1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mã thầy giải nhiệt, lợi tiêu hóa ppsx

7 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 115,32 KB

Nội dung

Mã thầy giải nhiệt, lợi tiêu hóa Mã thầy sống trong ruộng nước, ao đầm, vỏ tím sẫm hoặc tím đen, thịt củ trắng, ăn giòn, mát, ngon miệng, lại có giá trị chữa bệnh khá cao. Mã thầy được dùng làm thuốc từ lâu đời. Các nhà y học trong nhiều thời đại đã đúc kết: "Mã thầy ích khí, an trung, khai vị, tiêu thực, giải thực nhiệt trong ngực, trị 5 loại nghẹn ngạt ở hoành cách, tiêu khát, hoàng đản, phân hủy đồng". Cuốn "Bản thảo cầu chân" có nói, mã thầy "có tác dụng phá tích trệ, cầm máu, chữa lỵ, trị nhọt, giải độc, lên đậu, làm trong giọng, chữa say rượu". Y học hiện đại qua phân tích đã chứng minh: mã thầy chứa nhiều tinh bột, protein, lipid thô, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C Mã thầy còn có một hoạt chất chống vi khuẩn, phòng chữa ung thư, hạ huyết áp, diệt cầu khuẩn nho màu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn sinh đầy hơi Mã thầy vị ngọt, tính hàn, hoạt. Trong điều trị lâm sàng, Đông y thường kết hợp nó với da sứa để làm "tuyết canh thang", thanh nhiệt trừ đờm, hạ huyết áp, chữa táo bón khá tốt. Mã thầy còn giúp nhiệt phế vị, dẫn tới sinh tân dịch, đỡ khô khát: đem mã thầy tươi ép lấy nước, hòa lẫn nước rễ cỏ tranh tươi, nước ngó sen uống. Người ho nhiều đờm do nhiệt, táo bón cũng có thể uống thứ nước đó. Người bị mắt đau sưng đỏ, kéo màng mộng dùng mã thầy sẽ sáng mắt, bớt mộng. Mầm của mã thầy, Đông y gọi là thiên thảo, có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng. Do mã thầy có tính hàn nên người tỳ thận hư hàn, trẻ em đái dầm cần kiêng dùng. Việc ăn sống mã thầy dễ làm lây bệnh sán lá nên trước khi ăn phải rửa sạch, chần qua nước sôi để diệt trùng. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng mã thầy - Đái ra máu: Mã thầy 150 gam, rễ cỏ tranh 60 gam, sắc uống. - Cao huyết áp: Mã thầy 100 gam, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30 gam, sắc uống. - Phế vị đàm nhiệt, táo bón: Mã thầy 60 gam, da sứa 60 gam, sắc uống. - Phiền khát, táo bón: Nước ép mã thầy, nước ép rễ cỏ lau tươi, nước ép ngó sen, nước ép lê, quýt mỗi thứ 5-10 ml, mỗi ngày dùng 1-2 lần. - Mụn nước: Mã thầy 6 củ rửa sạch, giã nát, lòng trắng trứng 1 quả, trộn đều bôi. - Đầu vú nứt nẻ: Mã thầy 6 củ giã nát, ép lấy nước, cho một ít băng phiến để bôi. - Ho gà: Mật ong 50 gam, màng mề gà 10 gam (sao vàng thành bột), tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500 gam (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con. - Trẻ em bị viêm niêm mạc miệng: Mã thầy 6 củ sao tồn tính, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi. - Phụ nữ băng huyết: Mã thầy (loại 1 tuổi) 1 củ đốt tồn tính, tán thành bột, uống với rượu. - Trĩ chảy máu: Mã thầy 500 gam rửa sạch, giã nhỏ, địa du 30 gam, thêm 150 gam đường đỏ, sắc khoảng 1 giờ. Mỗi ngày uống 2 lần, liền trong 3 ngày. . Mã thầy giải nhiệt, lợi tiêu hóa Mã thầy sống trong ruộng nước, ao đầm, vỏ tím sẫm hoặc tím đen, thịt củ trắng, ăn giòn, mát, ngon miệng, lại có giá trị chữa bệnh khá cao. Mã thầy. mắt đau sưng đỏ, kéo màng mộng dùng mã thầy sẽ sáng mắt, bớt mộng. Mầm của mã thầy, Đông y gọi là thiên thảo, có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng. Do mã thầy có tính hàn nên người tỳ thận hư. huyết áp: Mã thầy 100 gam, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30 gam, sắc uống. - Phế vị đàm nhiệt, táo bón: Mã thầy 60 gam, da sứa 60 gam, sắc uống. - Phiền khát, táo bón: Nước ép mã thầy, nước

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w