Bụi gây mù mắt Đang có cuộc sống yên lành, bỗng đến một ngày bác sĩ thông báo mắt bạn không thể nhìn thấy được nữa do sẹo mắt hoặc phải mang mắt giả chỉ vì do bất cẩn để mắt chấn thương, nhiễm trùng do… bụi. Phải làm sao? Nguy cơ mang mắt giả vì bụi! Trên đường chạy xe máy từ cơ quan về nhà, anh N.V.M. 42 tuổi bị bụi đường văng vào mắt. Thấy cộm xốn, anh dụi mắt nhiều lần rồi ghé tiệm thuốc Tây gần nhà mua một chai thuốc nhỏ mắt không rõ loại. Do công việc bận rộn nên anh không đến khám chuyên khoa Mắt mà vẫn tiếp tục dùng thuốc đã mua. Hôm sau mắt vẫn cộm xốn; đến buổi chiều tối thì mắt đau nhức, đỏ nhiều hơn và đốm trắng trên giác mạc lan rộng. Khi đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Mắt, bác sĩ cho biết anh bị dị vật giác mạc gây viêm loét giác mạc do nấm sợi có vách ngăn và trực khuẩn mủ xanh. Sau khi khám mắt và xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa Mắt cho hay giác mạc của anh N.V.M. bị hoại tử rộng, thị lực không còn nhìn thấy gì ngoại trừ ánh sáng của đèn pin. Bác sĩ Trần Kế Tổ - Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, đây là một biến chứng thường gặp khi giác mạc bị chấn thương do bụi, dị vật mà không được lấy ra đúng phương pháp hoặc do dùng thuốc nhỏ mắt không phù hợp. Những bệnh nhân rơi vào trường hợp này đều phải nhập viện để điều trị. Nếu nhập viện trễ hoặc điều trị không phù hợp thì giác mạc bệnh nhân sẽ dễ bị hoại tử rộng, lúc đó, việc điều trị sẽ phức tạp hơn và khả năng bỏ mắt, mang mắt giả là rất lớn. Làm sao để bảo vệ mắt? Hiện nay TPHCM có công trình xây dựng khắp nơi, do đó, chúng ta cần mang kính khi đi đường để ngăn ngừa bụi tiếp xúc với nhãn cầu mắt. Và tốt nhất là mang nón bảo hiểm có kính bao khắp khuôn mặt để ngăn bụi lọt vào. “Đối với những người làm việc có nguy cơ bị chấn thương mắt như thợ sắt, thợ mộc, thợ hồ, người làm vườn, xịt thuốc trừ sâu… phải luôn mang kính bảo vệ mắt” - Bác sĩ Trần Kế Tổ khuyến cáo. Khi bị bụi văng vào mắt, bệnh nhân không nên cố gắng dụi mắt hoặc nhờ người khác thổi vào mắt vì càng dụi, càng thổi giác mạc càng dễ trầy xước nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Đơn giản nhất có thể đẩy dị vật ra ngoài là dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắm lấy một phần da ở mí trên rồi đẩy mí mắt nhẹ nhàng xuống dưới trong khi mắt luôn nhìn xuống dưới để tránh chạm vào giác mạc. Nếu sau khi thực hiện thủ thuật này mà mắt vẫn cứ cộm xốn thì buộc bệnh nhân phải đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt ở các hiệu thuốc Tây khi không có toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa vì bệnh nhân dễ mua phải các loại thuốc có chứa corticoides như dexamethasone, prednisone… sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng trên giác mạc. “Chúng ta chỉ biết bị chấn thương khi đã bị chấn thương” nên việc phòng ngừa là yếu tố quan trọng nhất để đôi mắt luôn là cửa sổ tâm hồn. . Bụi gây mù mắt Đang có cuộc sống yên lành, bỗng đến một ngày bác sĩ thông báo mắt bạn không thể nhìn thấy được nữa do sẹo mắt hoặc phải mang mắt giả chỉ vì do bất cẩn để mắt chấn. nhiễm trùng do… bụi. Phải làm sao? Nguy cơ mang mắt giả vì bụi! Trên đường chạy xe máy từ cơ quan về nhà, anh N.V.M. 42 tuổi bị bụi đường văng vào mắt. Thấy cộm xốn, anh dụi mắt nhiều lần. bỏ mắt, mang mắt giả là rất lớn. Làm sao để bảo vệ mắt? Hiện nay TPHCM có công trình xây dựng khắp nơi, do đó, chúng ta cần mang kính khi đi đường để ngăn ngừa bụi tiếp xúc với nhãn cầu mắt.