1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mấp mé... tiểu đường ppsx

6 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 116,74 KB

Nội dung

Mấp mé tiểu đường Thực ra ai trong chúng ta cũng có thể bị "mấp mé tiểu đường", nhất là khi hơi có tuổi và hơi nặng cân một tí, lại sống trong một môi trường đầy căng thẳng. Nhiều người tưởng tiểu đường là do ăn nhiều đường, thật ra không hẳn vậy. Trẻ con ăn kẹo ăn bánh suốt ngày đó thôi! Ta lúc trẻ vẫn "hảo ngọt" đó thôi! Đâu phải vì thế mà tiểu đường. Thế nhưng tại sao hiện nay bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn và cũng đang lan nhanh về tận miền quê? Tiểu đường không phải là một bệnh lây truyền, nhưng là một trong những "dịch bệnh không lây" nguy hiểm được báo động trên toàn thế giới. Ở TPSG Hà Nội, Đà Nẵng bệnh tiểu đường cứ "năm sau cao hơn năm trước"! Hiện nay cứ trong một trăm người đã có hai người bị tiểu đường, còn mấp mé thì không tính! Sở dĩ hồi nhỏ ta ăn đường nhiều mà vẫn không sao là nhờ cơ thể có cơ chế tiêu thụ đường rất tốt, vừa nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động mạnh mẽ hằng ngày, vừa tích lũy để dự trữ trong gan phòng khi cần đến. Tiểu đường chỉ xảy ra khi tuyến tụy không hoạt động, không tiết đủ insulin (tuýp I, do di truyền) hoặc tuy có đủ lượng insulin mà tế bào không sử dụng được (tuýp II, do chuyển hóa). Nói chung, khi có tuổi, khi đã cảm thấy "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", thì các tế bào đã bắt đầu lão hóa, lười biếng dần, và nguy cơ đến từ đó. Có thể nói, hồi nhỏ "hảo ngọt" không sao, bây giờ "hảo ngọt" thì sinh chuyện! Tuyến tụy cũng gần hết "date", sản xuất insulin vừa yếu vừa thiếu. Đường huyết do đó mà "trồi sụt bất thường", lúc nào cũng đe dọa mấp mé tiểu đường cả. Nhưng nguy cơ lớn hơn là do nếp sống đầy căng thẳng hiện nay, nhất là ở các đô thị. Các nghiên cứu cho thấy stress làm tăng glucagon, giảm insulin, làm cho lượng đường luôn tăng cao trong máu, dễ vượt ngưỡng. Ngày nay người ta dùng "đầu óc" nhiều hơn dùng cơ bắp. Người ta sống tĩnh tại, ít hoạt động tay chân. Người lớn không còn "săn bắn hái lượm" như xưa, trẻ con cũng không có chỗ chạy nhảy, thả diều, câu cá, đá dế, bắn bi như xưa mà chỉ ngồi chơi game, hoặc vừa bấm nút vừa nhai nhóp nhép. Cho nên trẻ con bây giờ cũng béo phì, cũng tiểu đường như ai! Các thức ăn nhanh cao năng lượng, vừa ngon vừa rẻ, chế biến sẵn, các thức uống đóng chai vừa ngọt vừa thơm, vừa bán, vừa khuyến mãi Chẳng mấy chốc mà ai cũng mấp mé tiểu đường! Những món "hảo xực" này không còn khu trú ở các đô thị mà đã len lỏi về tận nông thôn. Nông thôn ngày nay cũng tiểu đường không thua gì đô thị. Tóm lại, để giảm tình trạng mấp mé tiểu đường ta phải thay đổi lối sống. Ăn uống đúng cách. Năng vận động. Tăng cường thể dục, thể thao. Giữ nếp sống an vui, bớt "tham sân si" thì may ra! . Mấp mé tiểu đường Thực ra ai trong chúng ta cũng có thể bị " ;mấp mé tiểu đường& quot;, nhất là khi hơi có tuổi và hơi nặng cân một. Đà Nẵng bệnh tiểu đường cứ "năm sau cao hơn năm trước"! Hiện nay cứ trong một trăm người đã có hai người bị tiểu đường, còn mấp mé thì không tính! Sở dĩ hồi nhỏ ta ăn đường nhiều. người tưởng tiểu đường là do ăn nhiều đường, thật ra không hẳn vậy. Trẻ con ăn kẹo ăn bánh suốt ngày đó thôi! Ta lúc trẻ vẫn "hảo ngọt" đó thôi! Đâu phải vì thế mà tiểu đường. Thế

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:20