Mónăn–Bàithuốc chữa bệnh
chuột rút
Chuột rút rất nguy hiểm nếu đột ngột xảy ra ở những người đang lái xe, đang bơi
lội, đang làm việc trên giàn giáo…
Chứng bệnh này thường gặp ở những người thiếu dinh dưỡng, khí huyết hư suy hoặc khi
môi trường sống thay đổi, sức khỏe giảm sút, tuổi cao…
Theo Đông y, chuộtrút là do thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu canxi, kali, kẽm… và một
số loại vitamin khác. Để điều trị, Đông y thường phối hợp các biện pháp như thuốc uống,
dược thiện và cả phương pháp bấm huyệt. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp
dụng.
Thuốc uống
Bài 1: Mẫu lệ (chế) 16g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 10g, phòng
phong 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cát căn 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g,
hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, xương bồ 12g, trần bì 10g. Sắc uống 2 ngày 1
thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Công dụng: lưu thông khí huyết, thư giãn cơ, bổ tỳ
dưỡng nhục.
Bài 2: Thủ ô chế 16g, nam tục đoạn 16g, bạch biển đậu 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy
16g, phòng sâm 20g, cát căn 16g, râu bắp 12g, câu đằng 16g, thảo quyết minh 16g (sao
vàng), hắc táo nhân 16g, mẫu lệ chế 16g, sơn tra 12g, cam thảo 14g, bạch truật 16g, hạt
sen 16g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Công dụng: bổ sung một
số vi lượng cho cơ thể, bổ thần kinh kết hợp bổ tỳ, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Món ănbàithuốc
Cháo hến:
Hến sông 1,5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt. Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ.
Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm,
cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này
vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng. Một tuần dùng từ 3 – 4 lần.
Công dụng: thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ
thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn
định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu việc phòng chống co cơ, chuột rút.
Cháo chân gà + thuốc bắc:
Chân gà 3 đôi (6 cái), gạo tẻ 100g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15g, gia vị
vừa đủ. Chân gà nướng cho vàng và chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng
sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà
hầm cùng với nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị hành hoa ăn nóng. Công dụng: bổ
khí huyết, tăng cường sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp cho người
sức yếu, cân cơ hay bị rung giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút.
Ngoài ra, khi bị chuột rút, ngay lập tức có thể tiến hành bấm huyệt và thực hiện các thủ
thuật sau:
Nếu bị chuộtrút ở bàn chân trái: Dùng ngón tay cái của bàn tay phải bấm vào giữa cơ
dép, các ngón khác của bàn tay là điểm tựa, ngón cái bấm vuông góc vào giữa cơ dép, lúc
đầu bấm nhẹ rồi mạnh dần lên, khi tới ngưỡng thì dừng lại, giữ nguyên cường độ như vậy
từ 2 – 3 phút, có khi để lâu hơn. Khi thấy triệu chứng đau giảm dần thôi không bấm nữa,
dùng hai bàn tay kéo ngược các ngón chân lên phía mu bàn chân, cũng giữ như vậy 2 – 3
phút, khi cơn đau đã hết, dùng bàn tay xoa đều lên vùng cẳng chân và bàn chân, vừa xoa
vừa bóp nhẹ một lúc là hết.
Nếu bị chuộtrút ở chân bên phải thì cũng tiến hành thao tác như đã làm với chân bên kia.
Nếu bị chuộtrút ở bàn tay thì nhanh chóng bấm vào huyệt hợp cốc, sau đó kéo ngược các
ngón tay về phía mu bàn tay. Khi làm các động tác này không nên thả ngay mà giữ lại cả
mức độ và cường độ khoảng 2 – 3 phút để hiện tượng co cơ không lặp lại được.
. Món ăn – Bài thuốc chữa bệnh chuột rút Chuột rút rất nguy hiểm nếu đột ngột xảy ra ở những người đang lái xe, đang bơi lội, đang làm việc trên giàn giáo… Chứng bệnh này thường. rung giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút. Ngoài ra, khi bị chuột rút, ngay lập tức có thể tiến hành bấm huyệt và thực hiện các thủ thuật sau: Nếu bị chuột rút ở bàn chân trái:. thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Công dụng: bổ sung một số vi lượng cho cơ thể, bổ thần kinh kết hợp bổ tỳ, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Món ăn bài thuốc Cháo hến: Hến sông 1,5kg,