Những bài thuốc chữa thủy đậu Thủy đậu, y học cổ truyền còn gọi là thủy hoa, là bệnh truyền nhiễm lan tràn. Thời điểm này trở đi là lúc bệnh xảy ra nhiều, trẻ em từ 1 đến 4 tuổi hay mắc phải Tr ẻ mắc thủy đậu tại Triệu chứng bệnh gồm: ban đầu có sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Vài ngày sau xuất hiện rải rác những nốt đỏ ở lưng, sau đó lan ra khắp chân tay. Theo lương y Hoài Vũ, y học cổ truyền phân thủy đậu gồm: chứng thuộc về khí (bệnh nhẹ, gặp nhiều hơn); và chứng thuộc dinh huyết. Với mỗi chứng có bài thuốc chữa khác nhau. Với chứng thuộc về khí: nốt thủy đậu mọc như hạt châu sáng bóng, chung quanh đỏ phơn phớt, màu không rõ rệt, TP.HCM - Ảnh: K.Vy mọc thưa, ngứa nhiều, sau 2 - 3 ngày lần lượt khô xẹp xuống. Bệnh nhân sốt nhẹ (hoặc không sốt), có ho, chảy nước mũi, ăn uống bình thường. Phép chữa ở trường hợp này là làm cho bài tiết khí nóng và tiêu khí thấp. Bài thuốc dùng gồm: lá dâu, ngân hoa (mỗi thứ 12g), hoa cúc 8g, cam thảo đất, bạc hà, rễ cây lau (mỗi thứ 10g), lá tre 16g, kinh giới 6g. Cho tất cả vào 750 ml (3 chén) nước, sắc còn 300 ml nước thuốc, chia làm nhiều lần uống. Mỗi lần cho uống 30 - 40 ml, cách 4 - 5 giờ cho uống 1 lần. Nếu bệnh nhi không phát nóng, mụn đậu thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu và tinh thần bình thường, có thể không cần uống thuốc, chỉ kiêng nước lạnh, gió và chăm sóc tốt. Với chứng thuộc dinh huyết: người bệnh sốt cao, khát nước, mặt đỏ, môi đỏ, miệng lưỡi chốc lở, nước tiểu đỏ, mụn thủy đậu lớn mà mọc dày, vành chân rõ rệt, chung quanh có vòng đỏ như son tươi, nặng hơn thì thâm tía, chất nước đục, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi đỏ ửng… Phép chữa trong trường hợp này chủ yếu là thanh nhiệt giải độc. Cần phải chữa theo 3 thời kỳ sau: Bài thuốc ban đầu gồm: cam thảo đất, ngân hoa (mỗi thứ 12g), bạc hà, hoa kinh giới, quả dành dành (mỗi thứ 8g), lá tre, rau dấp cá (mỗi thứ 16g). Nếu có ho thêm lá chanh 10g, lá táo 12g; nếu ăn không tiêu thêm sơn tra 8g, thần khúc 10g. Cách nấu: Cho tất cả vào 750 ml nước, nấu còn 300 ml cho uống nhiều lần, mỗi lần uống 30 - 40 ml, cách 2 - 3 giờ cho uống 1 lần. Khi những nốt thủy đậu đã mọc 3 - 4 ngày, nốt đậu đỏ hồng, dùng phép mát dinh huyết và giải độc. Dùng bài thuốc gồm: mẫu đơn bì, hoàng đằng, rễ lau (mỗi thứ 8g), cam thảo dây, ngân hoa, sinh địa, vỏ đậu xanh (mỗi thứ 12g), lá tre 16g. Cách nấu và dùng như bài trên. Khi nốt thủy đậu xẹp xuống thì dùng phép dưỡng âm, thanh hỏa và giải độc. Dùng bài thuốc gồm: vỏ đậu đen, vỏ đậu xanh, biển đậu, cát sâm, sinh địa (mỗi thứ 12g), mạch môn, hoàng tinh, cam thảo dây, lá dâu (mỗi thứ 10g). Cách dùng: thuốc này nên sắc 2 lần, lần đầu sắc theo y như hai bài trên, lần sau cho 400 ml nước vào, sắc còn 200 ml. Hòa hai lần lại, rồi cô lại còn 400 ml, cho uống như trên. . Những bài thuốc chữa thủy đậu Thủy đậu, y học cổ truyền còn gọi là thủy hoa, là bệnh truyền nhiễm lan tràn. Thời điểm này trở đi. địa, vỏ đậu xanh (mỗi thứ 12g), lá tre 16g. Cách nấu và dùng như bài trên. Khi nốt thủy đậu xẹp xuống thì dùng phép dưỡng âm, thanh hỏa và giải độc. Dùng bài thuốc gồm: vỏ đậu đen, vỏ đậu xanh,. truyền phân thủy đậu gồm: chứng thuộc về khí (bệnh nhẹ, gặp nhiều hơn); và chứng thuộc dinh huyết. Với mỗi chứng có bài thuốc chữa khác nhau. Với chứng thuộc về khí: nốt thủy đậu mọc như