý của bạn nhanh chóng hơn và nói chung gây phản ứng thể xác và tinh thần mạnh hơn đau nhẹ. Đau nặng cũng có thể làm bạn giảm khả năng, khiến bạn khó hoặc không thể đứng hoặc ngồi. Vị trí đau cũng có thể ảnh hưởng tới phản ứng của bạn đối với đau. Đau đầu cản trở khả năng làm việc của bạn hoặc gây mất tập trung, và do đó nhận được phản ứng mạnh hơn đau do viêm khớp ở đầu gối hoặc khi bị đứt tay. Tố chất cá nhân: Trạng thái tình cảm và tâm lý, ký ức về những lần đau đã qua, sự giáo dục và thái độ cũng ảnh hưởng đến cách bạn diễn giải tín hiệu đau và chịu đựng cơn đau. Ví dụ, một cảm giác nhẹ hiếm khi được xem là đau, chẳng hạn que thăm của nha sĩ, có thể thực sự gây đau dữ dội cho một đứa trẻ chưa từng đi khám nha sĩ và đã được nghe những câu chuyện rùng rợn về những việc tương tự. Nhưng trạng thái tình cảm cũng có thể tạo thuận lợi cho bạn, cải thiện ngay cả những trải nghiệm đau nặng nề. Điều này được minh họa bởi một nghiên cứu so sánh những cựu chiến binh đã từng bị thương với người bình thường. Nam giới thuộc cả hai nhóm được làm cùng một loại phẫu thuật. Tuy nhiên, các cựu chiến binh thường cần ít thuốc giảm đau hơn nhóm kia, có lẽ bởi họ cho rằng phẫu thuật chỉ là vấn đề nhỏ so với những gì mà họ đã trải qua trong chiến tranh. Các vận động viên cũng có thể làm cho cơ thể chịu đựng được đau hơn người thường. Ngoài ra, nếu bạn lớn lên trong một gia đình hoặc một nền văn hóa luôn dạy cho bạn phải “nghiến chặt răng”, bạn cũng có thể ít thấy khó chịu hơn những người hay chú ý đến cơn đau hoặc hay kêu ca phàn nàn. Đau cấp tính và đau mạn tính Đau cấp tính thường do tổn thường mô. Loại đau này thường đi kèm với bệnh tật, thương tích hoặc phẫu thuật. Đau cấp tính có thể là nhẹ và chỉ kéo dài chốc lát, chẳng hạn như kiến đốt, hoặc có thể đau dữ dội kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, như đau do bị bỏng, rách cơ hay gẫy xương. Khi bị đau cấp tính, bạn thường biết chính xác đau ở đâu, ví dụ đau răng do sâu răng, khuỷu tay đau rát do trầy xước, và đau do vết mổ là những ví dụ về đau cấp tính. Trong thời gian có thể dự kiến trước và với điều trị nguyên nhân, nói chung đau cấp tính sẽ biến mất - khi lỗ sâu răng được hàn kín, da non mọc lên hoặc vết mổ liền. Đau mạn tính diễn ra ngay cả khi vết thương đã lành. Nói chung đau được mô tả là mạn tính khi nó kéo dài từ 6 tháng trở lên. Như với đau cấp tính, đau mạn tính cũng có nhiều mức độ cảm giác và cường độ, có thể là đau nhói, đau điếng, đau rát, đau âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau có thể liên tục hoặc thành cơn, như đau nửa đầu xảy ra không báo trước. Tuy nhiên, không như đau cấp tính, với đau mạn tính bạn có thể không biết lý do bị đau. Mọi dấu hiệu đều cho thấy thương tổn ban đầu đã lành, nhưng bạn vẫn đau, thậm chí còn đau nhiều hơn. Đau mạn tính cũng có thể xẩy ra mà không có bất cứ dấu hiệu thương tổn nào. Nhiều năm trước đây, những người hay kêu đau mà không có nguyên nhân rõ ràng thường bị cho là đang dựng chuyện hoặc đang cố gây sự chú ý. Ngày nay, các bác sĩ biết điều đó không đúng. Đau mạn tính là có thật. Cái gì gây đau mạn tính? Thường thì nguyên nhân của đau mạn tính không được hiểu rõ. Không có bằng chứng về bệnh hoặc tổn thương mô của cơ thể mà bác sĩ có thể liên hệ trực tiếp với cơn đau. Đôi khi, đau mạn tính là do một bệnh mạn tính, như viêm khớp hay đau xơ cơ. Trong một số ít trường hợp, đau mạn tính có thể bắt nguồn từ tai nạn, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật gây tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc dây thần kinh tủy sống. Kiểu đau thần kinh kéo dài sau khi vết thương ban đầu đã lành được gọi là bệnh dây thần kinh, nghĩa là dây thần kinh bị tổn thương, chứ không phải vết thương, là nguyên nhân gây đau. Đau do bệnh dây thần kinh cũng có thể là hậu quả của một số bệnh như tiểu đường hoặc nghiện rượu. Khi bị tổn thương, dây thần kinh có thể gửi đi những tín hiệu đau không cần thiết. Ví dụ, tăng đường máu trong bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương những dây thần kinh nhỏ ở ngón và ngón chân, khiến bạn có cảm giác đau rát ở ngón tay và ngón chân. Người ta còn ít biết về lý do tại sao các dây thần kinh bị thương đôi khi lại hoạt động và gửi các tín hiệu đau. Tuy nhiên, một lý do là khi một tế bào thần kinh bị phá huỷ, đầu mút của sợi thần kinh còn sống có thể mọc ra một đám các sợi thần kinh vô tổ chức (u thần kinh). Sau đó bó mô thần kinh này bắt đầu gửi đi những tín hiệu đau tự phát. Những sợi này cũng từ chối không tuân theo cơ chế kiểm tra và cân bằng bình thường đang kiểm soát phần hệ thống thần kinh còn lại, khiến cho cơn đau tồn tại dai dẳng. Nhạy cảm hóa và các đường dẫn truyền đau Người ta thường nghĩ rằng các đường dẫn truyền đau trong dây thần kinh ngoại vi, tuỷ sống và não là những vòng mạch điện tử chỉ đơn thuần truyền tín hiệu đau từ những vùng bị thương hoặc bị bệnh của cơ thể tới các trung tâm trong não. Nhưng dựa trên nghiên cứu khoa học gần đây, có những hiểu biết mới về cơ chế hoạt động thực sự của đường truyền tín hiệu đau và trải nghiệm có ý thức về đau được tạo ra trong não như thế nào. Một khía cạnh rất quan trọng của những phát hiện mới này về đau là quá trình được gọi là nhạy cảm hóa. Khái niệm nhạy cảm hóa sẽ giúp bạn hiểu được đau mạn tính có thể trở nên nghiêm trọng như thế nào và tại sao tình trạng đau của bạn có thể không tương xứng với bằng chứng về thương tích hoặc bệnh tật ở mô của cơ thể. Sự nhạy cảm hóa cũng có thể giải thích tại sao những biện pháp điều trị đặc hiệu trực tiếp nhằm giảm đau có thể chỉ mang lại lợi ích hạn chế. Mặc dù sinh học thần kinh của sự nhạy cảm hóa là rất phức tạp, song ý tưởng cơ bản đứng sau nó lại rất đơn giản. Khi các tín hiệu đau được truyền từ mô bị thương hoặc bị bệnh, thì sau đó những tín hiệu này có thể hoạt hóa (nhạy cảm hóa) những đường truyền tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh ngoại vi, tuỷ sống và não. Quá trình nhạy cảm hóa có thể được so sánh với việc bạn vặn to đài, khuyếch đại - và đôi khi bóp méo - tín hiệu đau. Kết quả là tình trạng đau trở nên nghiêm trọng và không tương xứng với bệnh hoặc thương tích ban đầu. Nhạy cảm hóa có thể xảy ra ở tất cả các vùng của hệ thần kinh xử lý tín hiệu đau, bao gồm các trung khu cảm giác, cảm nhận và tư duy của não. Khi điều này xẩy ra, đau mạn tính có thể liên quan với sự đau đớn về cảm xúc và tâm lý. Một thí dụ hay về sự nhạy cảm hóa là đau chi ma. Trong chứng bệnh này, một người có thể cảm thấy đau dữ dội tại phần cơ thể đã mất, ví dụ như ở cánh tay hoặc cẳng chân đã bị cắt bỏ vì vết thương hoặc bệnh tật. Vấn đề khó điều trị của đau chi ma được giải thích bởi sự hoạt hóa (nhạy cảm hóa) dai dẳng trong đường truyền tín hiệu đau từ vị trí cắt cụt tới não. Hiện nay bằng chứng khoa học xác nhận sự có mặt của hiện tượng nhạy cảm hóa trong nhiều chứng bệnh gây đau khác nhau không có cắt cụt chi. Trong những trường hợp này, khi điều trị trực tiếp ở mô bị thương hoặc bị bệnh, sẽ không có tác dụng đối với đường dẫn truyền đau đã bị nhạy cảm hóa trong tuỷ sống và não. Kết quả sẽ thu được rất ít lợi ích. Nhiều nghiên cứu khoa học tại các trung tâm y học trên thế giới tập trung vào xác định những quá trình phân tử và tế bào gây nhạy cảm hóa. Kết quả của nghiên cứu này có thể mang lại những cách điều trị mới và tốt hơn cho nhiều loại đau mạn tính. . Bạn cảm nhận cái đau như thế nào Đau là một trải nghiệm phổ biến. tuy nhiên, mức độ đau mà bạn cảm nhận được và cách bạn phản ứng với nó lại là hệ quả. hình thái: Đau nhói, đau buốt, đau như dao đâm, đau rát, đau nhức, đau như kiến đốt, đau quặn, đau âm ỉ, đau nhức nhối. Đau cũng thay đổi từ nhẹ tới nặng. Đau nặng thu hút sự chú ý của bạn nhanh. là đau nhói, đau điếng, đau rát, đau âm ỉ hoặc dữ dội. Cơn đau có thể liên tục hoặc thành cơn, như đau nửa đầu xảy ra không báo trước. Tuy nhiên, không như đau cấp tính, với đau mạn tính bạn