Heinroth xem yếu tố tâm lý là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khi bàn về bệnh tâm thể đã gây nhiều tranh cãi.. Ngô Tích Linh, giảng viên bộ môn Tâm thần ĐH Y dược TP.HCM, cho biết bệnh t
Trang 1Bệnh tâm thể
Quá tải trong công việc, tinh thần suy sụp vì gặp
chuyện buồn… đều có thể là nguyên nhân gây ra
nhiều bệnh Với đời sống ngày càng "căng như dây
đàn", bệnh tâm thể ngày càng
phổ biến hơn
Khái niệm bệnh tâm thể
Trang 2(psychosomatique) xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XIX,
được đề cập đến lần đầu tiên bởi bác sĩ (BS.) tâm thần
người Đức Heinroth (1773-1843) Với quan niệm thời bấy
giờ, mọi bệnh tật của cơ thể đều do các cơ quan bộ phận
của cơ thể bị trục trặc, việc BS Heinroth xem yếu tố tâm
lý là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khi bàn về bệnh
tâm thể đã gây nhiều tranh cãi Những tiến bộ của y học
đã chứng minh được quan điểm của BS Heinroth là chính
xác: tinh thần lao đao có thể làm cơ thể khốn đốn vì bệnh
tật
Trang 3Nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh
TS-BS Ngô Tích Linh, giảng viên bộ môn Tâm thần ĐH Y
dược TP.HCM, cho biết bệnh tâm thể có yếu tố tâm lý góp
phần vào việc phát sinh, làm nặng hoặc kéo dài các bệnh
lý thực thể Bệnh tâm thể là minh họa rõ ràng nhất mối
liên hệ giữa hệ thần kinh và hệ miễn dịch
Khi tinh thần buồn rầu, suy sụp, cơ thể sản xuất ra
hormone corticoid làm giảm sức đề kháng của hệ miễn
dịch Nếu những tác động tâm lý chỉ ngắn hạn, cơ thể sẽ
tự khắc phục những bất ổn Ngược lại, nếu là những cú
Trang 4sốc tâm lý nặng nề, kéo dài, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và là
cơ hội ngàn vàng cho bệnh tật xâm nhập
Có rất nhiều bệnh lý phát sinh hoặc trở nên trầm trọng
hơn do rối loạn tâm thể: hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá
tràng, viêm đại tràng kích thích…; hệ tuần hoàn: cao huyết
áp, nhồi máu cơ tim…; hệ nội tiết: cường giáp trạng, tiểu
đường…; da liễu: chàm sơ sinh, vẩy nến, lupus ban đỏ…;
một số bệnh khác: đau nửa đầu, viêm khớp dạng thấp,
hen suyễn…
Trang 5Ngoài ra, những bất ổn về tâm lý cũng gián tiếp là nguyên
nhân gây bệnh khi bệnh nhân ăn ngủ thất thường, lạm
dụng bia rượu, thuốc lá để giải sầu
Đừng ngại đến khám tại khoa Tâm
thần
Một dạng rối
loạn tâm lý -
thực thể khác
Cũng do nguyên
Trang 6nhân tâm lý
nhưng khác với
bệnh tâm thể, rối
loạn dạng cơ thể
thường không
gây nên bệnh
thật sự (xét
nghiệm thường
cho kết quả âm
tính) hoặc bệnh
Trang 7Bệnh tâm thể phải được điều trị song
song để có thể dứt hẳn: điều trị về tâm
lý tại khoa Tâm thần và điều trị các
bệnh thực thể với BS chuyên khoa
(Nội tiết, Da liễu…) Yếu tố sinh học
phải được liên hệ chặt chẽ với yếu tố tâm lý xã hội
Nguyên nhân chính gây cản trở cho quá trình điều trị là
việc các BS tổng quát, chuyên khoa không nhận ra
nguyên nhân gây bệnh là yếu tố tâm lý để hướng dẫn
bệnh nhân đến khám thêm tại khoa tâm thần
rất nhẹ so với
những triệu
chứng biểu hiện
ra bên ngoài
Trang 8Theo BS Ngô Tích Linh, hiện nay việc khám chữa bệnh
tại VN phần lớn chưa theo mô hình "bệnh nhân là trung
tâm", không ân cần đặt câu hỏi để bệnh nhân có cơ hội
giãi bày cặn kẽ nên rất khó để nhận ra những rối loạn tâm
thể Mặt khác, nhiều bệnh nhân khi nghe đến khoa Tâm
thần sẽ sinh tâm lý ngại ngùng vì quan niệm xưa nay cho
rằng khoa này chỉ dành cho những người… bất bình
thường
Nếu bạn bị những bệnh kể trên và trước đó từng gặp
chấn động về tinh thần hoặc thường xuyên bị căng thẳng,
Trang 9bạn nên đến khám tại các BS chuyên khoa Tâm thần
Riêng tại TP.HCM, để được tư vấn về bệnh tâm thể, bạn
có thể tìm đến Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, khoa Lão -
Tâm thần Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện ĐH Y
dược TP.HCM…
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tâm thể bằng cách:
* Cố gắng nhìn vấn đề ở góc độ tích cực để luôn lạc quan
* Không nên giữ tâm sự trong lòng Cố gắng thể hiện ý
Trang 10kiến, quan điểm và thường xuyên trò chuyện với những
* Tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để giải trí,
giảm căng thẳng, đồng thời có cơ hội giao lưu với mọi
người