LỜI MỞ ĐẦU DNNN là tế bào kinh tế của một quốc gia, hoạt động kinh doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong khuôn khổ quy định của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật.Nhiệ
Trang 1Tiểu luận
Thực trạng huy động và
sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước
hiện nay
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU DNNN là tế bào kinh tế của một quốc gia, hoạt động kinh doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong khuôn khổ quy định của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật.Nhiệm vụ chính cảu doanh nghiệp nhà nước là thực hiện có hiệu quả các hoạt động về kinh tế xã hội và không ngừng phát triển theo quy luật, phát triển kinh tế có định hướng của chính trị xã hội, của nhà nước, trên cơ sở vật chất nguồn vốn nhà nước
Dưới thời bao cấp DNNN hoạt động hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh sản xuất kinh doanh, theo kế hoạch tập trung Việc sử dụng nguồn vốn và nguồn lực thiết bị đều được nhà nước bao cấp
Chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế phát triển và sự ạnh tranh ngày càng gay gắt đã tạo sự tác động ngược lại đối với doanh nghiệp nhà nước làm không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Sự bao cấp của nhà nưcớ không còn, việc chuyển đổi cơ cấu nhà nước sang hình thức kinh doanh và tự phát triển cạnh tranh đã làm cho không ít nhà nước tự mình nhìn lại mình Lịch sử và thực trạng là những vấn đề bức xúc cần sớm giải quyết đối với DNNN
Qua bài tập lớn này chúng tôi đề cập nhiều đến hoạt động huy động và sử dụng vốn của DNNN Tuy đã ccó nhiều cố gắng nhưng do phương pháp luận còn hạn chế, kiến thức hiểu biết chưa sâu nên bài tập còn nhiều thiếu sót mong sự góp ý của thày cùng các bạn
Trang 3NỘI DUNG
Phần I: Lý luận chung
I Đầu tư
1 Khái niệm về đầu tư :
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, trên các góc độ khác nhau: Đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại
để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai
Trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận
về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
Đầu tư trong doanh nghiệp là hoạt động chỉ định vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng tài sản cho doanh nghiệp tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong đơn vị
2 Vai trò của hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp
Đầu tư giữ vai trò quyết định để nghiên cứu chất lượng, sản phẩm, dich vụ của doanh nghiệp
Đầu tư là cơ sở để đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ kĩ thuật
Đầu tư tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá thành tăng lợi nhuận
II Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
1 Khái niệm:
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho
đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
2 Vai trò của nguồn vốn đầu tư
Khi muốn tiến hành bất kì một hoạt động đầu tư nào, yếu tố đầu tiên và quan
trọng nhất là nguồn vốn để đầu tư, làm sao để có thể huy động được nguồn vốn đó? Như vậy có thể nói nguồn vốn đầu tư là một trong những yếu tố chính quyết định sự
ra đời tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
Sở dĩ có thể nói vậy vì khi một doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thì đều phải xây dựng cơ sở vật chất cho mình như xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kì của các
cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo ra
Đối với các cơ sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất – kĩ thuật đã hư hỏng, hao mòn Để duy trì được hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới những cơ sở vật chất –
kĩ thuật đó
Doanh nghiệp không những phải duy trì sản xuất mà còn phải đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu
Trang 4dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ lạc hậu, lỗi thời
Muốn làm được những việc này cần phải có nguồn vốn đầu tư
3 Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất thì nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, môt điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù cho
có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên.”
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu vực của nền kinh tế xã hội, về các vấn đề liên qua trực tiếp đến tích luỹ, K Mark
đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm ( c + v + m ) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần giá trị mới sáng tạo ra Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo:
(v + m)I > cII Hay nói cách khác:
(c + v + m)I > cII + cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để là tăng quy mô
tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo
Đối với khu vực II yêu cầu phải đảm bảo:
(c+ v + m)II < ( v + m )I + ( v+m)II
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II Chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng
ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng:
Tức là:
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy:
Trang 5Đầu tư = Tiết kiệm (I) (S)
Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ xảy ra trong điều kiện nền kinh tế đóng Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ Trong nền kinh tế mở, đẳng thức này không phải lúc nào cũng đúng Chẳng hạn phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại một nước, khi đó vốn có thể chuyến sang nước khác để thực hiện đầu tư Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài Trong trường hợp này mức chênh lệch giữa tiết kiệm
và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai
CA = S – I Trong đó CA là tài khoản vãng lai
Như vậy trong điều kiện nền kinh tế mở nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ của nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn từ đầu tư nước ngoài Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ của nền kinh tế có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu của đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế
III Nguồn vốn của doanh nghiệp
1 Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
a Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp gọi là vốn góp ban đầu
Đối với DNNN, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước
Đối với các doanh nghiệp khác, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có
số một số vốn góp ban đầu cần thiết để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp
b Thặng dư vốn
Trong quá trình đầu tư doanh nghiệp không sử dụng hết số vốn đã huy động nên đem số vốn thừa đó để cho các tổ chức khác vay lại gọi là thặng dư vốn
Vị trí : Giảm chi phí vốn vay khi không sử dụng hết lượng vốn đi vay
c Thu nhập giữ lại
Khái niệm: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì một phần lợi nhuận không chia sẽ trở thành nguồn vốn tích lũy được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vị trí: Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảm được chi phí
và sự phụ thuộc vào bên ngoài Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu
tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng
d Vốn khấu hao
Khái niệm: Vốn khấu hao là nguồn vốn được trích lại từ lợi nhuận của doanh nghiệp để sửa chữa lớn hoặc thay mới những cơ sở vật chất – kĩ thuật hư hỏng, hao mòn sau một thời gian hoạt động
Trang 6Vị trí : Để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động bình thường trong một thời gian dài
Cổ phiếu ưu tiên: Thường chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành Cổ phiếu ưu tiên thường có đặc điểm là có cổ tức cố định Người chủ cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Nếu số lãi chỉ đủ trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của
kì đó Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệ công ty
c Những ưu nhược điểm của doanh nghiệp khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
Ưu điểm: Có thể huy động một lượng vốn lớn để phát triển doanh nghiệp
Nhược điểm: Có nguy cơ bị thôn tính công ty Cần phải tính đến tỉ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát của công ty
3 Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu
a Khái niệm:
Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn bao gồm: trái phiếu chính phủ, và trái phiếu công ty Trái phiếu còn gọi là trái khoán
b Các loại trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại này thường được sử dụng phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kì hạn của nó Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được qui định rõ Mức độ hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào:
Lãi suất của trái phiếu
Kỳ hạn của trái phiếu
Uy tín của doanh nghiệp
Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Là trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một nguồn lãi suất quan trọng khác
Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó Doanh nghiệp phải quy định rõ thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu
Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao
4 Tín dụng ngân hàng
Trang 74.1 Đặc điểm
Vốn tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.Nhưng để vay được vốn từ ngân hàng doanh nghiệp cần phải có điều kiện nhất định
Điều kiện tín dụng: các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốn luôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông qua một hệ thống bảo đảm tín dụng Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh gía các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn Doanh nghiệp phải cung cấp những báo cáo tài chính và những thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng
Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phaỉ có bảo đảm tín dụng phổ biến nhất là tài sản thế chấp.Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng các điều kiện vay kể cả thủ tục pháp lý về giấy tờ …
Sự kiểm soát của ngân hàng cho vay: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình
sử dụng vốn vay.Tuy sự kiểm soát của ngân hàng không gây ra vấn đề lớn nhưng doanh nghiệp vẫn có cảm giác bị kiểm soát
Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn Lãi suất vốn tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ.Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp
4.2 Các hình thức cho vay
Về mặt thời gian có thể phân thành :
Vay dài hạn: thường là từ 5 năm trở lên
Vay trung hạn : từ 1 đến 5 năm
Vay ngắn hạn: dưới 1 năm
Tuỳ theo hình thức sử dụng mà ngân hàng có các hình thức cho vay khác nhau: Vay đầu tư tài sản cố định, vay vốn lưu động, vay để phục vụ dự án
Cũng có những hình thức cho vay khác như: vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc vay theo hình thức bảo đảm các khoản vay
4.3 Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Vốn tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp.Trên thực tế các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất đều có sự trợ giúp của hoạt động ngân hàng
Có thể nói rằng : Không một công ty nào có thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân hàng nếu công ty đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường.Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu
5 Tín dụng Thương mại
Trang 8Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn hình thành tự nhiên trong quan hệ mua bán trả chậm trả góp Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà đối với toàn bộ nền kinh tế
Trong một số công ty nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% trên tổng số nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền
Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất các khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ Khi mua bán hang hoá trả chậm chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc vào quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng hoá và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh hơn; Do đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp
IV Các hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
DN muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.DN muốn cạnh tranh thì sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải bắt kịp với nhu cầu của thị trường Muốn như vậy thì DN phải luôn tiến hành đổi mới dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, mở rộng qui mô sản xuất
và nâng cao năng suất lao động….Đấy chính là các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Các hoạt động đầu tư của DN bao gồm:
1 Đầu tư xây dựng cơ bản: bao gồm các hoạt động xây lắp, mua sắm máy móc và
thiết bị Đây là hoạt động đầu tư quan trọng trong DN,là hoạt động tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN Trong DN vốn chi cho hoạt động này chiếm một tỷ trọng rất lớn Thường chiếm trên 50% vốn bỏ ra ban đầu của DN
2 Đầu tư bổ sung hàng dự trữ: để cho DN luôn trong thế chủ động đáp ứng được
nhu cầu thị trường và hoạt động một cách hiệu quả nhiều DN tỷ trọng vốn đầu tư cho mua sắm hang dự trữ là lớn
3 Đầu tư nghiên cứu triển khái (R&D) công nghệ khoa học - kỹ thuật nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chiến lược hoạt động của doanh nghiệp vì KH-CN càng ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh chon Nếu DN không đầu tư cho hoạt động này thì sẽ bị tụt hậu
và không thể cạnh tranh được trên thị trường
4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực(NNL): NNL là yếu tố quan trọng trong hàm
sản xuất của doanh nghiệp Một DN có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ có nhiều tiềm năng để đưa DN đi lên và luôn phát triển
5.Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm:
Quảng cáo không thể thiếu trong kinh doanh Quảng cáo, tiếp thị giúp cho sản phẩm
và dịch vụ của DN có thể đến với khách hang Hiện nay, trong các DN thì hoạt động quảng cáo và tiếp thị diến ra liên tục và hoạt động này sử dụng một lượng vốn chiếm tới 5% trong vốn chi cho hoạt động trong DN
6.Các hoạt động đẩu tư khác
Trang 9Đầu tư bất động sản; đầu tư tài chính; Đầu tư tín dụng chứng khoán….các hoạt
động này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ cho DN nhưng nó mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho DN
Khi tiến hành cáchoạt động đầu tư thì DN sẽ tiến hành đầu tư theo chiều sâu hoặc đầu tư theo chiều rộng
Đầu tư theo chiều rộng: là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo, mở rộng cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng với kỹ thuật công nghệ như cũ
Đầu tư theo chiều sâu : là hình thức đầu tư trên cơ sở nâng cấp đồng bộ hoá
, hiện đại hoá, cơ sở vật chất hiện có Là việc đầu tư mới nhưng với công nghệ kỹ thuật hiện đại mức thiết bị tiên tiến của nghành, địa phương
Phần II Thực trạng huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay
I Thực trạng huy động vốn trong các DNNN hiện nay
1 Thực trạng cổ phần hoá
Các DNNN ở nước ta do yếu lịch sử đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như tuyệt đối trong mọi lĩnh vực nhưng lại hoạt động kém hiệu quả Quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản DNNN
Sắp xếp chuyển đổi sở hữu DNNN mà trọng tâm là cổ phần hoá DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế Đổi mới, sắp xếp và phát triển DNNN
là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta Chủ trương này đã được triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua
Qua CPH, DNNN đã chuyển thành DN có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của DN được nâng lên
Mặc dù có những thăng trầm, nhưng công cuộc sắp xếp lại DNNN ở nước ta đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận Việc sắp xếp DNNN được thực hiện bằng các giải pháp: sáp nhập, hợp nhất, CPH, giao, khoán, bán cho thuê DN, tổ chức lại các tổng công ty và thành lập các tập đoàn kinh tế Trong tất cả các giải pháp đó, CPH được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để cơ cấu lại DNNN Sau 15 năm kể
từ khi thực hiện đổi mới chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở CPH DNNN và bộ phận DNNN Đến hết tháng 8-2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hoá 3.060 doanh nghiệp Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp được 3.389 doanh nghiệp (bằng 68% số DNNN có vào đầu năm 2001) Hình thức sắp xếp phổ biến nhất là cổ phần hoá
Hình thức CPH phổ biến nhất là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, kết hợp phát hành thêm cổ phần (hình thức này chiếm 43,4%), tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (hình thức này chiếm 26%), còn lại
là bán toàn bộ vốn (hình thức này chiếm 15,5%), giữ nguyên vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 15,1%)
Hiệu quả CPH: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá (DN CPH) tăng mạnh: Tính
đến 30/6/2006, cả nước đã cổ phần hoá được 3.365 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế cổ phần hoá theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hoá
Trang 10Thông qua cổ phần hoá đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh
DN CPH có quy mô vốn lớn hơn trước đây: Trong số 967 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá trong năm 2005 thì có tới 310 đơn vị có số vốn trên 10
tỷ đồng (chiếm 32%), trong đó có gần 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng Nếu như trước năm 2005 vốn nhà nước trong 2.307 đơn vị cổ phần hoá chỉ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì chỉ riêng năm 2005 vốn nhà nước trong 967 đơn vị cổ phần hoá đã đạt 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước
Theo điều tra cho thấy, sau CPH vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 24 tỷ $ (2001) lên 63,6 tỷ $ (2004), có tới 92,5% số doanh nghiệp được điều tra cho rằng có lãi, LNTT tăng 149,8%, LNST tăng bình quân 182,3%, mức nộp NSNN bình quân tăng 26,53%, NSLĐ tăng trung bình 63,9%, TN bình quân của người lao động tăng 35,4% so với trước CPH, lao động tăng do mở rộng sản xuất, cổ tức cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng
Năm 2004, theo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương đối với trên 500 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc cổ phần hoá và đa dạng hoá quan hệ sở hữu trên một năm cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực: vốn điều lệ tăng từ 50 đến 100%; doanh thu tăng 60%; lợi nhuận trước thuế tăng 130%, nộp ngân sách tăng 45%; thu nhập người lao động tăng 63%
CPH tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu đổi mới còn chậm vốn nhà nước trong các DNNN đã CPH còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều, thời gian CPH dài
Nhìn chung các doanh nghiệp được cổ phần hoá đến nay vẫn còn nhỏ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý; chưa thật sự đổi mới trong quản lý nội bộ doanh nghiệp, chưa phân biệt và có nhận thức rõ về vai trò người đại diện sở hữu phần vốn nhà nước và người trực tiếp sở hữu doanh nghiệp cổ phần tình trạng các cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu không đúng thủ tục luật pháp còn nhiều và có hiện tượng mua gom cổ phiếu… DNNN chiếm tỷ trọng ít về số lượng nhưng lại nắm một phần rất lớn về vốn lượng vốn nằm trong các DNNN lên tới 270 ngàn tỷ đồng nhưng không được sử dụng
có hiệu quả, sự thất thoát vốn không phải là nhỏ Ngoài ra DNNN còn sử dụng tới 80% vốn tín dụng của ngân hàng quốc doanh nhiều DNNN đã lợi dụng lợi thế vị thế
70-“chủ đạo” của mình biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp gây ra những xáo động không nhỏ trong nền kinh tế trong số hơn 3000 DN và bộ phận DN
đã cổ phần hoá thì chỉ có 30% nhà nước không giữ một đồng vốn nào, nhà nước giữ
cổ phần chi phối trên 51% tại 29% DN Thí dụ Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn nắm tới 65% vốn của nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, 75% vốn của nhà máy thuỷ điện Thác Bà và nhiệt điện Phả Lại Với tỷ lệ cao như vậy các cổ đông bên ngoài hầu như không có quyền hạn gì Điều này cho thấy, mặc dù đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà nước còn nắm tại các cty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng Nếu thời kỳ đầu (1992-1998) tỷ lệ cổ phần mà nhà nước nắm trong các cty cổ phần là 28% thì đến thời kỳ 2001-2004, tỷ lệ này lên tới 49,8% và hiện nay bình quân là 46,5% Đây
Trang 11chính là điều hạn chế sự tham gia tiến trình cổ phần hoá của các nhà đầu tư chiến lược
Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá họ vẫn sử dụng gần như toàn bộ bộ máy quản lý cũ Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì sau khi cổ phần hoá, 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ; khoảng 78% chức vụ phó giám đốc; kế toán trưởng không có sự thay đổi và không có doanh nghiệp nào sau cổ phần hoá sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành Điều này làm giảm sức sáng tạo, tư duy kinh tế, trình độ và cung cách điều hành DN ít có sự thay đổi sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Theo quy định hiện nay, toàn bộ tiền thu về cổ phần hoá sau khi trừ các khoản chi phí cổ phần hoá; chi cho người lao động thôi việc, mất việc, đào tạo lại theo phương
án cổ phần hoá được duyệt được chuyển về tổng công ty (cổ phần hoá đơn vị thành viên tổng công ty), công ty mẹ (cổ phần hoá bộ phận doanh nghiệp) hoặc về Quỹ sắp xếp cổ phần hoá Bộ Tài chính (cổ phần hoá các đơn vị độc lập thuộc bộ, ngành, địa phương) Quy định này có hạn chế là trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn, toàn bộ khoản chênh lệch do bán đấu giá cổ phần đều phải nộp cho Nhà nước hoặc cho tổng công ty, công ty mẹ mà không được để lại cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất nên thực tế nhiều DNCPH chỉ chú trọng hình thức bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp
2 Thực trạng huy động vốn từ tín dụng ngân hàng
Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, việc đổi mới cơ chế tín dụng phù hợp với
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được tiến hành đồng thời với quá trình sắp xếp đổi mới DNNN đã và đang có những tác động tích cực, nhưng cũng phát sinh những khó khăn vướng mắc và rủi ro tín dụng ở nhiều DN thuộc các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh quản lý
Mặt tích cực: DNNN được phân cấp mạnh hơn trong quyết định đầu tư, quản lý tài chính, đấu thầu, thực hiện tiết kiệm chi phí, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh Điều này tạo điều kiện cho các NHTM rút ngắn khả năng tiếp cận, thẩm định nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng trả nợ để xử lý và phân loại và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng
Hạn chế: Tỷ trọng dư nợ vau có đảm bảo đã được nâng lên nhưng tỷ lệ lớn các tài sản thế chấp của DNNN không đảm bảo điều kiện đăng ký giao dịch do giấy tờ không đủ, chưa chuẩn mực, giá trị tài sản thế chấp còn đánh giá chưa sát thị trường Việc giám sát mục đích sử dụng và hiệu quả vốn vay đối với các khoản vay của DN còn khó khăn, nhiều lúc bị động theo khách hàng
Các Ngân hàng thương mại mặc dù vẫn rất tích cực trong hỗ trợ vốn cho hệ thống các DNNN nhưng nghi ngại tính khả thi, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn vốn của DNNN và bởi một số các lý do khác sau:
Việc tài trợ cho các DNNN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi vốn để
tái đầu tư Nợ xấu, nợ quá hạn lớn phần nhiều cũng nảy sinh từ hoạt động tài trợ cho các DN này, dẫn đến khả năng sinh lời của các NHTM thấp do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn theo quy định hiện hành
Trang 12Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp ngành
xây lắp chưa được giải quyết thoả đáng Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng trong khi các NHTM lại chưa nhận được sự hỗ trợ để thu hồi nợ vay từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Phát mại tài sản bảo đảm hiện nay là trở ngại lớn cho các NHTM (đặc biệt là tài sản
của các doanh nghiệp Nhà nước) vì đa phần các tài sản chưa đủ cơ sở pháp lý để thế chấp, cầm cố Vì vậy, khi xử lý tài sản đảm bảo Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm sút giá trị của tài sản
Xử lý tranh chấp liên quan đến nợ vay giữa Ngân hàng và doanh nghiệp nhiều khi
còn chưa công bằng, quyền lợi của Ngân hàng chưa được bảo đảm khi doanh nghiệp
có nguy cơ mất khả năng thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc
lộ nhiều hạn chế, yếu kém Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng
tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn , bộ máy quản lý cồng kềnh, trình độ quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài
chính không cao Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh
toán Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho
vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi
ro tiềm ẩn cho ngân hàng Một số trường hợp khách hàng có tài sản là bất động sản
có giá trị khá lớn nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thường không đầy đủ Ngân hàng
muốn lấy tài sản này làm đảm bảo cho khoản vay nhưng lại không thực hiện được
việc ký hợp đồng thế chấp và không đăng ký được giao dịch bảo đảm
Theo hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước: "Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhất Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp nhà nước vay nợ nhiều, khả năng tự chủ tài chính thấp, khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao" Tất cả những điều đó đã dẫn đến rủi ro đối với nguồn vốn tín dụng cao và kết quả là nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bị mất niềm tin đối với ngân hàng và các ngân hàng tuy không "ngoảnh mặt" lại với doanh nghiệp nhà nước nhưng họ rất thận trọng khi tài trợ mới hoặc tiếp tục tài trợ
Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng Để bảo đảm kế hoạch đầu tư, các tổng công ty hầu như phải đi vay là chính, vốn tự cho các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mặc dù thắt chặt tín dụng không có nghĩa là phân biệt đối xử.có chỉ đạt 2- 3% tổng mức đầu tư, áp lực trả nợ rất căng thẳng
Song, chính các công ty cổ phần (CTCP) lại là những doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp gặp khó khăn nhất về vốn, bởi vì những quy định thắt chặt
Trang 13trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều lãnh đạo các cấp còn băn khoăn, chưa chỉ đạo quyết liệt, người lao động
lo lắng, bất an… gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch CPH từ đầu năm đến nay Công ty cơ khí và xây lắp Thái Bình (COMA 16) là doanh nghiệp không nằm trong danh sách các đơn vị của COMA trong Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Bộ Xây dựng Song vì mục tiêu đẩy nhanh hơn nữa việc CPH doanh nghiệp, COMA 16 trở thành 1 trong 3 công ty được tổng công ty trình Bộ phê duyệt CPH trong năm 2004 COMA 16 đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực tổ chức thực hiện các quy định của Bộ, quyết tâm đến tháng 10/2004 sẽ hoàn thành xong các bước chuyển sang công ty cổ phần
Sẽ không có gì khó khăn bởi đây là doanh nghiệp cơ khí làm ăn đang có hiệu quả,
là một điển hình của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình trong hoạt động vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn Nhưng ngay từ khi vừa nhận được quyết định CPH, cán
bộ của ngân hàng đã đến tận công ty thông báo: ngân hàng cấp trên đã có "chỉ đạo" sẽ thực hiện hạn chế tối đa các hợp đồng vay vốn, tích cực thu hồi nợ cho đến khi công
ty thực hiện CPH xong để chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thay vì theo Luật doanh nghiệp nhà nước trước đây Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty
Hiện nay, công ty đang thực hiện khối lượng lớn chế tạo cột điện cho đường dây tải điện 500 KV đoạn Đà Nẵng - Thường Tín và Việt Trì - Sơn La, chế tạo thiết bị cho
dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh nhưng chỉ ứng được 7 - 8% giá trị hợp đồng, nên nhu cầu vốn vay lưu động để duy trì sản xuất thường xuyên cần từ 5 - 6 tỷ đồng Theo sổ sách kế toán, công ty đang quản lý tài sản trị giá 7 tỷ đồng, có khả năng vay tới 10 tỷ đồng
Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc công ty lo ngại: "Sau khi xác định lại để CPH, giá trị doanh nghiệp chỉ còn khoảng 3- 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả giá trị thiết bị, nhưng
đa số các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị thế chấp lớn nhất là quyền sử dụng đất Như vậy, khả năng được vay 3 tỷ đồng cũng là khó"
Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị tài sản đơn vị có Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền"
Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng Bởi lẽ trước đây chỉ cần bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo lãnh của tổng công ty (bằng văn bản bảo lãnh hoặc hợp đồng cam kết bảo lãnh) đối với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và các khoản lãi công ty đã vay và sẽ vay; doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay
Đây là một trong những thực trạng mà DN sau CPH gặp phải trong việc huy động vốn
3 Huy động vốn qua cổ phiếu
Trang 14Công tác CPH DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này có tác tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam
CPH đã được triển khai rộng rãi đã trực tiếp làm tăng hàng hoá cho TTCK: theo số liệu của cục Tài chính DN, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã CPH được trên
3000 DN và bộ phận DNNN Đặc biệt đã từng bước tiến hành CPH một số DN có giá trị hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam (giá trị DN 2.500 tỷ đồng), nhà máy thuỷ điện Sông Hinh- Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TPHCM 1.311 tỷ đồng… CPH rộng khắp là nguồn hàng hoá quan trọng làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị trường chứng khoán
CPH đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi cho đầu tư qua thị trường chứng khoán với 2.242 DNNN được CPH năm 2004, 12.411 tỷ đồng cổ phiếu đã được bán, nhà nước nhờ đó đã có 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn nhà nước đã CPH) để tái đầu tư phát triển kinh tế
Mặt khác quy mô vốn điều lệ của DN sau CPH tăng bình quân 44% đã cho thấy CPH đã thực sự mở ra một cánh cửa để các DNNN tiếp cận với một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển Tính đến hết tháng 1/2006 trung tâm GDCK Hà Nội đã đấu giá 28 phiên lớn cho các DNNN CPH hoặc các DNNN đã CPH bán bớt phần vốn nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp với TTDGCK TP HCM) Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá
Bán đấu giá cổ phần đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các DNNN thông qua TTCK Từ tháng 7/2003 đến nay, đã có khoảng 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bán đấu giá cổ phần tại Việt Nam để các chuyển sang hình thức công ty cổ phần Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường này đang càng ngày càng sôi động
Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt hiện là những đơn vị hàng đầu trong việc nhận làm đại lý bán cổ phần cho các công ty chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần Ngoài ra, nhiều công ty cổ phần cũng tự thành lập hội đồng bán đấu giá và tự tổ chức bán đấu giá Theo Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ tháng 7/2003 đến nay, Công ty này đã nhận bán đấu giá cho 5 khách hàng là Gamex, Vifon, Vinamilk, Badaco, TIE Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này rất khả quan
Ngày 24/2/2004, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TIE-Tp.HCM đã thông báo bán đấu giá cổ phần lần đầu để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần Công ty này đã đưa mức giá khởi điểm để đấu giá lên 115.000 đồng, được coi là mức khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trong số các công ty bán đấu giá cổ phần
Công ty Vinamilk, khi bán đấu giá chỉ chào giá khởi điểm là 105.000 đồng một cổ phần, nhưng cho đến khi vào phiên đấu giá, người mua cao nhất đã trả giá 181.000 đồng Sau khi bán đấu giá, trị giá tiền thu về của Vinamilk từ 72 tỷ đã tăng thêm 42 tỷ đồng nữa
Những tồn tại của quá trình CPH làm cản trở đến việc niêm yết/đăng ký trên thị trường chứng khoán Tiến độ CPH chậm kết quả thực hiện CPH mới đạt khoảng 80%, trong đó nhiều bộ ngành, địa phương đạt dưới 50% Thời gian để CPH một DN
Trang 15trung bình mất 437 ngày, nhiều nơi là vài năm trong khi theo quy định chỉ là 9 tháng Theo kế hoạch, cho tới cuối năm 2007, còn 1700 DN cần CPH, bằng gần 70% số đã thực hiện của cả giai đoạn 2000- 2005, đay thực sự là một bài toán cho các Bộ, ngành, và lời giải của bài toán này cũng chính là chìa khoá cho việc gia tăng hàng hoá trên thị trường chứng khoán
Nhiều DN CPH khó có thể trở thành công ty đại chúng Phần lớn DN được CPH
là DN nhỏ (có đến 40% DN được CPH có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng) không những thế, tuy được CPH song phần vốn nắm giữ của nhà nước tại các DN này vẫn rất lớn
Kể cả với DN đang niêm yết trên TTGDCK TP HCM, tỷ lệ phần vốn nhà nước vẫn chiếm trung bình khoảng 30% Mặt khác, có tới 38,4% số DN CPH không bán cổ phần ra bên ngoài Cổ phần ít được chào bán ra bên ngoài là một cản trở để DN đến với TTCK
4 Thực trạng huy động từ trái phiếu
Nhiều người vẫn cho rằng, một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp Điều này hiện không còn phù hợp nữa mà còn có thể nói là lạc hậu Theo một
số chuyên viên tài chính thì tỷ lệ nợ cao chưa hẳn là xấu mà còn thể hiện khả năng chiếm dụng vốn và nhất là uy tín của doanh nghiệp Doanh nghiệp có vị thế càng cao càng dễ huy động Việc phát hành trái phiếu ra công chúng cũng góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và nâng cao vị thế của chính doanh nghiệp PHTP
Những thuận lợi
Tổng khối luợng vốn huy động góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vốn; các đơn
vị đã chủ động trong việc quyết định số lưọng, thời hạn phát hành và thời điểm phát hành; thủ tục nhanh gọn hơn so với vay ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện và hạn chế khả năng cho vay; chi phí phát hành từ trái phiếu, cổ phiếu thấp hơn chi phí
đi vay ngân hàng hay vay ECA Các Dn có thể đưa ra những kế hoạch giải ngân, hay chủ động hơn trong phòng ngừa rủi ro vỡ nợ Đó là những lợi cích mà khi PHTP mang lại cho DN
Ta có thể lấy EVN là ví dụ: chi phí đợt phát hành EVNBOND0406 là 9,9%/năm lãi suất traí phiếu 9,6%/năm và chi phí phát hành là 0,3%/năm trong khi mức cho vay của các NHTMQD đối với dự án trung và dài hạn của EVN là 11,52% tiết kiệm hàng năm là 1,62%
Trong tính toán lãi suất trái phiếu, việc sử dụng lãi suất của các ngân hàng quốc doanh làm tham chiếu vẫn đảm bảo cạnh tranh về giá và hấp dẫn nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu EVNBOND 0406 là 9,6%/ năm bằng với mức lãi huy động cao nhất của khối ngân hàng là 9,6%/ năm do Sacombank công bố và cao hơn mức bình quân của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 9,13%/năm
EVN chủ động phòng ngừa rủi ro vỡ nợ cho phát hành bằng các kế hoạch sử dụng và trả nợ cụ thể Dự án phát hành trái phiếu đưa ra kế hoạch giải ngân chi tiết phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, tránh tình trạng thưa thiếu vốn do thiếu cân đối chi tiết
Kế hoạch trả nợ được cân đối giữa nguyên tác tận dụng tối đa các gnuồn vốn tự
do của EVN, hạn chế sử dụng các nguồn vay khác để trả nợ
Hạn chế vẫn còn gặp phải của DN khi phát hành trái phiếu:
a/ Khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn còn chưa cao